7 ĐIỀU MÀ MÌNH HỌC ĐƯỢC KHI ĐI TẬP GYM

7 ĐIỀU MÀ MÌNH HỌC ĐƯỢC KHI ĐI TẬP GYM DR CHRISTINA NGUYỄN

7 ĐIỀU MÀ MÌNH HỌC ĐƯỢC KHI ĐI TẬP GYM

 

Bản thân mình từ trước tới giờ luôn là một con mọt sách chính hiệu. Mình có thể ngồi hàng giờ, thậm chí hằng ngày để viết lách, học bài, đọc sách, hay nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề gì đó mà không biết chán. 

 

Nhưng ngược lại, khi nói đến chuyện tập thể dục hay các hoạt động thể chất, đó là thứ mình hoàn toàn không có chút hứng thú nào. Hồi còn đi học ở Mỹ, các trường thường có môn thể dục gọi là Physical Education (PE), và nói thật, đó là những môn mình ghét cay ghét đắng. Cực chẳng đã thì mình phải học thôi, chứ thực sự chẳng thích chút nào.

 

Thế mà gần đây, mình quyết định đặt ra một thử thách cho bản thân: phải đi tập gym, mỗi tuần ít nhất 3-4 lần. Mới đó mà vài tháng đã trôi qua. Hôm nay, mình muốn chia sẻ với bạn 7 điều mà mình đã học được từ hành trình tập gym này – một hành trình mà trước đây mình không bao giờ nghĩ mình sẽ có thể làm được cho đến hôm nay.

1. Mình mình không thực sự khỏe như mình vẫn thường nghĩ

Từ trước tới giờ, mình luôn cảm thấy bản thân trộm vía cũng chẳng có vấn đề gì lớn về sức khỏe: ít ốm vặt, không mắc bệnh nan y hay bệnh nghiêm trọng, cũng chẳng phải uống thuốc nhiều. 

 

Mình ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, giữ cân nặng ở mức vừa phải và còn bổ sung vitamin thường xuyên. Vì thế, mình luôn đinh ninh rằng mình khỏe mạnh và có một thể lực rất tốt.

 

Nhưng những suy nghĩ này hoàn toàn thay đổi hoàn toàn khi mình bắt đầu tập chạy. 

 

Mới chỉ vài phút thôi mà mình đã thở hồng hộc, mệt bở hơi tai, thiếu điều muốn lắp bình oxy để thở cho đỡ mệt. Lúc đó, mình mới nhận ra sức khỏe thể chất của mình nó không thực sự giống như mình vẫn nghĩ. Nó giống như một cái tát thẳng vào mặt, làm mình bừng tỉnh và chú ý hơn đến sức khỏe thể chất, thay vì cứ tự huyễn hoặc bản thân.

2. Tập thể dục không chỉ rèn sức khỏe mà còn rèn ý chí và sự nỗ lực

Thật sự mà nói, mỗi bước chạy với mình là một thử thách không hơn không kém. Là một con mọt sách, trước đây số lần mình đến phòng gym chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

 

Giờ đây, dù đã đi tập thường xuyên hơn rồi nhưng mỗi bước chạy, mỗi lần đẩy tạ của mình đều có một giọng nói vang lên trong đầu: “Thôi nghỉ đi, mệt quá, hôm nay tập vậy là đủ rồi, cái nào khó quá thì bỏ qua.” Giọng nói ấy không ngừng vang lên, cám dỗ và thôi thúc mình dừng lại, chọn những thứ dễ dàng, thoải mái hơn.

 

Chính vì vậy, mình nhận ra tập gym không chỉ là thử thách về thể chất mà còn là thử thách về ý chí và giới hạn của bản thân. 

 

Có những ngày lười biếng nổi lên, nó thì thào: “Thôi, hôm nay đừng đi tập, ở nhà ngủ đi, ngoài trời mưa lắm, nắng lắm, lạnh lắm…” Hay những lúc: “Hôm nay đi làm, đi chơi về mệt rồi, bỏ một hôm có sao đâu, mai mốt đi bù cũng được.” 

