2 ĐIỀU KHIẾN BẠN MẤT ĐIỂM KHI TRÌNH BÀY BỆNH ÁN

2 điều khiến bạn mất điểm khi trình bày bệnh án

2 ĐIỀU KHIẾN BẠN MẤT ĐIỂM KHI TRÌNH BỆNH ÁN

Mỗi tháng có sinh viên và bác sĩ mới ra trường về thực tập tại phòng khám, mình thường phải dành khá nhiều thời gian hướng dẫn cho các bạn cách trình bày bệnh án sao cho hiệu quả.

 

Trong quá trình làm việc với các em, mình cảm thấy có 2 lỗi sai các em thường mắc phải.

 

Nên hôm nay mình muốn chia sẻ về chủ đề này với hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên và bác sĩ trẻ trong quá trình đi thực tập lâm sàng.

 

Nếu bạn phạm một hoặc cả hai lỗi sai này thì có thể là giáo viên hướng dẫn lâm sàng sẽ có đánh giá không tốt lắm về khả năng tư duy của bạn.

 

Cho dù là bạn là một sinh viên/bác sĩ giỏi, chăm chỉ, nhưng đã có câu nói là “Perception is reality” nghĩa là “Nhận thức là thực tế.”

Nếu bạn giỏi nhưng người khác không thấy được cái giỏi của bạn, thì trong tâm trí họ bạn cũng không giỏi

1. TRÌNH QUÁ NHIỀU CHI TIẾT KHÔNG LIÊN QUAN

Có một lỗi sai mà các bác sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm thường mắc phải đó là sợ trình bày thiếu thông tin, nên cái gì cũng kể ra cho thầy/cô nghe.

 

Ví dụ đơn giản, nếu bạn trình bày về bệnh nhân uống rượu té trẹo chân thì bạn không cần phải kể là bệnh nhân đi nhậu với bạn ăn hết 2 cái lẩu, 10 cái hột vịt lộn, 5 dĩa ốc, dĩ nhiên là trừ khi bệnh nhân ngoài bị trẹo chân còn bị tiêu chảy và đau bụng.

 

Trên thực tế thầy/cô không có thời gian hay kiên nhẫn để nghe những chi tiết không liên quan đến vấn đề hiện tại của bệnh nhân.

 

Thường thì mỗi khi thầy/cô nghe trình bày bệnh án thì trong đầu họ sẽ mường tượng ra bệnh nhân và bắt đầu hình thành các chẩn đoán phân biệt ngay từ những thông tin đầu tiên.

 

Do đó, nếu bạn vẽ một bức tranh với quá nhiều thông tin NHIỄU thì sẽ khiến người nghe cảm thấy khá bực mình.

 

Thầy/cô sẽ có cảm giác là bạn không biết sàng lọc thông tin, không biết thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là liên quan đến trọng tâm vấn đề.

 

Mình đã từng chứng kiến cảnh thầy/cô tỏ ra khó chịu và hỏi dồn bác sĩ nội trú để lấy những thông tin họ cần vì bạn đó trình bày quá lan man.

 

Để có hiểu đúng về trình bày bệnh án thế nào cho hiệu quả thì bạn có thể hình dung như thế này. Với cương vị là một bác sĩ tương lai, hoặc hiện là một bác sĩ nội trú, thì nhiệm vụ của bạn là khai thác bệnh sử và khám cho bệnh nhân để đưa đến chẩn đoán và hướng điều trị.

 

Bạn phải là một người đầu bếp làm tất cả công đoạn, từ đi chợ, mua thức ăn, về chế biến, nấu lên, và bày sẵn ra cho thầy/cô của bạn thưởng thức và đánh giá tác phẩm của bạn. Thầy/cô có thể nói là chỗ này chưa được, chỗ kia cần bổ sung, nhưng họ vẫn cảm thấy là bạn đã cố gắng làm tròn bốn phận phần việc của mình.

