7 CÁCH GIÚP BẠN LẤY LẠI TÌNH YÊU VỚI NGHỀ Y

GỬI EM - SINH VIÊN Y TRONG NHỮNG NGÀY MÔNG LUNG...

7 CÁCH GIÚP BẠN LẤY LẠI TÌNH YÊU VỚI NGHỀ Y

 

Mỗi tháng mình lại có dịp hướng dẫn các em sinh viên Y mới. Nhìn thấy sự e dè, lo sợ, cũng như lúng túng của các em khiến mình nhớ lại bản thân mình ngày trước.

 

Mình từng cảm thấy sốc khi từ một học sinh giỏi vô cùng tự tin cho đến khi vào trường Y thì dường như ai cũng giỏi hơn mình.

 

Mình từng cảm thấy tủi thân và oán trách số phận vì gia cảnh không được tốt như các bạn.

 

Mình đổ lỗi cho hoàn cảnh, mình là người đầu tiên trong gia đình mình theo học Y khoa nên mình cũng không quen biết ai. Mình không có ô dù gì, mình không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ người thân và gia đình của mình về Y khoa.

 

Trong khi đó, bạn bè của mình nó giỏi như vậy có lẽ do gia đình của nó, bố mẹ nó là bác sĩ thì chắc chắn là nó phải biết nhiều về môi trường Y khoa.

 

Rồi mình nghĩ Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên chắc chắn là mình sẽ gặp nhiều khó khăn và chắc chắn đó là thiệt thòi của mình.

 

Mình cũng từng cảm thấy trầm cảm và mình mất đi động lực. Ngọn lửa theo đuổi ngành Y cũng yếu dần.

 

Mình cảm giác mỗi ngày trôi qua rất là nặng nề và mệt mỏi. Sáng đi học, chiều về nhà thì cứ ôn luyện bài, rồi nhồi nhét một đống thông tin mà mình thấy chẳng có ứng dụng thực tiễn cho mình trong đời sống hiện tại.

 

Mình đã mất rất nhiều thời gian để có thể vượt qua cảm giác đó và giai đoạn đó.

 

Chính vì thế hôm nay mình muốn chia sẻ 7 điều mà mình đã học được trong khoảng thời gian đó với các em sinh viên Y hay tất cả những ai đang mất đi tình yêu với nghề Y.

1. Nhớ về lý do vì sao bạn theo đuổi ngành Y

Mình từng luôn có cảm giác là mình là người giả mạo. Mình cảm thấy thua kém các bạn trong lớp. Tất cả bạn trong lớp ai cũng rất giỏi, ai cũng biết nhiều thứ còn mình thì không biết gì cả.

 

Mình cũng có cảm giác là mình không thuộc về ngành Y, có lẽ đây là lựa chọn sai lầm, và nó không phù hợp với mình. Mình nhìn xung quanh bạn bè mình đã có công việc ổn định, rồi có gia đình, và bắt đầu xây dựng cho bản thân một cơ ngơi tài chính ổn định. 

 

Mình lúc đó thì phải cắp sách đến trường. Mỗi ngày mình cảm thấy rất là hoài nghi không biết mình có đủ sức đi theo ngành Y hay không.

 

Nhưng mà, điều khiến mình tiếp tục kiên trì theo đuổi đến cùng chính là những điều tưởng chừng rất đơn giản. 

 

Chẳng hạn như giúp cho một bệnh nhân bớt đau đớn, giúp cho một bệnh nhân bớt trầm cảm, hoặc kiểm soát đường huyết được tốt hơn, hoặc giảm được vài kí. Hoặc là những khoảnh khắc mà mình kết nối được với bệnh nhân và họ tự chia sẻ ra cho mình những khó khăn mà họ đang gặp phải.

 

Chẳng gì đao to búa lớn cả, cũng không phải thành công to tát, hay những giải thưởng gì quá lớn lao, nhưng những điều đơn giản này khiến mình cảm thấy ấm lòng và tiếp thêm cho mình ngọn lửa để mình tiếp tục gắn bó với nghề.

