Vì sao cần phải giỏi tiếng Anh Y khoa, đặc biệt là tiếng anh Y khoa giao tiếp, nhất là trong làn sóng chuyển dịch từ công ra từ vô cùng mạnh mẽ hiện nay?

 

Tiếng Anh Y khoa, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp trong môi trường y khoa sẽ mang lại cho bạn những cơ hội nào?

 

Cùng lắng nghe câu chuyện của mình dưới góc nhìn của một bác sĩ đang làm việc tại một quốc gia mà đa số bệnh nhân đều nói tiếng Anh.

Bác đã hơn 70 tuổi.
Hôm nay là lần đầu tiên bác có cuộc hẹn khám với mình.

 

Xem qua hồ sơ của bác trước khi vào, mình nhanh chóng ghi lại những thông tin quan trọng –  bệnh sử, thuốc đang sử dụng, dị ứng, v. v.

Khi mở cửa bước vào, mình thấy bác đang ngồi trên bàn khám bệnh chờ sẵn. Mặc áo sơ mi tay ngắn cùng quần kaki gọn gàng, bác nở nụ cười thân thiện chào mình với giọng miền Trung nước Mỹ.

 

Khi mình hỏi lý do bác muốn đổi bác sĩ và đến khám chỗ mình hôm nay thì bác nói:

“Tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn với sức khỏe của mình. 
Tôi thấy bụng đau râm ran khó chịu và giảm gần 7 kg trong vòng 3 tháng vừa rồi, dù ăn uống và vận động không có gì thay đổi. Tôi đến khám ở bác sĩ cũ thì bác sĩ cứ cho qua và chẳng làm gì cả. Tôi nói mà ông ấy dường như nghe mà không hiểu tôi nói gì. 

Tôi muốn tìm ra lý do vì sao tôi lại bị như vậy.”

tiếnh anh giao tiếp chuyên ngành y khoa
Hôi thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Mình lắng nghe từng lời bác ấy nói, thỉnh thoảng tốc ký lại những điểm quan trọng.

 

Sau khi khám cho bác xong, thì mình chia sẻ với bác rằng mình đồng ý với bác ấy rằng với những triệu chứng này thì không thể lơ là được và khuyên bác nên tiếp tục làm các xét nghiệm và chụp cắt lớp CT bụng. 

 

Trước lúc ra về, bác nắm chặt tay mình và nói cảm ơn mình đã lắng nghe và tận tình khám và chẩn đoán cho bác.

 

Sau khi khám xong cho bác, mình về phòng tranh thủ hoàn tất hồ sơ bệnh án cho bác trong khi chờ điều dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân tiếp theo.

2 hôm sau, mình nhận được kết quả xét nghiệm và CT bụng của bác — bác có một khối u tại vùng tuyến tụy, rất có nguy cơ là ung thư.

 

Dù đã cảm thấy lo ngại về khả năng ung thư với triệu chứng của bác, mình vẫn bàng hoàng khi đọc kết quả xét nghiệm.

 

Mình trấn tĩnh lại tinh thần, gọi hội chẩn với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ khoa ung thư để đưa ra quyết định cho bước tiếp theo.

 

Sau khi đã có thông tin cụ thể, mình gọi cho bác và hỏi bác đây có phải là thời gian tốt để nói về kết quả hay không.

 

Bác nói mình cứ tự nhiên nói vì bác đã chuẩn bị tâm lý rồi.

vì sao phải giỏi tiếng anh chuyên ngành y, tiếng anh giao tiếp trong môi trường y tế, tiếng anh giao tiếp ngành y
Bác sĩ trấn an bệnh nhân.

Mình chia sẻ với bác kết quả xét nghiệm, có nguy cơ cao là ung thư và cần xét nghiệm thêm với các bác sĩ ung thư, nếu bác muốn đi theo hướng này.

 

Bác hỏi thêm một vài câu hỏi và đồng ý với hướng đi này. 

Mình vừa trấn an vừa trả lời và hướng dẫn cho bác cặn kẽ. 

 

Sau khi nói chuyện xong với bác thì mình viết y lệnh hội chẩn khẩn cấp với bác sĩ khoa ung thư tại bệnh viện giỏi nhất thành phố.

2. Đọc tài liệu chuyên ngành và cập nhật kiến thức

Giờ nghỉ trưa, mình tranh thủ đọc thêm tài liệu về khối u của bác và cập nhật thông tin về ung thư tuyến tụy.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, hằng năm mình luôn được phòng khám đài thọ toàn bộ kinh phí để đi học các khoá học CME, cập nhật những kiến thức y khoa tiên tiến nhất để phục vụ cho công việc.

 

Và rồi…

Thoáng chợt nhận ra, mình đã làm tất cả điều này bằng Tiếng Anh!

3. Lời kết

Đối với mình, mình cần phải giỏi Tiếng Anh Y Khoa để có thể chăm sóc cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

 

Mình cần phải giỏi Tiếng Anh Y Khoa để ngôn ngữ không còn là rào cản giữa mình và bệnh nhân.

 
Thay vì lo lắng phải nghe và nói Tiếng Anh như thế nào thì mình có thể toàn tâm toàn ý dồn hết công sức vào việc chẩn đoán, điều trị, và quan tâm đến họ.

Còn bạn, vì sao bạn phải giỏi Tiếng Anh Y Khoa?