 

Còn khi bạn trình bày lan man, thông tin thiếu tính kết nối và liên quan thì cũng giống như bạn đi ra chợ mua một đống đồ về và đổ ra giữa nhà cho thầy/cô tự chế biến nấu ăn lấy.

 

Dĩ nhiên thầy/cô sẽ bực và có đánh giá không tốt lắm về khả năng tư duy của bạn.

2. TRÌNH BÀY THIẾU THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Bên cạnh việc trình bày những chi tiết thừa thãi thì việc trình bày thiếu thông tin quan trọng cũng là điều các bác sĩ trẻ thường gặp.

 

Chẳng hạn, bệnh nhân tiền sử suy tim nhập viện vì đau ngực khó thở mà trình bày lại bỏ sót thông tin về tình trạng suy tim. Lần cuối cùng làm ECHO là khi nào? Kết quả ra sao? LVEF bao nhiêu?

 

Bên cạnh những thông tin quan trọng có thể tìm được trong hồ sơ cũ của bệnh nhân, thì còn có những thông tin quan trọng từ chính việc khai thác bệnh nhân.

 

Ví dụ bệnh nhân bị đau lưng thoát vị đĩa đệm, nhưng không chịu tập vật lý trị liệu.

 

Nếu bạn chỉ dừng lại ở đó trong phần trình bày thôi thì chưa đủ.

 

Điều bạn cần khai thác và tìm ra là LÝ DO vì sao bệnh nhân không muốn điều trị theo hướng vật lý trị liệu. Có thể là do không có tiền, không có thời gian, bệnh nhân muốn tự tập ở nhà trước, hoặc đi châm cứu, v.v.

 

Vì sao phải khai thác sâu như thế?

Là vì thầy/cô của bạn chắc chắn sẽ hỏi tới “Vì sao bệnh nhân lại không chịu? Bệnh nhân muốn điều trị như thế nào?” Và nếu bạn không biết nói “I don’t know” thì bạn đã mất điểm.

 

Và thực tế là không phải là thầy/cô khó khăn, nhưng nếu bác sĩ không hiểu được nỗi lo lắng, mong ước, và nguyện vọng của bệnh nhân thì khó có thể đưa ra hướng trị phù hợp cho bệnh nhân được.

 

Có thể bạn đang thắc mắc vậy thì làm sao để xác định được thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là không quan trọng?

 

Điều đơn giản nhất chính là bạn cần đặt bản thân vào vị trí của thầy/cô.

“Để thầy/cô có thể đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị hiệu quả thì thầy/cô cần biết những điều gì? “

 

Nói cách khác:

“Những điều gì là then chốt có thể khiến cho chẩn đoán trở nên khác đi, hoặc hướng điều trị trở nên khác đi?”

 

Chẳng hạn một bệnh nhân nam đau bụng và ói sau khi đi nhậu về thì chẩn đoán phân biệt sẽ khác một bệnh nhân nữ cảm thấy buồn nôn và tháng này bị trễ kinh.

 

Hoặc nếu bệnh nhân bạn đã khai thác được thông tin là bệnh nhân đã thử và có tác dụng với 3 loại thuốc cao huyết áp rồi, và giờ không muốn thử thêm loại nào nữa, thì lúc thầy/cô bạn bước vào sẽ có kế hoạch điều trị/ thuyết phục phù hợp.

 

Chứ không phải “ngã ngửa” khi đưa ra lời khuyên là “Anh dùng loại này đi”, còn bệnh nhân lại bảo “Tui không muốn.”

 

Một câu mà đàn anh của mình đã dạy mình “Hãy làm sao cho thầy/cô mình đỡ mệt, thì tương lai mình cũng sẽ đỡ mệt.”

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

 

Nếu bạn muốn đăng ký vào danh sách email để nhận những tài liệu hữu ích từ mình trong tương lai thì hãy điền vào mẫu đăng ký ở dưới blog.