 

Chình vì vậy, điều mình nói với bạn là nếu bạn có ý định sẽ bỏ cuộc thì bạn hãy chiêm nghiệm và suy nghĩ lại những giây phút và những lý do vì sao bạn muốn đi theo ngành Y.

 

Vì nếu chúng ta còn yêu thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục.

 

2. Chấp nhận thực tế khó khăn hiện tại.

Điều thứ hai mình học được là để có thể vượt qua khó khăn thì trước hết chúng ta cần phải chấp nhận thực tế hiện tại và xác định rằng hoàn cảnh của chúng ta đang trong tình trạng khó khăn như thế nào. 

 

Sau cú sốc ban đầu lúc mình mới vào trường Y thì mình đã chấp nhận, chấp nhận rằng học Y rất là khó, khó hơn tất cả những gì mình đã trải qua trước đây.

 

Và mình đã xác định ràng để có thể thành công, để vượt qua thử thách thì không phải là điều dễ dàng.

 

Mình phải chấp nhận rằng những ngày tháng huy hoàng của mình trước đây đã kết thúc.

 

Có thể trước đây mình đã từng tốt nghiệp thủ khoa đại học và nhận được nhiều danh hiệu danh giá lúc mình còn học đại học, nhưng vào trường Y thì mình sẽ bắt đầu lại từ con số 0.

 

Và chỉ vì mình đã thành công trong quá khứ không có nghĩa là mình sẽ tiếp tục thành công trong tương lai, trong trường Y và mình không thể ngủ quên trong chiến thắng.

 

Mình sẽ phải tiếp tục cố gắng, và phải cố gắng nhiều hơn trước nữa.

 

3. Học cách thay đổi để thích nghi.

Mình đã nhận ra một sự thật khắc nghiệt rằng để có thể thành công trong trường Y thì mình cần phải thay đổi rất nhiều, từ tư duy, đến thói quen, cách tiếp nhận thông tin, cách học tập, cách ghi nhớ và cách làm bài kiểm tra. 

 

Tất cả mình đều phải thay đổi.

 

Những thói quen cũ của mình có thể giúp mình dễ dàng được điểm tốt và thành công ở những lớp dưới. Nhưng khi vào trường Y, những thói quen này không giúp mình đi xa hơn được nữa. Nó đòi hỏi mình phải thay đổi, phải hoàn toàn lột xác để có thể đi xa hơn.

 

Ví dụ, lúc mình học đại học, mình học môn sinh hóa chương trình trong 1 học kỳ, nhưng lúc mình vào trường Y thì toàn bộ kiến thức khổng lồ của môn sinh hóa bị dồn vào trong 1 tháng.

 

Cho nên những chiến lược mình học sử dụng hồi đại học thì không còn có thể áp dụng vào lúc mình học ở y khoa nữa.

 

Rồi đến khi mình vào thực tập lâm sàng thì nó lại có những đòi hỏi khác nhau. Mỗi tháng mình phải thực tập ở chuyên khoa khác, và khi mình đi thực tập như vậy điểm số được đánh giá rất là chủ quan thường là từ thầy cô, các anh chị đi trước, hoặc các anh chị lớp lớn hơn. 

 

Và mỗi lần mình chuyển đến các chuyên khoa khác nhau thì mỗi thầy cô lại có tính khí khác nhau và các anh chị điều dưỡng lại có những đòi hỏi khác.

 

Và mình cảm nhận rằng đây là một chuỗi thử thách mà mình phải thay đổi, phải linh hoạt để thích nghi, để không bị thất bại.

 

4. Hãy tìm cách thay đổi môi trường xung quanh.

Môi trường Y Tế ở Mỹ hay ở Việt Nam cũng đều có những góc khuất, và còn nhiều điều cần thay đổi để giúp cho cuộc sống của sinh viên Y và bác sĩ được tốt hơn. 

 

Có thể bạn nghĩ rằng bạn chỉ là một sinh viên bình thường, một bác sĩ bình thường làm công ăn lương, và tiếng nói của bạn không có nhiều trọng lượng. Nhưng ở trong bất cứ một tổ chức, hệ thống nào thì những thay đổi có ý nghĩa thực sự đều phải đến từ những người trong cuộc.

