3 LẦM TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

dr christina nguyễn _ 3 LẦM TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

3 LẦM TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

 

Gần đây mình nhận được khá nhiều tin nhắn hỏi về con đường này. 

 

Chính vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ với bạn về 3 lầm tưởng mà nhiều bác sĩ và sinh viên y khoa Việt Nam thường gặp khi nghĩ và cân nhắc về con đường này.

 

Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn và tự tin hơn khi theo đuổi con đường này.

1. Phải thật xuất sắc mới có thể làm bác sĩ tại Mỹ

Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi mình đứng top đầu lớp, phải thật giỏi, tầm cỡ như thủ khoa của trường hoặc có một hồ sơ cực kỳ kinh khủng, ấn tượng thì mới đủ để theo đuổi con đường này.

 

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy điều này hoàn toàn không chính xác.

 

Tuy con đường này không phải dễ nhưng đã có rất nhiều bác sĩ nước ngoài với học lực không quá xuất sắc đã thành công match vào nội trú Y khoa và hiện tại đang làm bác sĩ tại Mỹ.

 

Mặc dù thành tích học tập tốt là một lợi thế để ôn luyện, nhưng điểm GPA đại học Y ở Việt Nam lại không phải là một yếu tố quan trọng trong quá trình hội đồng tuyển sinh xét duyệt hồ sơ của bạn.

 

Lý do là vì các chương trình ở Mỹ dùng kết quả USMLE Step 1, Step 2 CK như là thước đo công bằng để so sánh giữa các ứng cử viên đến từ các trường Y khác nhau, từ các nước khác nhau trên thế giới. 

 

Do đó, nếu bạn không có một số điểm GPA và thành tích học tập khủng trong trường Y, bạn vẫn hoàn toàn có hội vào nội trú Y Khoa Mỹ nếu bạn chuẩn bị được một bộ hồ sơ thật tốt theo đúng theo quy trình hướng dẫn mà mình đưa ra. 

2. Cần phải rất giàu có mới đủ điều kiện sang Mỹ làm bác sĩ nội trú

Một bạn sinh viên Y6 đã hỏi mình rằng nếu tài chính gia đình có thể chuẩn bị cho em tầm 10 tỷ thì có đủ để đi theo con đường này không chị, vì em thấy xung quanh một số người cần phải đầu tư vài chục tỷ mới có được thẻ xanh?

 

Dẫu đây là một con đường dài, đòi hỏi đầu tư một số vốn đáng kể, nhưng chắc chắn rằng bạn không cần phải là triệu phú, tỷ phú, hay thậm chí không cần đến một nửa số tiền ở trên để đi. Số tiền và các hạng mục cần thiết mình đã tổng hợp và viết thành 1 series, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

 

Khi bạn quyết định đi con đường này, đó là một sự đầu tư cho giáo dục và tương lai của bản thân. Dĩ nhiên, khi đầu tư vào bất cứ điều gì, bạn cũng phải bỏ ra một số tiền, thời gian và công sức. 

 

Lấy ví dụ đơn giản, nếu bạn muốn mở một quán cà phê bình thường ở Việt Nam thôi, thì bạn cũng phải có trong tay vài trăm triệu, chưa tính nếu muốn mở quán to, mặt bằng và trang trí đẹp thì bạc tỷ – chục tỷ mới đủ. 

 

Bỏ vốn đầu tư ra là vậy thôi chứ cũng chưa chắc quán cà phê của bạn nó sẽ thành công, phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn như việc bạn đi qua Mỹ làm bác sĩ.

 

Với việc mở một quán cà phê nhỏ kèm theo rủi ro như vậy để bán ở Việt Nam thì bạn cũng đã cần một số vốn nhât định, huống chi việc đi qua Mỹ để trở thành bác sĩ?

 

Đây là một khoản đầu tư vào chính bản thân và tương lai của bạn – một khoản đầu tư có lãi, hoàn toàn khác so với khoản đầu tư vào một quán cà phê. 

 

Tỷ lệ thất bại của việc mở quán cà phê ở Việt Nam rất cao, một năm có biết bao nhiêu quán cà phê mở ra rồi sau một thời gian cũng phải đóng cửa vì thua lỗ. Còn với con đường này, bạn đầu tư vào chính bản thân và sự nỗ lực của bạn. Nếu bạn cố gắng và đi đúng quy trình, tỉ lệ thành công của bạn sẽ rất cao. 

