2 CON ĐƯỜNG GIÚP BẠN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

dr. christina nguyễn _ 2 CON ĐƯỜNG GIÚP BẠN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

2 CON ĐƯỜNG GIÚP BẠN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

 

Gần đây, trong dịp đầu năm mới, mình nhận được khá nhiều câu hỏi nhờ tư vấn về định hướng công việc và học tập. Nhiều bạn hỏi mình là:

 

“Em đã tốt nghiệp trường Y A/B/C tại Việt Nam rồi, và em muốn làm bác sĩ tại Mỹ thì có những cách nào?

 

Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của mình về các con đường sẽ giúp bạn trở thành bác sĩ tại Mỹ, với cương vị là một người đi trước, một người Coach hướng dẫn cho các bác sĩ trẻ.

 

Hiện tại, có 2 con đường chính để có thể giúp bạn hành nghề Y hợp pháp tại Mỹ: 

1. Học (lại) trường Y tại Mỹ:

  • Sinh viên y/bác sĩ ở Việt Nam hoặc du học sinh có thể thi MCAT và đăng ký vào một trường y ở Mỹ và học lại chương trình Y khoa từ đầu trong 4 năm. Sau đó, bạn sẽ đi vào nội trú, lấy chứng chỉ hành nghề, và chính thức trở thành bác sĩ tại Mỹ.
 
  • Thời gian đầu tư: 6 năm (nếu bạn đã tốt nghiệp Y khoa ở Việt Nam) HOẶC 4 năm premed ở Mỹ + 4 năm trường Y ở Mỹ
 
  • Ưu điểm: Tỷ lệ được nhận vào nội trú Y khoa Mỹ sẽ cao hơn con đường còn lại (vì bạn sẽ tốt nghiệp từ trường Y Mỹ thay vì tốt nghiệp từ một trường Y ngoài nước Mỹ), và kiến thức của bạn sẽ được củng cố trong quá trình học lại Y khoa tại Mỹ. 
 
  • Điểm trừ:
    • Tỷ lệ cạnh tranh vào các trường y ở Mỹ rất cao, yêu cầu điểm số và hồ sơ cực kỳ xuất sắc. Đặc biệt là đối với du học sinh chưa có thường trú/quốc tịch, tỷ lệ thành công chỉ là khoảng 1-2% (Theo thông tin từ Association of American Medical Colleges (AAMC) trong số gần 200,000 sinh viên y được nhận, chỉ có 200 trong số đó là sinh viên y quốc tế – không có quốc tịch/thẻ xanh).
    • Học phí cho du học sinh học Y thường từ $50.000 đến $90.000/ năm, đặc biệt ở các trường tư học phí còn có thể cao hơn nữa. Để học xong 4 năm thì chi phí có thể lên đến $200.000 – $300.000, cộng thêm sinh hoạt phí, sách vở, và tài liệu học tập, v.v. Tất cả các chi phí này bạn sẽ cần tự túc mà không có sự hỗ trợ từ các khoản vay của chính phủ. Bên cạnh đó, các trường y cũng sẽ yêu cầu bạn cung cấp bằng chứng chứng minh tài chính hoặc trả trước toàn bộ học phí 4 năm trước khi nhập học. Một số bạn xin được học bổng của trường thì thường hồ sơ phải xuất sắc “đỉnh của đỉnh.”
    • Nếu bạn có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ, thì học phí, nhất là các trường trong tiểu bang bạn là thường trú nhân, có phần nhẹ hơn đáng kể, nhưng trung bình cũng tầm $170,000 –  $200,000 cho 4 năm. Bên cạnh đó, bạn còn có thể vay tiền từ chính phủ để trang trải các chi phí. Đến khi tốt nghiệp, vào nội trú và chính thức làm bác sĩ, bạn sẽ đi làm và trả lại tiền vay và tiền lãi phát sinh. 
    • Sau khi học xong 4 năm Y khoa tại Mỹ, bạn vẫn phải đăng ký để đào tạo lên nội trú mới được hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Quá trình đào tạo này từ 3 – 8 năm tuỳ vào chuyên khoa bạn chọn.

2. Con đường USMLE và nội trú Y khoa Mỹ:

Bác sĩ đã tốt nghiệp tại Việt Nam có thể tranh tài trực tiếp để vào chương trình nội trú Y Khoa Mỹ bằng cách vượt qua các kỳ khi USMLE, tham gia các kỳ thực tập lâm sàng, có bài báo nghiên cứu khoa học, có thư giới thiệu từ các bác sĩ tại Mỹ, và nộp hồ sơ ứng tuyển. 