 

Một ví dụ đơn giản là ở Mỹ, có một luật gọi là Medical Resident Work Hours (luật giới hạn giờ làm việc của bác sĩ nội trú). Luật này quy định rằng mỗi bác sĩ nội trú chỉ có thể làm tối đa trung bình là 80 tiếng/tuần, với ít nhất là 10 tiếng nghỉ giữa mỗi ca làm việc. 

 

Luật này được ban hành vào năm 2003, dựa vào sự thỉnh cầu cũng như là tiếng nói, nguyện vọng của rất nhiều sinh viên Y và bác sĩ nội trú cũng như Bác sĩ attending.

 

Trước khi ở Mỹ có luật này, các bác sĩ nội trú làm việc rất là nhiều giờ và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm sinh lí của các bác sĩ cũng như an toàn sức khỏe cho người bệnh. 

 

Vì khi bác sĩ làm việc rất là dài như vậy thì rất khó để suy nghĩ minh mẫn cũng như rất dễ phát sinh ra những lỗi sai sót trong quá trình làm việc và lỗi sai trong ngành Y thì dẫn đến hậu quả rất là nghiêm trọng.

 

Và chính nhờ vào công sức, cũng như sự dám nói lên, dám đưa ra ý kiến của các anh chị và các bác sĩ đi trước mà những người như mình, và các bác sĩ đi sau sẽ có được một môi trường làm việc tốt hơn và hạn chế các lỗi sai sót không đáng có.

 

5. Hãy luôn tự cổ vũ bản thân.

Phải nói rằng 4 năm mình học Y và 3 năm đào tạo nội trú là quãng thời gian khó khăn nhất trong đời của mình, và nhiều lúc mình chỉ muốn quên chúng đi khoảng thời gian này vì nó quá đau khổ.

 

Học Y đã rất là khó rồi. Và một điều khiến mình buồn hơn nữa là mình cảm thấy rất là cô đơn trong thời gian đó. 

 

Những người thân yêu của mình, từ ba mẹ, người yêu và sau này là chồng mình, và những bạn bè thân thiết của mình họ không thấu hiểu được những khó khăn mà mình phải trải qua.

 

Họ biết là mình học Y thì họ cũng nghĩ rằng “ Ồ! Học Y thì cũng khổ đó”, nhưng họ không thể hiểu hết được nếu như họ không phải ở trong ngành.

 

Và mình cũng không thể giải bày và chia sẻ được với ai những cảm xúc mà mình có được. Tại vì mình nói ra thì đôi lúc họ cũng không hiểu. Và chính vì điều đó mình cảm thấy rất là cô đơn.

 

Đã có những lúc mình lầm vào hoàn cảnh mình cảm thấy mình nghi ngờ bản thân mình rất nhiều.

 

Lúc học năm 1, năm 2 thì khổ theo kiểu năm 1, năm 2 mình phải nhồi nhét số lượng kiến thức rất là lớn. Đến năm 3, năm 4 thì có những câu chuyện, những khó khăn khi mình phải làm việc với bệnh nhân.

 

Rồi có lúc mình đã rất là buồn vì mình bị la oan. 

 

Thầy cô có những lời nhận xét đánh giá mà mình cảm thấy là quá nặng, và mình không đến nỗi như vậy để mà bị người ta nói như vậy, thì mình cảm thấy rất là ức, và mình không thể làm gì được, và mình chỉ vùi vào chăn khóc cho đã thôi.

 

Đôi khi mình cũng không dám khóc, khi mình khóc mình cảm thấy mình bị mắc cỡ và bị yếu đuối, và không muốn những người xung quanh mình biết mình đang gặp phải những khó khăn như vậy nữa.

 

Rồi sau này mình đã là bác sĩ nội trú, thì lúc đó mình đã là bác sĩ và mình lại có những lo lắng khác, mình lại có những cảm giác như là

 

  • Ồ! Không biết những đánh giá lâm sàng của mình có chính xác hay không?
  • Mình có gây ra điều gì sai sót mà ảnh hưởng đến bệnh nhân hay không?
  • Rồi mình cảm thấy là mình có hiểu đủ hay không?
 

Mình luôn luôn cảm thấy mình chưa thật sự xuất sắc như mình mong muốn.