 

Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy

2 điều khiến bạn mất điểm khi trình bày bệnh án

2 ĐIỀU KHIẾN BẠN MẤT ĐIỂM KHI TRÌNH BỆNH ÁN

Mỗi tháng có sinh viên và bác sĩ mới ra trường về thực tập tại phòng khám, mình thường phải dành khá nhiều thời gian hướng dẫn cho các bạn cách trình bày bệnh án sao cho hiệu quả.

 

Trong quá trình làm việc với các em, mình cảm thấy có 2 lỗi sai các em thường mắc phải.

 

Nên hôm nay mình muốn chia sẻ về chủ đề này với hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên và bác sĩ trẻ trong quá trình đi thực tập lâm sàng.

 

Nếu bạn phạm một hoặc cả hai lỗi sai này thì có thể là giáo viên hướng dẫn lâm sàng sẽ có đánh giá không tốt lắm về khả năng tư duy của bạn.

 

Cho dù là bạn là một sinh viên/bác sĩ giỏi, chăm chỉ, nhưng đã có câu nói là “Perception is reality” nghĩa là “Nhận thức là thực tế.”

Nếu bạn giỏi nhưng người khác không thấy được cái giỏi của bạn, thì trong tâm trí họ bạn cũng không giỏi

1. TRÌNH QUÁ NHIỀU CHI TIẾT KHÔNG LIÊN QUAN

Có một lỗi sai mà các bác sĩ trẻ chưa có kinh nghiệm thường mắc phải đó là sợ trình bày thiếu thông tin, nên cái gì cũng kể ra cho thầy/cô nghe.

 

Ví dụ đơn giản, nếu bạn trình bày về bệnh nhân uống rượu té trẹo chân thì bạn không cần phải kể là bệnh nhân đi nhậu với bạn ăn hết 2 cái lẩu, 10 cái hột vịt lộn, 5 dĩa ốc, dĩ nhiên là trừ khi bệnh nhân ngoài bị trẹo chân còn bị tiêu chảy và đau bụng.

 

Trên thực tế thầy/cô không có thời gian hay kiên nhẫn để nghe những chi tiết không liên quan đến vấn đề hiện tại của bệnh nhân.

 

Thường thì mỗi khi thầy/cô nghe trình bày bệnh án thì trong đầu họ sẽ mường tượng ra bệnh nhân và bắt đầu hình thành các chẩn đoán phân biệt ngay từ những thông tin đầu tiên.

 

Do đó, nếu bạn vẽ một bức tranh với quá nhiều thông tin NHIỄU thì sẽ khiến người nghe cảm thấy khá bực mình.

 

Thầy/cô sẽ có cảm giác là bạn không biết sàng lọc thông tin, không biết thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là liên quan đến trọng tâm vấn đề.

 

Mình đã từng chứng kiến cảnh thầy/cô tỏ ra khó chịu và hỏi dồn bác sĩ nội trú để lấy những thông tin họ cần vì bạn đó trình bày quá lan man.

 

Để có hiểu đúng về trình bày bệnh án thế nào cho hiệu quả thì bạn có thể hình dung như thế này. Với cương vị là một bác sĩ tương lai, hoặc hiện là một bác sĩ nội trú, thì nhiệm vụ của bạn là khai thác bệnh sử và khám cho bệnh nhân để đưa đến chẩn đoán và hướng điều trị.

 

Bạn phải là một người đầu bếp làm tất cả công đoạn, từ đi chợ, mua thức ăn, về chế biến, nấu lên, và bày sẵn ra cho thầy/cô của bạn thưởng thức và đánh giá tác phẩm của bạn. Thầy/cô có thể nói là chỗ này chưa được, chỗ kia cần bổ sung, nhưng họ vẫn cảm thấy là bạn đã cố gắng làm tròn bốn phận phần việc của mình.