 

Bên cạnh đó, cùng một số vốn, tỷ suất sinh lợi của con đường này cũng cao hơn rất nhiều, sau 3 năm đầu tư, mỗi năm bạn sẽ nhận về $70K ~ 1,8 tỷ/năm trong vòng 3-7 năm, sau đó là $363K ~ 9,3 tỷ hằng năm, kèm theo rất nhiều phúc lợi, quốc tịch cho cả gia đình và một địa vị vững chắc trong lòng xã hội Mỹ.

 

Tóm lại, nếu không có đồng nào trong tay, phải chạy ăn từng bữa hay còn có áp lực gánh kinh tế cho gia đình thì khả năng bạn thực hiện được sẽ rất thấp. 

 

Còn lại, bạn không cần phải có quá nhiều tiền, không cần phải là một người tỉ phú cỡ ông Vượng hay bà Hằng ở Việt Nam để có thể theo đuổi con đường này. 

3. Tôi chưa biết gì về con đường này, liệu có thể thành công?

Câu trả lời là có. Bạn vẫn có thể thành công ngay cả khi bạn còn mông lung chưa rõ về nó, thậm chí hoàn toàn chưa biết bắt đầu từ đâu, với điều kiện bạn tìm được một người hướng dẫn có năng lực, tâm huyết và muốn giúp đỡ bạn. 

 

Các học viên của mình cũng từng như vậy, lúc mới đăng ký tham gia chương trình, họ cũng hoàn toàn chưa biết gì cả. Tuy nhiên sau đó, tất cả các bạn đều được hướng dẫn chi tiết từng bước, từng bước và được cung cấp một lộ trình rõ ràng để đi. 

 

Đây là một hành trình mà chúng ta sẽ đi cùng nhau. Trên hành trình đó, mỗi người sẽ có những hoàn cảnh, nguyện vọng, và không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh khác nhau. Chính vì thế, lộ trình cũng sẽ được cá nhân hóa sát sao cho từng người.

 

Ví dụ, có những bạn bác sĩ trẻ ở Việt Nam, họ độc thân ở thời điểm đăng ký với mình và hiện tại, họ đã sang Mỹ. Ngoài ra, cũng có một bạn đã có gia đình, có con nhỏ ở Việt Nam, nhưng bạn đó cũng qua Mỹ và bây giờ thì cả gia đình cùng đi qua Mỹ luôn. 

 

Hai hoàn cảnh này hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy, lộ trình đi sẽ hơi khác nhau một chút, nhưng đích đến vẫn giống nhau. Tùy từng thời điểm, mỗi người sẽ được hướng dẫn hành động một cách khác nhau để cùng đi đến mục tiêu chung là vào được nội trú.

 

Bên cạnh đó, khi đi cùng mình, bạn sẽ luôn được đồng hành và hỗ trợ từng bước một. Các học viên đi cùng mình, mỗi người lại đi theo một chuyên khoa khác nhau. Có người muốn đi Pathology, có người muốn đi OB-GYN, có người lại muốn đi Emergency Medicine, Family Medicine, hay Pediatric… 

 

Tất cả mọi người đi trên những con đường và chuyên khoa khác nhau, các chuyên khoa ấy lại có những điều kiện và đòi hỏi riêng. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ được hướng dẫn để làm sao hồ sơ của các bạn đáp ứng được hết những yêu cầu mà chuyên khoa ấy cần.

 

Thêm vào đó, khi đi theo con đường này, sẽ có rất nhiều sự thay đổi phát sinh, chẳng hạn như thay đổi trong chính sách luật ở Mỹ. 

 

Mỗi kỳ tổng thống mới lên là lại có những thay đổi rất lớn về mặt luật pháp, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới những người ngoại quốc muốn qua Mỹ làm bác sĩ. Khi những chính sách này thay đổi, bên mình luôn cập nhật để có thể đưa ra những hướng đi và hỗ trợ kịp thời, để các bạn có những bước đi đúng nhất cho mình.

 

Nếu bạn có đủ quyết  tâm, có đủ sự mong muốn giúp cho đời sống của mình và gia đình mình tốt hơn, thì hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình đến cùng. 

 

Và nếu như mà bạn mong muốn có một người giúp đỡ để cho bạn đi trên con đường nhanh hơn, khả năng thành công cao hơn, thì hãy liên lạc với mình. Nếu có duyên và phù hợp thì chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau. Hãy nhanh tay vì hằng năm mình chỉ nhận rất ít học viên! 