 

Lưu ý: Bác sĩ cần tốt nghiệp từ những trường Y nằm trong danh sách được công nhận là hợp lệ để tham gia vào cuộc tranh tài nội trú Y Khoa Mỹ 

 

  • Ưu điểm: 
          • Bỏ qua bước học lại trường Y ở Mỹ. Không phải lo lắng việc nộp hồ sơ và cạnh tranh để vào trường Y tại Mỹ. Không phải học lại 4 năm ở trường y Mỹ, đồng nghĩa với việc bạn tiết kiệm được 1 khoản chi phí khổng lồ.
          • Tỷ lệ thành được nhận vào chương trình nội trú cho các bác sĩ đã tốt nghiệp tại Việt Nam theo thống kê những năm qua giao động từ 50-60%, dành cho các bác sĩ nghiêm túc theo đuổi con đường này.

 

  • Điểm trừ:
          • Thời gian đầu tư: Quá trình chuẩn bị này thường mất khoảng 3-4 năm và chi phí chuẩn bị cho quá trình này (nếu bạn tự chuẩn bị ~ 90 ngàn đô – lệ phí các kỳ thi, lệ phí đi thực tập, sinh hoạt phí tại Mỹ)
          • Độ cạnh tranh: Hồ sơ của bạn phải xuất sắc hơn so với sinh viên y ở Mỹ khi xin vào các chương trình nội trú. Đòi hỏi bạn cần có một chiến lược thông minh và sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm, nếu không rất dễ bị thất bại và bỏ cuộc giữa chừng
          • Gap year (thời gian tính từ khi bạn tốt nghiệp trường Y → nạp hồ sơ) càng lớn, thì tỷ lệ được nhận của bạn sẽ càng giảm đi theo thời gian. Chính vì thế, bạn cần nhanh chóng gấp rút chuẩn bị nếu quyết định theo con đường này. 

 

Tóm lại, cả hai con đường đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại, điều kiện sống, tài chính và mục tiêu của mỗi cá nhân để lựa chọn con đường phù hợp.

 

Nếu bạn là sinh viên Y hoặc bác sĩ Việt Nam đang mong muốn trở thành bác sĩ tại Mỹ theo con đường USMLE và muốn mình làm Coach hướng dẫn cho bạn, hãy nhắn tin về hộp thư của mình để được tư vấn. Nếu có duyên và phù hợp thì chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau. Coaching 1:1 mình không nhận nhiều học viên để đảm bảo chất lượng chương trình. Năm 2025 mình chỉ còn rất ít chỗ thôi, nên bạn nhanh tay nhé.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn, MD, FAAFP

The Phoenix Medical Academy

dr. christina nguyễn _ 2 CON ĐƯỜNG GIÚP BẠN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

2 CON ĐƯỜNG GIÚP BẠN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

 

Gần đây, trong dịp đầu năm mới, mình nhận được khá nhiều câu hỏi nhờ tư vấn về định hướng công việc và học tập. Nhiều bạn hỏi mình là:

 

“Em đã tốt nghiệp trường Y A/B/C tại Việt Nam rồi, và em muốn làm bác sĩ tại Mỹ thì có những cách nào?

 

Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của mình về các con đường sẽ giúp bạn trở thành bác sĩ tại Mỹ, với cương vị là một người đi trước, một người Coach hướng dẫn cho các bác sĩ trẻ.

 

Hiện tại, có 2 con đường chính để có thể giúp bạn hành nghề Y hợp pháp tại Mỹ: 

1. Học (lại) trường Y tại Mỹ:

  • Sinh viên y/bác sĩ ở Việt Nam hoặc du học sinh có thể thi MCAT và đăng ký vào một trường y ở Mỹ và học lại chương trình Y khoa từ đầu trong 4 năm. Sau đó, bạn sẽ đi vào nội trú, lấy chứng chỉ hành nghề, và chính thức trở thành bác sĩ tại Mỹ.
 
  • Thời gian đầu tư: 6 năm (nếu bạn đã tốt nghiệp Y khoa ở Việt Nam) HOẶC 4 năm premed ở Mỹ + 4 năm trường Y ở Mỹ
 
  • Ưu điểm: Tỷ lệ được nhận vào nội trú Y khoa Mỹ sẽ cao hơn con đường còn lại (vì bạn sẽ tốt nghiệp từ trường Y Mỹ thay vì tốt nghiệp từ một trường Y ngoài nước Mỹ), và kiến thức của bạn sẽ được củng cố trong quá trình học lại Y khoa tại Mỹ. 
 