 

Chính vì thế, mình đã phải đấu tranh tư tưởng và tự cổ vũ bản thân rất nhiều vì chỉ cần một phút yếu lòng là có thể bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực ngay.

 

Do đó, điều mình nhắn gửi đến bạn là hãy chú ý vào những cảm xúc của bản thân, hiểu rõ nó, công nhận sự tồn tại của nó, nhưng đừng để nó làm chủ bạn.

6. Hãy kết nối với các bạn cùng chí hướng.

Mình đã từng cảm thấy rằng có lẽ mình bị làm sao ấy, vì thấy tụi cùng lớp nó siêu như vậy.

 

Và điều đó khiến cho mình cảm thấy tự ti và khép kín. Mình không dám kết nối với những bạn khác vì mình không muốn họ biết điểm yếu của mình. Mình không muốn họ coi thường mình.

 

Mình có nhớ một lần mình mạnh dạn làm quen với một cô bạn trong lớp. Người trước đây mình cảm thấy cô ấy rất là giỏi mỗi khi thầy hỏi gì đều giơ tay phát biểu và lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết tràn đầy tự tin, lúc nào cũng tích cực.

 

Sau một thời gian làm quen và học chung với cô ấy, thì có lần cô ấy đã chia sẻ với mình rằng thực ra cô ấy đang bị trầm cảm rất nặng và phải uống thuốc điều trị. Gần đây nhất, cô ấy cũng vừa mới thi rớt một lớp và đang phải học lại.

 

Lúc đó mình mới ngỡ ngàng. Mình thực sự là không có ngờ cô ấy đang có những khó khăn như vậy. Từ những cái mình thấy chỉ là ở bề mặt thôi, mình nghĩ cô ấy rất là thành công và giỏi hơn mình rất nhiều, nhưng tại sao lại đến nông nổi này.

 

Từ đó, mình mới hiểu ra là có những thứ bề ngoài nhìn vậy nhưng mà bên trong không phải vậy.

 

Mình nhận ra rằng có lẽ những sinh viên Y, những bác sĩ khác cũng đang gặp những khó khăn như mình đã và đang gặp phải, và chẳng qua họ không nói ra thôi. Chỉ vì chúng ta không nghe những điều đó thì không có nghĩa là nó không tồn tại.

 

Và nhờ đó mà mình đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn để tự kết nối với các bạn bè và thầy cô để xin trợ giúp.

 

Nhờ có người đồng hành, mình đã cảm thấy bớt cô đơn và có thêm lửa nhiệt huyết để cố gắng.

 

7. Mọi chuyện đều có lý do riêng của nó.

Điều cuối cùng mà mình muốn nói bạn là những cảm xúc hỗn độn và có phần tiêu cực mà bạn đang có hoặc đã có khi bạn là sinh viên Y hay đã làm bác sĩ đi chăng nữa thì những cảm xúc này rất bình thường. Những ai trong hoàn cảnh này cũng có những cảm xúc như vậy.

 

Bạn có thể buồn, bạn có thể chán, nhưng đừng tự hoài nghi bản thân mình, vì tất cả mọi sự việc trong cuộc sống mình tin rằng nó xảy ra đều có một lý do riêng của nó.

 

Riêng mình, mình cảm thấy những khó khăn mình đã gặp phải, những lần mình bị sa vào trầm cảm hay chán nản, chính là những lần mình hiểu thêm hơn về bản thân mình, và từ đó mình lớn lên và trưởng thành hơn.

 

Và cũng chính nhờ những điều này mình cảm thấy mình có thể cảm thông với bệnh nhân của mình hơn, để mình có thể bước đi bên cạnh họ trên con đường họ đang đi, thay vì đi trước lôi kéo họ hay đi sau để thức đẩy họ.

 

Chúng giúp mình hiểu được cảm xúc hỗn độn của bệnh nhân khi họ phải cố gắng đưa ra lựa chọn, hay cảm giác mất niềm tin vào bản thân hay cảm giác đang bị thất bại.

 

Nói cách khác, chính những trải nghiệm của mình đã giúp mình có thể trở thành một người bác sĩ tốt hơn và mình tin chúng cũng sẽ giúp bạn như thế.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy

GỬI EM - SINH VIÊN Y TRONG NHỮNG NGÀY MÔNG LUNG...