 

Mình tin rằng bất kỳ ai khi bắt đầu một thử thách tốt cho bản thân, như việc tập gym chẳng hạn, đều phải đối mặt với những cám dỗ tương tự.

 

Điều đó càng khiến mình khâm phục hơn những người rèn luyện thể thao, những vận động viên. Để có được thành quả hôm nay, họ đã phải trải qua hàng ngàn, hàng chục ngàn giờ vượt qua chính mình, vượt qua những giới hạn và cám dỗ của bản thân.

3. Vượt qua những giới hạn tưởng chừng không thể

Lúc mới bắt đầu, chỉ chạy một vài phút thôi mình đã thở hồng hộc. Những cái tạ nhẹ nhàng chỉ vài kg mà mình vẫn không nâng nổi, mệt đến mức chỉ muốn bỏ quách đi cho xong. 

 

Mình đã yếu đuối và nản chí như vậy. 

 

Nhưng sau một thời gian tập luyện, mình dần cảm thấy được sự thay đổi trong cơ thể, khỏe hơn, bền hơn, chạy được xa hơn, và nâng được những cái tạ nặng hơn.

 

Thay vì chỉ chạy được 1-2 phút là dừng, giờ mình có thể chạy 5 phút, thậm chí 10 phút. Ban đầu, mình không nâng nổi những cái tạ nhẹ nhất, nhưng giờ đã lên được 50 lbs (~23kg). 

 

Với người khác, những điều này có thể rất bình thường, chẳng đáng chú ý. Nhưng với mình, đó là cả một quá trình dài cố gắng. 

 

Đôi khi, có những điều tưởng chừng không thể nhưng chỉ cần kiên trì, tin tưởng và cho bản thân một cơ hội, mình hoàn toàn có thể biến nó thành hiện thực. Những lần vượt qua giới hạn như vậy đã cho mình rất nhiều động lực, niềm tin và hy vọng, khi tập luyện nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

4. “The grass is greener where we water it” – Năng lượng tập trung vào đâu thì ở đó sẽ phát triển

Khi đi tập, mình thường bắt đầu bằng 10-15 phút cardio như chạy bộ, đi bộ hay đạp xe. Sau đó là phần tập các nhóm cơ riêng như cơ tay, cơ vai, cơ lưng, cơ mông, cơ ngực… 

 

Ban đầu, mình muốn chú trọng vào cơ mông và cơ chân – những phần cơ thể mà mình thấy nó yếu và khiến mình dễ bị tự ti. Chính vì vậy, trước mỗi buổi tập, mình lên mạng tìm bài tập cụ thể, lên kế hoạch hôm nay tập gì, tập bao lâu, dùng máy nào, cách dùng ra sao – tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng.

 

Mình nhận ra rằng khi đặt mục tiêu và tập trung như vậy, các nhóm cơ đó phát triển nhanh hơn so với việc chỉ chạy bộ mà không chú trọng vào bất kỳ phần nào. Dù cơ thể vẫn khỏe toàn diện, nhưng mình không đạt được kết quả nhanh ở vùng mình mong muốn. 

 

Trong cuộc sống cũng vậy: khi ta tập trung thời gian, năng lượng và có kế hoạch rõ ràng, hiệu quả thì mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc hành động mông lung, không mục tiêu.

5. Để hành trình bền vững, mình cần tìm niềm vui trong đó

Đây là điều mình rút ra sau rất nhiều lần thử thách bản thân.

 

Trước đây, hồi cấp ba và đại học, mình cũng đã rất nhiều lần ép bản thân đi tập, nhưng lần nào cũng nản chí, bỏ cuộc. Có lần tập được 1-2 tuần, ban đầu hăng hái lắm, thậm chí tập một buổi mấy tiếng liền, nhưng hôm sau thì nghỉ ngang. Có lần còn mua membership cả năm, nhưng tập 1 tuần rồi đâu lại vào đấy.