 

Còn khi bạn trình bày lan man, thông tin thiếu tính kết nối và liên quan thì cũng giống như bạn đi ra chợ mua một đống đồ về và đổ ra giữa nhà cho thầy/cô tự chế biến nấu ăn lấy.

 

Dĩ nhiên thầy/cô sẽ bực và có đánh giá không tốt lắm về khả năng tư duy của bạn.

2. TRÌNH BÀY THIẾU THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Bên cạnh việc trình bày những chi tiết thừa thãi thì việc trình bày thiếu thông tin quan trọng cũng là điều các bác sĩ trẻ thường gặp.

 

Chẳng hạn, bệnh nhân tiền sử suy tim nhập viện vì đau ngực khó thở mà trình bày lại bỏ sót thông tin về tình trạng suy tim. Lần cuối cùng làm ECHO là khi nào? Kết quả ra sao? LVEF bao nhiêu?

 

Bên cạnh những thông tin quan trọng có thể tìm được trong hồ sơ cũ của bệnh nhân, thì còn có những thông tin quan trọng từ chính việc khai thác bệnh nhân.

 

Ví dụ bệnh nhân bị đau lưng thoát vị đĩa đệm, nhưng không chịu tập vật lý trị liệu.

 

Nếu bạn chỉ dừng lại ở đó trong phần trình bày thôi thì chưa đủ.

 

Điều bạn cần khai thác và tìm ra là LÝ DO vì sao bệnh nhân không muốn điều trị theo hướng vật lý trị liệu. Có thể là do không có tiền, không có thời gian, bệnh nhân muốn tự tập ở nhà trước, hoặc đi châm cứu, v.v.

 

Vì sao phải khai thác sâu như thế?

Là vì thầy/cô của bạn chắc chắn sẽ hỏi tới “Vì sao bệnh nhân lại không chịu? Bệnh nhân muốn điều trị như thế nào?” Và nếu bạn không biết nói “I don’t know” thì bạn đã mất điểm.

 

Và thực tế là không phải là thầy/cô khó khăn, nhưng nếu bác sĩ không hiểu được nỗi lo lắng, mong ước, và nguyện vọng của bệnh nhân thì khó có thể đưa ra hướng trị phù hợp cho bệnh nhân được.

 

Có thể bạn đang thắc mắc vậy thì làm sao để xác định được thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là không quan trọng?

 

Điều đơn giản nhất chính là bạn cần đặt bản thân vào vị trí của thầy/cô.

“Để thầy/cô có thể đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị hiệu quả thì thầy/cô cần biết những điều gì? “

 

Nói cách khác:

“Những điều gì là then chốt có thể khiến cho chẩn đoán trở nên khác đi, hoặc hướng điều trị trở nên khác đi?”

 

Chẳng hạn một bệnh nhân nam đau bụng và ói sau khi đi nhậu về thì chẩn đoán phân biệt sẽ khác một bệnh nhân nữ cảm thấy buồn nôn và tháng này bị trễ kinh.

 

Hoặc nếu bệnh nhân bạn đã khai thác được thông tin là bệnh nhân đã thử và có tác dụng với 3 loại thuốc cao huyết áp rồi, và giờ không muốn thử thêm loại nào nữa, thì lúc thầy/cô bạn bước vào sẽ có kế hoạch điều trị/ thuyết phục phù hợp.

 

Chứ không phải “ngã ngửa” khi đưa ra lời khuyên là “Anh dùng loại này đi”, còn bệnh nhân lại bảo “Tui không muốn.”

 

Một câu mà đàn anh của mình đã dạy mình “Hãy làm sao cho thầy/cô mình đỡ mệt, thì tương lai mình cũng sẽ đỡ mệt.”

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

 

Nếu bạn muốn đăng ký vào danh sách email để nhận những tài liệu hữu ích từ mình trong tương lai thì hãy điền vào mẫu đăng ký ở dưới blog.

 

Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email