7 CÁCH GIÚP BẠN LẤY LẠI TÌNH YÊU VỚI NGHỀ Y

 

Mỗi tháng mình lại có dịp hướng dẫn các em sinh viên Y mới. Nhìn thấy sự e dè, lo sợ, cũng như lúng túng của các em khiến mình nhớ lại bản thân mình ngày trước.

 

Mình từng cảm thấy sốc khi từ một học sinh giỏi vô cùng tự tin cho đến khi vào trường Y thì dường như ai cũng giỏi hơn mình.

 

Mình từng cảm thấy tủi thân và oán trách số phận vì gia cảnh không được tốt như các bạn.

 

Mình đổ lỗi cho hoàn cảnh, mình là người đầu tiên trong gia đình mình theo học Y khoa nên mình cũng không quen biết ai. Mình không có ô dù gì, mình không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ người thân và gia đình của mình về Y khoa.

 

Trong khi đó, bạn bè của mình nó giỏi như vậy có lẽ do gia đình của nó, bố mẹ nó là bác sĩ thì chắc chắn là nó phải biết nhiều về môi trường Y khoa.

 

Rồi mình nghĩ Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên chắc chắn là mình sẽ gặp nhiều khó khăn và chắc chắn đó là thiệt thòi của mình.

 

Mình cũng từng cảm thấy trầm cảm và mình mất đi động lực. Ngọn lửa theo đuổi ngành Y cũng yếu dần.

 

Mình cảm giác mỗi ngày trôi qua rất là nặng nề và mệt mỏi. Sáng đi học, chiều về nhà thì cứ ôn luyện bài, rồi nhồi nhét một đống thông tin mà mình thấy chẳng có ứng dụng thực tiễn cho mình trong đời sống hiện tại.

 

Mình đã mất rất nhiều thời gian để có thể vượt qua cảm giác đó và giai đoạn đó.

 

Chính vì thế hôm nay mình muốn chia sẻ 7 điều mà mình đã học được trong khoảng thời gian đó với các em sinh viên Y hay tất cả những ai đang mất đi tình yêu với nghề Y.

1. Nhớ về lý do vì sao bạn theo đuổi ngành Y

Mình từng luôn có cảm giác là mình là người giả mạo. Mình cảm thấy thua kém các bạn trong lớp. Tất cả bạn trong lớp ai cũng rất giỏi, ai cũng biết nhiều thứ còn mình thì không biết gì cả.

 

Mình cũng có cảm giác là mình không thuộc về ngành Y, có lẽ đây là lựa chọn sai lầm, và nó không phù hợp với mình. Mình nhìn xung quanh bạn bè mình đã có công việc ổn định, rồi có gia đình, và bắt đầu xây dựng cho bản thân một cơ ngơi tài chính ổn định. 

 

Mình lúc đó thì phải cắp sách đến trường. Mỗi ngày mình cảm thấy rất là hoài nghi không biết mình có đủ sức đi theo ngành Y hay không.

 

Nhưng mà, điều khiến mình tiếp tục kiên trì theo đuổi đến cùng chính là những điều tưởng chừng rất đơn giản. 

 

Chẳng hạn như giúp cho một bệnh nhân bớt đau đớn, giúp cho một bệnh nhân bớt trầm cảm, hoặc kiểm soát đường huyết được tốt hơn, hoặc giảm được vài kí. Hoặc là những khoảnh khắc mà mình kết nối được với bệnh nhân và họ tự chia sẻ ra cho mình những khó khăn mà họ đang gặp phải.

 

Chẳng gì đao to búa lớn cả, cũng không phải thành công to tát, hay những giải thưởng gì quá lớn lao, nhưng những điều đơn giản này khiến mình cảm thấy ấm lòng và tiếp thêm cho mình ngọn lửa để mình tiếp tục gắn bó với nghề.

 

Chình vì vậy, điều mình nói với bạn là nếu bạn có ý định sẽ bỏ cuộc thì bạn hãy chiêm nghiệm và suy nghĩ lại những giây phút và những lý do vì sao bạn muốn đi theo ngành Y.

