3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Trong bài viết trước mình có chia sẻ về “3 SAI LẦM TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN” thì hôm nay mình sẽ chia sẻ về phương pháp quản lý tài chính hiện tại của mình.

Trước tiên thì mình muốn nói rõ là mình không phải là chuyên gia tài chính và những chia sẻ của mình thì hoàn toàn là dựa trên kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân của mình.

Mình cũng không phải là triệu phú hay tỷ phú gì ở Mỹ, nhưng mình tin rằng ai trong chúng ta dù đang ở mức thu nhập hay tình trạng tài chính như thế nào thì có thêm hiểu biết về việc quản lý tài chính cá nhân đều hữu ích.

Có 3 điều quan trọng mình chú trọng trong tài chính cá nhân của mình là: Tăng thu nhập + Tiết Kiệm + Đầu Tư.

1. TĂNG THU NHẬP

Mình không muốn phụ thuộc vào một công việc nào, và vì thế luôn muốn tạo ra nhiều dòng tiền.

Từ lúc còn là sinh viên Y thì mình đã có một dự án kinh doanh online nhỏ với người bạn thân, và cũng có thêm thu nhập từ những cách đơn giản như các khoản bonus khi sử dụng thẻ tín dụng. Hiện tại khi là bác sĩ tại Mỹ thì mình cũng muốn tiếp tục thử sức với các dự án kinh doanh.

Hầu hết các dự án kinh doanh mình từng tham gia đều xuất phát từ sở thích của mình nên mình vừa có thêm nguồn thu nhập vừa mang lại niềm vui. Chẳng hạn, hiện tại mình đang phát triển Học Viện Phượng Hoàng.

Thực ra học phí từ các bạn học viên không là bao so với lương của mình tại Mỹ, nhưng công việc này cũng giúp mình tạo thêm công việc cho nhiều bạn trẻ tại Việt Nam cũng như mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng.

2. TIẾT KIỆM

Ngoài việc tăng thu nhập thì mình cũng chú trọng vào việc tiết kiệm, dù lương của mình bây giờ cao hơn hồi còn là sinh viên nghèo rất nhiều. Bạn bè cùng trang lứa với mình ở căn nhà 7- 8 trăm ngàn đô, nhưng mình chỉ ở một căn vừa phải, vừa đủ cho hai vợ chồng sinh hoạt và 2 con chạy chơi.

Một bí quyết giúp mình tiết kiệm và giảm mua sắm chính là: Mỗi khi cần mua sắm điều gì thì mình tính nhẩm trong đầu là món đồ này suy ra là bao nhiêu giờ làm việc của mình. Mua cái túi mà còng lưng làm 10 tiếng thì thôi mình không mua nữa. 

Thời gian là vô giá, nên dùng cách suy nghĩ này giúp mình hiểu hơn về giá trị đồng tiền, và tránh mua sắm lãng phí. 

3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN VÀ VIỆC ĐẦU TƯ

Tuy rằng mình tiết kiệm và dè xẻn với mua những vật dụng “tiêu sản” thì mình lại đẩy mạnh về việc đầu tư vào việc tích luỹ TÀI SẢN. Quan điểm của mình là mỗi đồng tiền của mình làm ra cần phải sinh lợi cho mình, bằng cách hay cách khác.

Vậy mình đầu tư vào những gì?

Đầu tiên là mình đầu tư vào bản thân và gia đình.

Đầu từ vào thức ăn ngon và bổ, tài khoản tập gym, đi khám bác sĩ, nha sĩ để chăm sóc sức khoẻ, đi du lịch và có những trải nghiệm thú vị để lấy lại tinh thần. Đây là những khoản mình không dè xẻn. Bên cạnh đó, đầu tư vào bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương tật cũng là những khoản đầu tư mình chú trọng.

Tiếp đến là đầu tư vào kiến thức và kỹ năng của bản thân và gia đình

Trong hai năm trở lại đây mình đã đầu tư gần nửa tỷ để học thêm các kỹ năng mềm và kỹ năng kinh doanh.

Bác sĩ dĩ nhiên không giỏi kinh doanh, nên mình biết được điểm yếu đó và phải tầm sư học đạo. Không những là có kiến thức, có kỹ năng, mà những khoá học này còn giúp mình mở mang tầm nhìn và thay đổi tư duy rất nhiều.