  • Điểm trừ:
    • Tỷ lệ cạnh tranh vào các trường y ở Mỹ rất cao, yêu cầu điểm số và hồ sơ cực kỳ xuất sắc. Đặc biệt là đối với du học sinh chưa có thường trú/quốc tịch, tỷ lệ thành công chỉ là khoảng 1-2% (Theo thông tin từ Association of American Medical Colleges (AAMC) trong số gần 200,000 sinh viên y được nhận, chỉ có 200 trong số đó là sinh viên y quốc tế – không có quốc tịch/thẻ xanh).
    • Học phí cho du học sinh học Y thường từ $50.000 đến $90.000/ năm, đặc biệt ở các trường tư học phí còn có thể cao hơn nữa. Để học xong 4 năm thì chi phí có thể lên đến $200.000 – $300.000, cộng thêm sinh hoạt phí, sách vở, và tài liệu học tập, v.v. Tất cả các chi phí này bạn sẽ cần tự túc mà không có sự hỗ trợ từ các khoản vay của chính phủ. Bên cạnh đó, các trường y cũng sẽ yêu cầu bạn cung cấp bằng chứng chứng minh tài chính hoặc trả trước toàn bộ học phí 4 năm trước khi nhập học. Một số bạn xin được học bổng của trường thì thường hồ sơ phải xuất sắc “đỉnh của đỉnh.”
    • Nếu bạn có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ, thì học phí, nhất là các trường trong tiểu bang bạn là thường trú nhân, có phần nhẹ hơn đáng kể, nhưng trung bình cũng tầm $170,000 –  $200,000 cho 4 năm. Bên cạnh đó, bạn còn có thể vay tiền từ chính phủ để trang trải các chi phí. Đến khi tốt nghiệp, vào nội trú và chính thức làm bác sĩ, bạn sẽ đi làm và trả lại tiền vay và tiền lãi phát sinh. 
    • Sau khi học xong 4 năm Y khoa tại Mỹ, bạn vẫn phải đăng ký để đào tạo lên nội trú mới được hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Quá trình đào tạo này từ 3 – 8 năm tuỳ vào chuyên khoa bạn chọn.

2. Con đường USMLE và nội trú Y khoa Mỹ:

Bác sĩ đã tốt nghiệp tại Việt Nam có thể tranh tài trực tiếp để vào chương trình nội trú Y Khoa Mỹ bằng cách vượt qua các kỳ khi USMLE, tham gia các kỳ thực tập lâm sàng, có bài báo nghiên cứu khoa học, có thư giới thiệu từ các bác sĩ tại Mỹ, và nộp hồ sơ ứng tuyển. 

 

Lưu ý: Bác sĩ cần tốt nghiệp từ những trường Y nằm trong danh sách được công nhận là hợp lệ để tham gia vào cuộc tranh tài nội trú Y Khoa Mỹ 

 

  • Ưu điểm: 
          • Bỏ qua bước học lại trường Y ở Mỹ. Không phải lo lắng việc nộp hồ sơ và cạnh tranh để vào trường Y tại Mỹ. Không phải học lại 4 năm ở trường y Mỹ, đồng nghĩa với việc bạn tiết kiệm được 1 khoản chi phí khổng lồ.
          • Tỷ lệ thành được nhận vào chương trình nội trú cho các bác sĩ đã tốt nghiệp tại Việt Nam theo thống kê những năm qua giao động từ 50-60%, dành cho các bác sĩ nghiêm túc theo đuổi con đường này.

 

  • Điểm trừ:
          • Thời gian đầu tư: Quá trình chuẩn bị này thường mất khoảng 3-4 năm và chi phí chuẩn bị cho quá trình này (nếu bạn tự chuẩn bị ~ 90 ngàn đô – lệ phí các kỳ thi, lệ phí đi thực tập, sinh hoạt phí tại Mỹ)
          • Độ cạnh tranh: Hồ sơ của bạn phải xuất sắc hơn so với sinh viên y ở Mỹ khi xin vào các chương trình nội trú. Đòi hỏi bạn cần có một chiến lược thông minh và sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm, nếu không rất dễ bị thất bại và bỏ cuộc giữa chừng
          • Gap year (thời gian tính từ khi bạn tốt nghiệp trường Y → nạp hồ sơ) càng lớn, thì tỷ lệ được nhận của bạn sẽ càng giảm đi theo thời gian. Chính vì thế, bạn cần nhanh chóng gấp rút chuẩn bị nếu quyết định theo con đường này. 

 

Tóm lại, cả hai con đường đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại, điều kiện sống, tài chính và mục tiêu của mỗi cá nhân để lựa chọn con đường phù hợp.

 

Nếu bạn là sinh viên Y hoặc bác sĩ Việt Nam đang mong muốn trở thành bác sĩ tại Mỹ theo con đường USMLE và muốn mình làm Coach hướng dẫn cho bạn, hãy nhắn tin về hộp thư của mình để được tư vấn. Nếu có duyên và phù hợp thì chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau. Coaching 1:1 mình không nhận nhiều học viên để đảm bảo chất lượng chương trình. Năm 2025 mình chỉ còn rất ít chỗ thôi, nên bạn nhanh tay nhé.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn, MD, FAAFP

The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email