 

Vì nếu chúng ta còn yêu thì chúng ta vẫn có thể tiếp tục.

 

2. Chấp nhận thực tế khó khăn hiện tại.

Điều thứ hai mình học được là để có thể vượt qua khó khăn thì trước hết chúng ta cần phải chấp nhận thực tế hiện tại và xác định rằng hoàn cảnh của chúng ta đang trong tình trạng khó khăn như thế nào. 

 

Sau cú sốc ban đầu lúc mình mới vào trường Y thì mình đã chấp nhận, chấp nhận rằng học Y rất là khó, khó hơn tất cả những gì mình đã trải qua trước đây.

 

Và mình đã xác định ràng để có thể thành công, để vượt qua thử thách thì không phải là điều dễ dàng.

 

Mình phải chấp nhận rằng những ngày tháng huy hoàng của mình trước đây đã kết thúc.

 

Có thể trước đây mình đã từng tốt nghiệp thủ khoa đại học và nhận được nhiều danh hiệu danh giá lúc mình còn học đại học, nhưng vào trường Y thì mình sẽ bắt đầu lại từ con số 0.

 

Và chỉ vì mình đã thành công trong quá khứ không có nghĩa là mình sẽ tiếp tục thành công trong tương lai, trong trường Y và mình không thể ngủ quên trong chiến thắng.

 

Mình sẽ phải tiếp tục cố gắng, và phải cố gắng nhiều hơn trước nữa.

 

3. Học cách thay đổi để thích nghi.

Mình đã nhận ra một sự thật khắc nghiệt rằng để có thể thành công trong trường Y thì mình cần phải thay đổi rất nhiều, từ tư duy, đến thói quen, cách tiếp nhận thông tin, cách học tập, cách ghi nhớ và cách làm bài kiểm tra. 

 

Tất cả mình đều phải thay đổi.

 

Những thói quen cũ của mình có thể giúp mình dễ dàng được điểm tốt và thành công ở những lớp dưới. Nhưng khi vào trường Y, những thói quen này không giúp mình đi xa hơn được nữa. Nó đòi hỏi mình phải thay đổi, phải hoàn toàn lột xác để có thể đi xa hơn.

 

Ví dụ, lúc mình học đại học, mình học môn sinh hóa chương trình trong 1 học kỳ, nhưng lúc mình vào trường Y thì toàn bộ kiến thức khổng lồ của môn sinh hóa bị dồn vào trong 1 tháng.

 

Cho nên những chiến lược mình học sử dụng hồi đại học thì không còn có thể áp dụng vào lúc mình học ở y khoa nữa.

 

Rồi đến khi mình vào thực tập lâm sàng thì nó lại có những đòi hỏi khác nhau. Mỗi tháng mình phải thực tập ở chuyên khoa khác, và khi mình đi thực tập như vậy điểm số được đánh giá rất là chủ quan thường là từ thầy cô, các anh chị đi trước, hoặc các anh chị lớp lớn hơn. 

 

Và mỗi lần mình chuyển đến các chuyên khoa khác nhau thì mỗi thầy cô lại có tính khí khác nhau và các anh chị điều dưỡng lại có những đòi hỏi khác.

 

Và mình cảm nhận rằng đây là một chuỗi thử thách mà mình phải thay đổi, phải linh hoạt để thích nghi, để không bị thất bại.

 

4. Hãy tìm cách thay đổi môi trường xung quanh.

Môi trường Y Tế ở Mỹ hay ở Việt Nam cũng đều có những góc khuất, và còn nhiều điều cần thay đổi để giúp cho cuộc sống của sinh viên Y và bác sĩ được tốt hơn. 

 

Có thể bạn nghĩ rằng bạn chỉ là một sinh viên bình thường, một bác sĩ bình thường làm công ăn lương, và tiếng nói của bạn không có nhiều trọng lượng. Nhưng ở trong bất cứ một tổ chức, hệ thống nào thì những thay đổi có ý nghĩa thực sự đều phải đến từ những người trong cuộc.

