2 HƯỚNG ĐI ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀO NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

2 HƯỚNG ĐI ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀO NỘI TRÚ Y KHOA MỸ dr christina nguyen

2 HƯỚNG ĐI ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀO NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

I - HƯỚNG 1

Tự ôn thi USMLE step 1 và step 2 CK trong khi đang học tập hoặc làm việc tại Việt Nam, và đăng ký thi các Steps tại Thái Lan.

 

Lợi ích lớn nhất của hướng này là bạn có thể tiết kiệm được chi phí, vì bạn có thể sống và làm việc tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của hướng đi này là bạn khó có được kinh nghiệm lâm sàng tại Mỹ. Kinh nghiệm lâm sàng tại Mỹ là một yếu tố vô cùng quan trọng để các chương trình nội trú quyết định có nhận bạn hay không.

 

Mình có nhớ trong một lần trò chuyện với giám đốc chương trình bác sĩ nội trú ở trường mình, mình có hỏi cô là khi cô đánh giá hồ sơ của bác sĩ không tốt nghiệp ở Mỹ, thì cô thường tìm kiếm điều gì? Cô trả lời mình là cô muốn biết chắc chắn là bác sĩ đó hiểu được hệ thống Y Tế và cách làm việc với bệnh nhân ở Mỹ.

 

Lúc đầu mình cũng hơi ngạc nhiên. Mình từng nghĩ là cô sẽ muốn thấy bác sĩ này giỏi xuất sắc, điểm USMLE cao, nhiều nghiên cứu khoa học, v.v nhưng cô lại trả lời như vậy.

 

Sau này, mình suy nghĩ và đặt bản thân vào vị trí của các chương trình đào tạo thì mới thấy như vậy là có rất hợp lý. Lý do là vì hệ thống Y Tế ở Mỹ khác với các nước khác, và bệnh nhân có đòi hỏi nhiều từ bác sĩ của mình.

 

Họ cũng dễ dàng đâm đơn kiện bác sĩ nếu cảm thấy không hài lòng. Chính vì vậy, các chương trình đào tạo nội trú đều muốn bác sĩ của họ là những người thông thạo hệ thống Y Tế và không gây ra rắc rối hệ lụy cho họ về sau.

 

Do đó, họ muốn nhìn thấy ứng cứ viên có càng nhiều kinh nghiệm lâm sàng tại Mỹ càng tốt. Thống kê cho thấy ứng cử viên cần trung bình 3-4 khóa thực tập lâm sàng nếu muốn đăng ký vào chuyên khoa Nội Tổng Quát, Gia Đình, hoặc Nhi, và 5-6 khóa nếu đăng ký vào các chuyên khoa Ngoại.

II - HƯỚNG 2

Sang Mỹ đào tạo một khóa học ngắn hạn.

 

Lợi ích/Mục đích:

Dùng thời gian này để làm các khóa thực tập lâm sàng tại Mỹ, kết nối với các bác sĩ và các chương trình nội trú ở Mỹ, làm quen với môi trường sống và văn hóa ở Mỹ, thi USMLE step 1, step 2 CK tại Mỹ, học thêm Tiếng Anh (nếu cần).

 

Hầu hết các bác sĩ sẽ chọn đi du học một chương trình thạc sĩ liên quan đến Y Tế (chẳng hạn như Master of Public Health hoặc Master of Health Administration).

 

Ngoài ra, khóa học ôn thi USMLE của Kaplan cũng là một cách giúp bạn sang Mỹ. Tuy nhiên, khả năng đậu phỏng vấn visa du học Mỹ qua Kaplan tỉ lệ đậu thấp hơn là đi học thạc sĩ.

 

Trở ngại lớn nhất của hướng đi này là tài chính. Nếu bạn không kiếm được học bổng để đi học thạc sĩ, thì chi phí học và ăn ở có thể là một trở ngại cho bạn.

 

Chính vì vậy, nếu bạn có thể tìm được một học bổng để đi học thạc sĩ tại Mỹ (toàn phần hoặc bán phần) thì đây là một hướng đi rất tốt cho bạn.