 

Lần này thì khác. Trộm vía, mình đã tập được 2-3 tháng mà chưa có dấu hiệu bỏ cuộc. Sự khác biệt nằm ở chỗ: lần này mình tập vì bản thân, vì mình muốn khỏe hơn, đẹp hơn, thay vì đi tập chỉ vì bạn bè rủ rê mà không có mục tiêu rõ ràng. Quan trọng hơn, mình nhận ra rằng để quá trình được bền vững và lâu dài, mình phải tìm thấy niềm vui trong quá trình tập luyện.

 

Khi liên kết tập gym với niềm vui và sự tích cực, sự trì hoãn và những giọng nói tiêu cực trong đầu mình đã giảm đi rất nhiều. 

 

Mình cũng học cách tự thưởng cho bản thân sau mỗi buổi tập, tự nhủ: “Mình làm được rồi, giỏi quá, hôm nay mình đã cố gắng và mình rất tự hào về bản thân.” 

 

Hoặc đôi khi, mình cũng đem niềm vui ấy chia sẻ với những người thân yêu: “Hôm nay em chạy được 10 phút liền mà không nghỉ đó anh!” 

 

Những điều nhỏ bé ấy giúp mình cân bằng lại sự mệt mỏi, đau đớn lúc tập, và biến hành trình ở phòng gym thành một hành trình đáng mong chờ, và là nơi mà mình háo hức muốn đến mỗi ngày.

6. “Trust the process” – Tin vào quá trình

Hồi mới tập, dù mới chỉ vài ngày trôi qua thôi, mình đã soi gương và thất vọng vì chẳng thấy thay đổi gì: cơ chưa nở, chân chưa đẹp, cơ thể cũng chưa khỏe và bền hơn. 

 

Mình chán nản nghĩ bụng: “Tập mãi mà sao chẳng đẹp được như người ta, thôi tập làm gì?” Đó cũng là lý do mình từng bỏ cuộc rất nhiều lần trước đây. 

 

Nhưng lần này, mình đặt mình vào một tâm thế hoàn toàn khác: luôn nhắc nhở bản thân phải kiên trì và tin tưởng vào quá trình, vào những gì mình đang làm.

 

Những người có thân hình đẹp không phải tập một ngày mà có. Họ cũng phải kiên trì năm này qua năm khác, vượt qua những cám dỗ và giọng nói tiêu cực bên trong bản thân. 

 

Mình cũng vậy, mới tập vài hôm thì không thể đòi hỏi kết quả ngay được. Hơn nữa, dù bên ngoài chưa thấy thay đổi, bên trong cơ thể mình chắc chắn đang tiến bộ từng ngày – từ các tế bào đến các cơ, gân, và xương của mình đều đang có những sự thay đổi tích cực từ bên trong. 

 

Những tiến bộ đó đang không ngừng diễn ra cho đến một ngày sự thay đổi về lượng đủ nhiều sẽ dẫn đến sự thay đổi về thể chất và ngoại hình, và đó là lúc mà mình có được cơ thể mình hằng mong muốn.

7. Phải luôn thử thách bản thân 

Trong cuộc sống, chúng ta không nên và cũng không thể mãi đứng yên một chỗ. 

Tương tự với việc tập gym cũng vậy, mình không nên ở mãi một mức độ mà phải nâng những mức tạ nặng hơn, chạy xa hơn, và tăng tốc độ dần lên.

 

Sau một thời gian tập luyện, mình đã dễ dàng cảm nhận được được một mức độ trước đây đã từng rất khó với mình, nhưng giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

 

Và cũng chính lúc mình cảm thấy việc đẩy một cái tạ 10, 20 Ibs hay chạy bộ 5, 10 phút trở nên nhẹ nhàng, thì đó chính là dấu hiệu mà mình cần phải nâng mức độ lên.

 

Có như vậy thì cơ thể mình mới phát triển, các cơ mới to ra, khỏe hơn và độ bền của mình mới được tăng lên.

 

Trong cuộc sống cũng vậy, mình nhận ra rằng khi mình đang làm một công việc nào đó hoặc ở một vị trí nào đó mà cảm thấy không còn có nhiều thử thách hoặc quá dễ dàng, thì đó là một dấu hiệu cho thấy mình cần đặt ra một mục tiêu lớn hơn, để thử thách bản thân hơn. 