 

Một ví dụ đơn giản là ở Mỹ, có một luật gọi là Medical Resident Work Hours (luật giới hạn giờ làm việc của bác sĩ nội trú). Luật này quy định rằng mỗi bác sĩ nội trú chỉ có thể làm tối đa trung bình là 80 tiếng/tuần, với ít nhất là 10 tiếng nghỉ giữa mỗi ca làm việc. 

 

Luật này được ban hành vào năm 2003, dựa vào sự thỉnh cầu cũng như là tiếng nói, nguyện vọng của rất nhiều sinh viên Y và bác sĩ nội trú cũng như Bác sĩ attending.

 

Trước khi ở Mỹ có luật này, các bác sĩ nội trú làm việc rất là nhiều giờ và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm sinh lí của các bác sĩ cũng như an toàn sức khỏe cho người bệnh. 

 

Vì khi bác sĩ làm việc rất là dài như vậy thì rất khó để suy nghĩ minh mẫn cũng như rất dễ phát sinh ra những lỗi sai sót trong quá trình làm việc và lỗi sai trong ngành Y thì dẫn đến hậu quả rất là nghiêm trọng.

 

Và chính nhờ vào công sức, cũng như sự dám nói lên, dám đưa ra ý kiến của các anh chị và các bác sĩ đi trước mà những người như mình, và các bác sĩ đi sau sẽ có được một môi trường làm việc tốt hơn và hạn chế các lỗi sai sót không đáng có.

 

5. Hãy luôn tự cổ vũ bản thân.

Phải nói rằng 4 năm mình học Y và 3 năm đào tạo nội trú là quãng thời gian khó khăn nhất trong đời của mình, và nhiều lúc mình chỉ muốn quên chúng đi khoảng thời gian này vì nó quá đau khổ.

 

Học Y đã rất là khó rồi. Và một điều khiến mình buồn hơn nữa là mình cảm thấy rất là cô đơn trong thời gian đó. 

 

Những người thân yêu của mình, từ ba mẹ, người yêu và sau này là chồng mình, và những bạn bè thân thiết của mình họ không thấu hiểu được những khó khăn mà mình phải trải qua.

 

Họ biết là mình học Y thì họ cũng nghĩ rằng “ Ồ! Học Y thì cũng khổ đó”, nhưng họ không thể hiểu hết được nếu như họ không phải ở trong ngành.

 

Và mình cũng không thể giải bày và chia sẻ được với ai những cảm xúc mà mình có được. Tại vì mình nói ra thì đôi lúc họ cũng không hiểu. Và chính vì điều đó mình cảm thấy rất là cô đơn.

 

Đã có những lúc mình lầm vào hoàn cảnh mình cảm thấy mình nghi ngờ bản thân mình rất nhiều.

 

Lúc học năm 1, năm 2 thì khổ theo kiểu năm 1, năm 2 mình phải nhồi nhét số lượng kiến thức rất là lớn. Đến năm 3, năm 4 thì có những câu chuyện, những khó khăn khi mình phải làm việc với bệnh nhân.

 

Rồi có lúc mình đã rất là buồn vì mình bị la oan. 

 

Thầy cô có những lời nhận xét đánh giá mà mình cảm thấy là quá nặng, và mình không đến nỗi như vậy để mà bị người ta nói như vậy, thì mình cảm thấy rất là ức, và mình không thể làm gì được, và mình chỉ vùi vào chăn khóc cho đã thôi.

 

Đôi khi mình cũng không dám khóc, khi mình khóc mình cảm thấy mình bị mắc cỡ và bị yếu đuối, và không muốn những người xung quanh mình biết mình đang gặp phải những khó khăn như vậy nữa.

 

Rồi sau này mình đã là bác sĩ nội trú, thì lúc đó mình đã là bác sĩ và mình lại có những lo lắng khác, mình lại có những cảm giác như là

 

  • Ồ! Không biết những đánh giá lâm sàng của mình có chính xác hay không?
  • Mình có gây ra điều gì sai sót mà ảnh hưởng đến bệnh nhân hay không?
  • Rồi mình cảm thấy là mình có hiểu đủ hay không?
 

Mình luôn luôn cảm thấy mình chưa thật sự xuất sắc như mình mong muốn.