Mình đã hiểu ra rằng để có cuộc sống tốt đẹp hơn thì mình cần phải nâng cấp bản thân từng ngày để trở nên có giá trị cho xã hội. Mình càng mang đến nhiều giá trị cho người khác thì bản thân mình sẽ lại có thêm nhiều sự thăng tiến trong cuộc sống.

Ngoài ra, mình cũng đầu tư cho con học trường có phương pháp giáo dục mà mình tin là tốt nhất cho con mình, dù học phí không nhỏ. Nếu bạn quan tâm về chủ đề hướng giáo dục cho trẻ em thì hãy comment để mình viết bài chia sẻ nhé.

Kế đến là đầu tư vào những công cụ làm ra tiền.

“Dùng tiền đẻ ra tiền.”

Trong khoản này thì mình có các dự án bất động sản, dự án kinh doanh, và cổ phiếu. Mình quan niệm là mỗi dự án đầu tư của mình ví như trồng 1 cây. Có thể bây giờ sẽ chưa thấy gì đáng kể, nhưng với thời gian khi dự án sinh lợi thì mình sẽ có trái ngọt để thu hoạch.

Dĩ nhiên việc đầu tư nào cũng có rủi ro. Đó là lý do mà việc đầu tư vào việc học lại càng quan trọng. Nhưng nếu không trồng cây thì chắc chắn sẽ không có trái để ăn.

Có thể bạn đang nghĩ rằng bạn có thu nhập ít thì làm sao có thể đầu tư được.

Mình cũng từng nghĩ như bạn, nhưng một điều giúp mình vượt qua nỗi sợ đó và bắt đầu đầu tư từ lúc còn là sinh viên nghèo chính là phương châm “Đầu tư trước, chi tiêu sau.”

Chẳng hạn mình sẽ đặt ra cam kết với bản thân là sẽ đầu tư 20% lương, thì mỗi tháng ngân hàng sẽ tự động rút tiền gởi thẳng vào tài khoản đầu tư. Còn dư bao nhiêu thì mình sẽ liệu cơm gắp mắm để chi tiêu.

Vì chi tiêu thì không bao giờ là đủ nên đợi chi tiêu xong rồi mới đầu tư thì rất khó được mục tiêu đề ra.

Đây là câu chuyện quản lý tài chính của mình.

Mình hy vọng những chia sẻ này cũng sẽ giúp ích cho bạn.

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn

3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Trong bài viết trước mình có chia sẻ về “3 SAI LẦM TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN” thì hôm nay mình sẽ chia sẻ về phương pháp quản lý tài chính hiện tại của mình.

Trước tiên thì mình muốn nói rõ là mình không phải là chuyên gia tài chính và những chia sẻ của mình thì hoàn toàn là dựa trên kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân của mình.

Mình cũng không phải là triệu phú hay tỷ phú gì ở Mỹ, nhưng mình tin rằng ai trong chúng ta dù đang ở mức thu nhập hay tình trạng tài chính như thế nào thì có thêm hiểu biết về việc quản lý tài chính cá nhân đều hữu ích.

Có 3 điều quan trọng mình chú trọng trong tài chính cá nhân của mình là: Tăng thu nhập + Tiết Kiệm + Đầu Tư.

1. TĂNG THU NHẬP

Mình không muốn phụ thuộc vào một công việc nào, và vì thế luôn muốn tạo ra nhiều dòng tiền.

Từ lúc còn là sinh viên Y thì mình đã có một dự án kinh doanh online nhỏ với người bạn thân, và cũng có thêm thu nhập từ những cách đơn giản như các khoản bonus khi sử dụng thẻ tín dụng. Hiện tại khi là bác sĩ tại Mỹ thì mình cũng muốn tiếp tục thử sức với các dự án kinh doanh.

Hầu hết các dự án kinh doanh mình từng tham gia đều xuất phát từ sở thích của mình nên mình vừa có thêm nguồn thu nhập vừa mang lại niềm vui. Chẳng hạn, hiện tại mình đang phát triển Học Viện Phượng Hoàng.

Thực ra học phí từ các bạn học viên không là bao so với lương của mình tại Mỹ, nhưng công việc này cũng giúp mình tạo thêm công việc cho nhiều bạn trẻ tại Việt Nam cũng như mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng.

2. TIẾT KIỆM

Ngoài việc tăng thu nhập thì mình cũng chú trọng vào việc tiết kiệm, dù lương của mình bây giờ cao hơn hồi còn là sinh viên nghèo rất nhiều. Bạn bè cùng trang lứa với mình ở căn nhà 7- 8 trăm ngàn đô, nhưng mình chỉ ở một căn vừa phải, vừa đủ cho hai vợ chồng sinh hoạt và 2 con chạy chơi.