Vì sao cần phải giỏi tiếng Anh Y khoa, đặc biệt là tiếng anh Y khoa giao tiếp, nhất là trong làn sóng chuyển dịch từ công ra từ vô cùng mạnh mẽ hiện nay?

 

Tiếng Anh Y khoa, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp trong môi trường y khoa sẽ mang lại cho bạn những cơ hội nào?

 

Cùng lắng nghe câu chuyện của mình dưới góc nhìn của một bác sĩ đang làm việc tại một quốc gia mà đa số bệnh nhân đều nói tiếng Anh.

Bác đã hơn 70 tuổi.
Hôm nay là lần đầu tiên bác có cuộc hẹn khám với mình.

 

Xem qua hồ sơ của bác trước khi vào, mình nhanh chóng ghi lại những thông tin quan trọng –  bệnh sử, thuốc đang sử dụng, dị ứng, v. v.

Khi mở cửa bước vào, mình thấy bác đang ngồi trên bàn khám bệnh chờ sẵn. Mặc áo sơ mi tay ngắn cùng quần kaki gọn gàng, bác nở nụ cười thân thiện chào mình với giọng miền Trung nước Mỹ.

 

Khi mình hỏi lý do bác muốn đổi bác sĩ và đến khám chỗ mình hôm nay thì bác nói:

“Tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn với sức khỏe của mình. 
Tôi thấy bụng đau râm ran khó chịu và giảm gần 7 kg trong vòng 3 tháng vừa rồi, dù ăn uống và vận động không có gì thay đổi. Tôi đến khám ở bác sĩ cũ thì bác sĩ cứ cho qua và chẳng làm gì cả. Tôi nói mà ông ấy dường như nghe mà không hiểu tôi nói gì. 

Tôi muốn tìm ra lý do vì sao tôi lại bị như vậy.”

tiếnh anh giao tiếp chuyên ngành y khoa
Hôi thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Mình lắng nghe từng lời bác ấy nói, thỉnh thoảng tốc ký lại những điểm quan trọng.

 

Sau khi khám cho bác xong, thì mình chia sẻ với bác rằng mình đồng ý với bác ấy rằng với những triệu chứng này thì không thể lơ là được và khuyên bác nên tiếp tục làm các xét nghiệm và chụp cắt lớp CT bụng. 

 

Trước lúc ra về, bác nắm chặt tay mình và nói cảm ơn mình đã lắng nghe và tận tình khám và chẩn đoán cho bác.

 

Sau khi khám xong cho bác, mình về phòng tranh thủ hoàn tất hồ sơ bệnh án cho bác trong khi chờ điều dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân tiếp theo.

2 hôm sau, mình nhận được kết quả xét nghiệm và CT bụng của bác — bác có một khối u tại vùng tuyến tụy, rất có nguy cơ là ung thư.

 

Dù đã cảm thấy lo ngại về khả năng ung thư với triệu chứng của bác, mình vẫn bàng hoàng khi đọc kết quả xét nghiệm.

 

Mình trấn tĩnh lại tinh thần, gọi hội chẩn với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ khoa ung thư để đưa ra quyết định cho bước tiếp theo.

 

Sau khi đã có thông tin cụ thể, mình gọi cho bác và hỏi bác đây có phải là thời gian tốt để nói về kết quả hay không.

 

Bác nói mình cứ tự nhiên nói vì bác đã chuẩn bị tâm lý rồi.

vì sao phải giỏi tiếng anh chuyên ngành y, tiếng anh giao tiếp trong môi trường y tế, tiếng anh giao tiếp ngành y
Bác sĩ trấn an bệnh nhân.

Mình chia sẻ với bác kết quả xét nghiệm, có nguy cơ cao là ung thư và cần xét nghiệm thêm với các bác sĩ ung thư, nếu bác muốn đi theo hướng này.

 

Bác hỏi thêm một vài câu hỏi và đồng ý với hướng đi này. 

Mình vừa trấn an vừa trả lời và hướng dẫn cho bác cặn kẽ. 

 

Sau khi nói chuyện xong với bác thì mình viết y lệnh hội chẩn khẩn cấp với bác sĩ khoa ung thư tại bệnh viện giỏi nhất thành phố.

2. Đọc tài liệu chuyên ngành và cập nhật kiến thức

Giờ nghỉ trưa, mình tranh thủ đọc thêm tài liệu về khối u của bác và cập nhật thông tin về ung thư tuyến tụy.

 

Không chỉ dừng lại ở đó, hằng năm mình luôn được phòng khám đài thọ toàn bộ kinh phí để đi học các khoá học CME, cập nhật những kiến thức y khoa tiên tiến nhất để phục vụ cho công việc.

 

Và rồi…

Thoáng chợt nhận ra, mình đã làm tất cả điều này bằng Tiếng Anh!

3. Lời kết

Đối với mình, mình cần phải giỏi Tiếng Anh Y Khoa để có thể chăm sóc cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

 

Mình cần phải giỏi Tiếng Anh Y Khoa để ngôn ngữ không còn là rào cản giữa mình và bệnh nhân.

 
Thay vì lo lắng phải nghe và nói Tiếng Anh như thế nào thì mình có thể toàn tâm toàn ý dồn hết công sức vào việc chẩn đoán, điều trị, và quan tâm đến họ.

Còn bạn, vì sao bạn phải giỏi Tiếng Anh Y Khoa?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email