 

Mình cũng đang trong quá trình chuẩn bị tổ chức một workshop nói về chủ đề giúp các bạn tìm học bổng cho các chương trình này tại Mỹ.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn
~ The Phoenix Medical Academy

2 HƯỚNG ĐI ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀO NỘI TRÚ Y KHOA MỸ dr christina nguyen

2 HƯỚNG ĐI ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀO NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

I - HƯỚNG 1

Tự ôn thi USMLE step 1 và step 2 CK trong khi đang học tập hoặc làm việc tại Việt Nam, và đăng ký thi các Steps tại Thái Lan.

 

Lợi ích lớn nhất của hướng này là bạn có thể tiết kiệm được chi phí, vì bạn có thể sống và làm việc tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của hướng đi này là bạn khó có được kinh nghiệm lâm sàng tại Mỹ. Kinh nghiệm lâm sàng tại Mỹ là một yếu tố vô cùng quan trọng để các chương trình nội trú quyết định có nhận bạn hay không.

 

Mình có nhớ trong một lần trò chuyện với giám đốc chương trình bác sĩ nội trú ở trường mình, mình có hỏi cô là khi cô đánh giá hồ sơ của bác sĩ không tốt nghiệp ở Mỹ, thì cô thường tìm kiếm điều gì? Cô trả lời mình là cô muốn biết chắc chắn là bác sĩ đó hiểu được hệ thống Y Tế và cách làm việc với bệnh nhân ở Mỹ.

 

Lúc đầu mình cũng hơi ngạc nhiên. Mình từng nghĩ là cô sẽ muốn thấy bác sĩ này giỏi xuất sắc, điểm USMLE cao, nhiều nghiên cứu khoa học, v.v nhưng cô lại trả lời như vậy.

 

Sau này, mình suy nghĩ và đặt bản thân vào vị trí của các chương trình đào tạo thì mới thấy như vậy là có rất hợp lý. Lý do là vì hệ thống Y Tế ở Mỹ khác với các nước khác, và bệnh nhân có đòi hỏi nhiều từ bác sĩ của mình.

 

Họ cũng dễ dàng đâm đơn kiện bác sĩ nếu cảm thấy không hài lòng. Chính vì vậy, các chương trình đào tạo nội trú đều muốn bác sĩ của họ là những người thông thạo hệ thống Y Tế và không gây ra rắc rối hệ lụy cho họ về sau.

 

Do đó, họ muốn nhìn thấy ứng cứ viên có càng nhiều kinh nghiệm lâm sàng tại Mỹ càng tốt. Thống kê cho thấy ứng cử viên cần trung bình 3-4 khóa thực tập lâm sàng nếu muốn đăng ký vào chuyên khoa Nội Tổng Quát, Gia Đình, hoặc Nhi, và 5-6 khóa nếu đăng ký vào các chuyên khoa Ngoại.

II - HƯỚNG 2

Sang Mỹ đào tạo một khóa học ngắn hạn.

 

Lợi ích/Mục đích:

Dùng thời gian này để làm các khóa thực tập lâm sàng tại Mỹ, kết nối với các bác sĩ và các chương trình nội trú ở Mỹ, làm quen với môi trường sống và văn hóa ở Mỹ, thi USMLE step 1, step 2 CK tại Mỹ, học thêm Tiếng Anh (nếu cần).

 

Hầu hết các bác sĩ sẽ chọn đi du học một chương trình thạc sĩ liên quan đến Y Tế (chẳng hạn như Master of Public Health hoặc Master of Health Administration).

 

Ngoài ra, khóa học ôn thi USMLE của Kaplan cũng là một cách giúp bạn sang Mỹ. Tuy nhiên, khả năng đậu phỏng vấn visa du học Mỹ qua Kaplan tỉ lệ đậu thấp hơn là đi học thạc sĩ.

 

Trở ngại lớn nhất của hướng đi này là tài chính. Nếu bạn không kiếm được học bổng để đi học thạc sĩ, thì chi phí học và ăn ở có thể là một trở ngại cho bạn.

 

Chính vì vậy, nếu bạn có thể tìm được một học bổng để đi học thạc sĩ tại Mỹ (toàn phần hoặc bán phần) thì đây là một hướng đi rất tốt cho bạn.

 

Mình cũng đang trong quá trình chuẩn bị tổ chức một workshop nói về chủ đề giúp các bạn tìm học bổng cho các chương trình này tại Mỹ.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn
~ The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

1 bình luận

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email