Một bí quyết giúp mình tiết kiệm và giảm mua sắm chính là: Mỗi khi cần mua sắm điều gì thì mình tính nhẩm trong đầu là món đồ này suy ra là bao nhiêu giờ làm việc của mình. Mua cái túi mà còng lưng làm 10 tiếng thì thôi mình không mua nữa. 

Thời gian là vô giá, nên dùng cách suy nghĩ này giúp mình hiểu hơn về giá trị đồng tiền, và tránh mua sắm lãng phí. 

3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN VÀ VIỆC ĐẦU TƯ

Tuy rằng mình tiết kiệm và dè xẻn với mua những vật dụng “tiêu sản” thì mình lại đẩy mạnh về việc đầu tư vào việc tích luỹ TÀI SẢN. Quan điểm của mình là mỗi đồng tiền của mình làm ra cần phải sinh lợi cho mình, bằng cách hay cách khác.

Vậy mình đầu tư vào những gì?

Đầu tiên là mình đầu tư vào bản thân và gia đình.

Đầu từ vào thức ăn ngon và bổ, tài khoản tập gym, đi khám bác sĩ, nha sĩ để chăm sóc sức khoẻ, đi du lịch và có những trải nghiệm thú vị để lấy lại tinh thần. Đây là những khoản mình không dè xẻn. Bên cạnh đó, đầu tư vào bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương tật cũng là những khoản đầu tư mình chú trọng.

Tiếp đến là đầu tư vào kiến thức và kỹ năng của bản thân và gia đình

Trong hai năm trở lại đây mình đã đầu tư gần nửa tỷ để học thêm các kỹ năng mềm và kỹ năng kinh doanh.

Bác sĩ dĩ nhiên không giỏi kinh doanh, nên mình biết được điểm yếu đó và phải tầm sư học đạo. Không những là có kiến thức, có kỹ năng, mà những khoá học này còn giúp mình mở mang tầm nhìn và thay đổi tư duy rất nhiều.

Mình đã hiểu ra rằng để có cuộc sống tốt đẹp hơn thì mình cần phải nâng cấp bản thân từng ngày để trở nên có giá trị cho xã hội. Mình càng mang đến nhiều giá trị cho người khác thì bản thân mình sẽ lại có thêm nhiều sự thăng tiến trong cuộc sống.

Ngoài ra, mình cũng đầu tư cho con học trường có phương pháp giáo dục mà mình tin là tốt nhất cho con mình, dù học phí không nhỏ. Nếu bạn quan tâm về chủ đề hướng giáo dục cho trẻ em thì hãy comment để mình viết bài chia sẻ nhé.

Kế đến là đầu tư vào những công cụ làm ra tiền.

“Dùng tiền đẻ ra tiền.”

Trong khoản này thì mình có các dự án bất động sản, dự án kinh doanh, và cổ phiếu. Mình quan niệm là mỗi dự án đầu tư của mình ví như trồng 1 cây. Có thể bây giờ sẽ chưa thấy gì đáng kể, nhưng với thời gian khi dự án sinh lợi thì mình sẽ có trái ngọt để thu hoạch.

Dĩ nhiên việc đầu tư nào cũng có rủi ro. Đó là lý do mà việc đầu tư vào việc học lại càng quan trọng. Nhưng nếu không trồng cây thì chắc chắn sẽ không có trái để ăn.

Có thể bạn đang nghĩ rằng bạn có thu nhập ít thì làm sao có thể đầu tư được.

Mình cũng từng nghĩ như bạn, nhưng một điều giúp mình vượt qua nỗi sợ đó và bắt đầu đầu tư từ lúc còn là sinh viên nghèo chính là phương châm “Đầu tư trước, chi tiêu sau.”

Chẳng hạn mình sẽ đặt ra cam kết với bản thân là sẽ đầu tư 20% lương, thì mỗi tháng ngân hàng sẽ tự động rút tiền gởi thẳng vào tài khoản đầu tư. Còn dư bao nhiêu thì mình sẽ liệu cơm gắp mắm để chi tiêu.

Vì chi tiêu thì không bao giờ là đủ nên đợi chi tiêu xong rồi mới đầu tư thì rất khó được mục tiêu đề ra.

Đây là câu chuyện quản lý tài chính của mình.

Mình hy vọng những chia sẻ này cũng sẽ giúp ích cho bạn.

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email