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy

dr christina nguyễn _ 3 LẦM TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

3 LẦM TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG NỘI TRÚ Y KHOA MỸ

 

Gần đây mình nhận được khá nhiều tin nhắn hỏi về con đường này. 

 

Chính vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ với bạn về 3 lầm tưởng mà nhiều bác sĩ và sinh viên y khoa Việt Nam thường gặp khi nghĩ và cân nhắc về con đường này.

 

Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn và tự tin hơn khi theo đuổi con đường này.

1. Phải thật xuất sắc mới có thể làm bác sĩ tại Mỹ

Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi mình đứng top đầu lớp, phải thật giỏi, tầm cỡ như thủ khoa của trường hoặc có một hồ sơ cực kỳ kinh khủng, ấn tượng thì mới đủ để theo đuổi con đường này.

 

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy điều này hoàn toàn không chính xác.

 

Tuy con đường này không phải dễ nhưng đã có rất nhiều bác sĩ nước ngoài với học lực không quá xuất sắc đã thành công match vào nội trú Y khoa và hiện tại đang làm bác sĩ tại Mỹ.

 

Mặc dù thành tích học tập tốt là một lợi thế để ôn luyện, nhưng điểm GPA đại học Y ở Việt Nam lại không phải là một yếu tố quan trọng trong quá trình hội đồng tuyển sinh xét duyệt hồ sơ của bạn.

 

Lý do là vì các chương trình ở Mỹ dùng kết quả USMLE Step 1, Step 2 CK như là thước đo công bằng để so sánh giữa các ứng cử viên đến từ các trường Y khác nhau, từ các nước khác nhau trên thế giới. 

 

Do đó, nếu bạn không có một số điểm GPA và thành tích học tập khủng trong trường Y, bạn vẫn hoàn toàn có hội vào nội trú Y Khoa Mỹ nếu bạn chuẩn bị được một bộ hồ sơ thật tốt theo đúng theo quy trình hướng dẫn mà mình đưa ra. 

2. Cần phải rất giàu có mới đủ điều kiện sang Mỹ làm bác sĩ nội trú

Một bạn sinh viên Y6 đã hỏi mình rằng nếu tài chính gia đình có thể chuẩn bị cho em tầm 10 tỷ thì có đủ để đi theo con đường này không chị, vì em thấy xung quanh một số người cần phải đầu tư vài chục tỷ mới có được thẻ xanh?

 

Dẫu đây là một con đường dài, đòi hỏi đầu tư một số vốn đáng kể, nhưng chắc chắn rằng bạn không cần phải là triệu phú, tỷ phú, hay thậm chí không cần đến một nửa số tiền ở trên để đi. Số tiền và các hạng mục cần thiết mình đã tổng hợp và viết thành 1 series, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

 

Khi bạn quyết định đi con đường này, đó là một sự đầu tư cho giáo dục và tương lai của bản thân. Dĩ nhiên, khi đầu tư vào bất cứ điều gì, bạn cũng phải bỏ ra một số tiền, thời gian và công sức. 

 

Lấy ví dụ đơn giản, nếu bạn muốn mở một quán cà phê bình thường ở Việt Nam thôi, thì bạn cũng phải có trong tay vài trăm triệu, chưa tính nếu muốn mở quán to, mặt bằng và trang trí đẹp thì bạc tỷ – chục tỷ mới đủ. 

 

Bỏ vốn đầu tư ra là vậy thôi chứ cũng chưa chắc quán cà phê của bạn nó sẽ thành công, phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn như việc bạn đi qua Mỹ làm bác sĩ.

 

Với việc mở một quán cà phê nhỏ kèm theo rủi ro như vậy để bán ở Việt Nam thì bạn cũng đã cần một số vốn nhât định, huống chi việc đi qua Mỹ để trở thành bác sĩ?

 

Đây là một khoản đầu tư vào chính bản thân và tương lai của bạn – một khoản đầu tư có lãi, hoàn toàn khác so với khoản đầu tư vào một quán cà phê. 

 

Tỷ lệ thất bại của việc mở quán cà phê ở Việt Nam rất cao, một năm có biết bao nhiêu quán cà phê mở ra rồi sau một thời gian cũng phải đóng cửa vì thua lỗ. Còn với con đường này, bạn đầu tư vào chính bản thân và sự nỗ lực của bạn. Nếu bạn cố gắng và đi đúng quy trình, tỉ lệ thành công của bạn sẽ rất cao. 