 

Chính vì thế, mình đã phải đấu tranh tư tưởng và tự cổ vũ bản thân rất nhiều vì chỉ cần một phút yếu lòng là có thể bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực ngay.

 

Do đó, điều mình nhắn gửi đến bạn là hãy chú ý vào những cảm xúc của bản thân, hiểu rõ nó, công nhận sự tồn tại của nó, nhưng đừng để nó làm chủ bạn.

6. Hãy kết nối với các bạn cùng chí hướng.

Mình đã từng cảm thấy rằng có lẽ mình bị làm sao ấy, vì thấy tụi cùng lớp nó siêu như vậy.

 

Và điều đó khiến cho mình cảm thấy tự ti và khép kín. Mình không dám kết nối với những bạn khác vì mình không muốn họ biết điểm yếu của mình. Mình không muốn họ coi thường mình.

 

Mình có nhớ một lần mình mạnh dạn làm quen với một cô bạn trong lớp. Người trước đây mình cảm thấy cô ấy rất là giỏi mỗi khi thầy hỏi gì đều giơ tay phát biểu và lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết tràn đầy tự tin, lúc nào cũng tích cực.

 

Sau một thời gian làm quen và học chung với cô ấy, thì có lần cô ấy đã chia sẻ với mình rằng thực ra cô ấy đang bị trầm cảm rất nặng và phải uống thuốc điều trị. Gần đây nhất, cô ấy cũng vừa mới thi rớt một lớp và đang phải học lại.

 

Lúc đó mình mới ngỡ ngàng. Mình thực sự là không có ngờ cô ấy đang có những khó khăn như vậy. Từ những cái mình thấy chỉ là ở bề mặt thôi, mình nghĩ cô ấy rất là thành công và giỏi hơn mình rất nhiều, nhưng tại sao lại đến nông nổi này.

 

Từ đó, mình mới hiểu ra là có những thứ bề ngoài nhìn vậy nhưng mà bên trong không phải vậy.

 

Mình nhận ra rằng có lẽ những sinh viên Y, những bác sĩ khác cũng đang gặp những khó khăn như mình đã và đang gặp phải, và chẳng qua họ không nói ra thôi. Chỉ vì chúng ta không nghe những điều đó thì không có nghĩa là nó không tồn tại.

 

Và nhờ đó mà mình đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn để tự kết nối với các bạn bè và thầy cô để xin trợ giúp.

 

Nhờ có người đồng hành, mình đã cảm thấy bớt cô đơn và có thêm lửa nhiệt huyết để cố gắng.

 

7. Mọi chuyện đều có lý do riêng của nó.

Điều cuối cùng mà mình muốn nói bạn là những cảm xúc hỗn độn và có phần tiêu cực mà bạn đang có hoặc đã có khi bạn là sinh viên Y hay đã làm bác sĩ đi chăng nữa thì những cảm xúc này rất bình thường. Những ai trong hoàn cảnh này cũng có những cảm xúc như vậy.

 

Bạn có thể buồn, bạn có thể chán, nhưng đừng tự hoài nghi bản thân mình, vì tất cả mọi sự việc trong cuộc sống mình tin rằng nó xảy ra đều có một lý do riêng của nó.

 

Riêng mình, mình cảm thấy những khó khăn mình đã gặp phải, những lần mình bị sa vào trầm cảm hay chán nản, chính là những lần mình hiểu thêm hơn về bản thân mình, và từ đó mình lớn lên và trưởng thành hơn.

 

Và cũng chính nhờ những điều này mình cảm thấy mình có thể cảm thông với bệnh nhân của mình hơn, để mình có thể bước đi bên cạnh họ trên con đường họ đang đi, thay vì đi trước lôi kéo họ hay đi sau để thức đẩy họ.

 

Chúng giúp mình hiểu được cảm xúc hỗn độn của bệnh nhân khi họ phải cố gắng đưa ra lựa chọn, hay cảm giác mất niềm tin vào bản thân hay cảm giác đang bị thất bại.

 

Nói cách khác, chính những trải nghiệm của mình đã giúp mình có thể trở thành một người bác sĩ tốt hơn và mình tin chúng cũng sẽ giúp bạn như thế.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email