 

Bên cạnh đó, cùng một số vốn, tỷ suất sinh lợi của con đường này cũng cao hơn rất nhiều, sau 3 năm đầu tư, mỗi năm bạn sẽ nhận về $70K ~ 1,8 tỷ/năm trong vòng 3-7 năm, sau đó là $363K ~ 9,3 tỷ hằng năm, kèm theo rất nhiều phúc lợi, quốc tịch cho cả gia đình và một địa vị vững chắc trong lòng xã hội Mỹ.

 

Tóm lại, nếu không có đồng nào trong tay, phải chạy ăn từng bữa hay còn có áp lực gánh kinh tế cho gia đình thì khả năng bạn thực hiện được sẽ rất thấp. 

 

Còn lại, bạn không cần phải có quá nhiều tiền, không cần phải là một người tỉ phú cỡ ông Vượng hay bà Hằng ở Việt Nam để có thể theo đuổi con đường này. 

3. Tôi chưa biết gì về con đường này, liệu có thể thành công?

Câu trả lời là có. Bạn vẫn có thể thành công ngay cả khi bạn còn mông lung chưa rõ về nó, thậm chí hoàn toàn chưa biết bắt đầu từ đâu, với điều kiện bạn tìm được một người hướng dẫn có năng lực, tâm huyết và muốn giúp đỡ bạn. 

 

Các học viên của mình cũng từng như vậy, lúc mới đăng ký tham gia chương trình, họ cũng hoàn toàn chưa biết gì cả. Tuy nhiên sau đó, tất cả các bạn đều được hướng dẫn chi tiết từng bước, từng bước và được cung cấp một lộ trình rõ ràng để đi. 

 

Đây là một hành trình mà chúng ta sẽ đi cùng nhau. Trên hành trình đó, mỗi người sẽ có những hoàn cảnh, nguyện vọng, và không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh khác nhau. Chính vì thế, lộ trình cũng sẽ được cá nhân hóa sát sao cho từng người.

 

Ví dụ, có những bạn bác sĩ trẻ ở Việt Nam, họ độc thân ở thời điểm đăng ký với mình và hiện tại, họ đã sang Mỹ. Ngoài ra, cũng có một bạn đã có gia đình, có con nhỏ ở Việt Nam, nhưng bạn đó cũng qua Mỹ và bây giờ thì cả gia đình cùng đi qua Mỹ luôn. 

 

Hai hoàn cảnh này hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy, lộ trình đi sẽ hơi khác nhau một chút, nhưng đích đến vẫn giống nhau. Tùy từng thời điểm, mỗi người sẽ được hướng dẫn hành động một cách khác nhau để cùng đi đến mục tiêu chung là vào được nội trú.

 

Bên cạnh đó, khi đi cùng mình, bạn sẽ luôn được đồng hành và hỗ trợ từng bước một. Các học viên đi cùng mình, mỗi người lại đi theo một chuyên khoa khác nhau. Có người muốn đi Pathology, có người muốn đi OB-GYN, có người lại muốn đi Emergency Medicine, Family Medicine, hay Pediatric… 

 

Tất cả mọi người đi trên những con đường và chuyên khoa khác nhau, các chuyên khoa ấy lại có những điều kiện và đòi hỏi riêng. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ được hướng dẫn để làm sao hồ sơ của các bạn đáp ứng được hết những yêu cầu mà chuyên khoa ấy cần.

 

Thêm vào đó, khi đi theo con đường này, sẽ có rất nhiều sự thay đổi phát sinh, chẳng hạn như thay đổi trong chính sách luật ở Mỹ. 

 

Mỗi kỳ tổng thống mới lên là lại có những thay đổi rất lớn về mặt luật pháp, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới những người ngoại quốc muốn qua Mỹ làm bác sĩ. Khi những chính sách này thay đổi, bên mình luôn cập nhật để có thể đưa ra những hướng đi và hỗ trợ kịp thời, để các bạn có những bước đi đúng nhất cho mình.

 

Nếu bạn có đủ quyết  tâm, có đủ sự mong muốn giúp cho đời sống của mình và gia đình mình tốt hơn, thì hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình đến cùng. 

 

Và nếu như mà bạn mong muốn có một người giúp đỡ để cho bạn đi trên con đường nhanh hơn, khả năng thành công cao hơn, thì hãy liên lạc với mình. Nếu có duyên và phù hợp thì chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau. Hãy nhanh tay vì hằng năm mình chỉ nhận rất ít học viên! 

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email