 

Và ngược lại, có những lúc bản thân đang làm một việc mà thấy khó khăn, thì không hẳn đó là điều xấu hay dấu hiệu cho thấy ta đang đi sai đường, mà có thể đó là dấu hiệu cho thấy ta đang phát triển, đang đi lên (growing pain).

 

Trên đây là hành trình và những bài học mình rút ra từ việc tập gym. Hy vọng câu chuyện của mình sẽ phần nào hữu ích cho bạn.

 

Còn bạn, bạn đã học được gì từ những hành trình thử thách của bản thân? Hãy chia sẻ với mình nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy

7 ĐIỀU MÀ MÌNH HỌC ĐƯỢC KHI ĐI TẬP GYM DR CHRISTINA NGUYỄN

7 ĐIỀU MÀ MÌNH HỌC ĐƯỢC KHI ĐI TẬP GYM

 

Bản thân mình từ trước tới giờ luôn là một con mọt sách chính hiệu. Mình có thể ngồi hàng giờ, thậm chí hằng ngày để viết lách, học bài, đọc sách, hay nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề gì đó mà không biết chán. 

 

Nhưng ngược lại, khi nói đến chuyện tập thể dục hay các hoạt động thể chất, đó là thứ mình hoàn toàn không có chút hứng thú nào. Hồi còn đi học ở Mỹ, các trường thường có môn thể dục gọi là Physical Education (PE), và nói thật, đó là những môn mình ghét cay ghét đắng. Cực chẳng đã thì mình phải học thôi, chứ thực sự chẳng thích chút nào.

 

Thế mà gần đây, mình quyết định đặt ra một thử thách cho bản thân: phải đi tập gym, mỗi tuần ít nhất 3-4 lần. Mới đó mà vài tháng đã trôi qua. Hôm nay, mình muốn chia sẻ với bạn 7 điều mà mình đã học được từ hành trình tập gym này – một hành trình mà trước đây mình không bao giờ nghĩ mình sẽ có thể làm được cho đến hôm nay.

1. Mình mình không thực sự khỏe như mình vẫn thường nghĩ

Từ trước tới giờ, mình luôn cảm thấy bản thân trộm vía cũng chẳng có vấn đề gì lớn về sức khỏe: ít ốm vặt, không mắc bệnh nan y hay bệnh nghiêm trọng, cũng chẳng phải uống thuốc nhiều. 

 

Mình ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, giữ cân nặng ở mức vừa phải và còn bổ sung vitamin thường xuyên. Vì thế, mình luôn đinh ninh rằng mình khỏe mạnh và có một thể lực rất tốt.

 

Nhưng những suy nghĩ này hoàn toàn thay đổi hoàn toàn khi mình bắt đầu tập chạy. 

 

Mới chỉ vài phút thôi mà mình đã thở hồng hộc, mệt bở hơi tai, thiếu điều muốn lắp bình oxy để thở cho đỡ mệt. Lúc đó, mình mới nhận ra sức khỏe thể chất của mình nó không thực sự giống như mình vẫn nghĩ. Nó giống như một cái tát thẳng vào mặt, làm mình bừng tỉnh và chú ý hơn đến sức khỏe thể chất, thay vì cứ tự huyễn hoặc bản thân.

2. Tập thể dục không chỉ rèn sức khỏe mà còn rèn ý chí và sự nỗ lực

Thật sự mà nói, mỗi bước chạy với mình là một thử thách không hơn không kém. Là một con mọt sách, trước đây số lần mình đến phòng gym chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

 

Giờ đây, dù đã đi tập thường xuyên hơn rồi nhưng mỗi bước chạy, mỗi lần đẩy tạ của mình đều có một giọng nói vang lên trong đầu: “Thôi nghỉ đi, mệt quá, hôm nay tập vậy là đủ rồi, cái nào khó quá thì bỏ qua.” Giọng nói ấy không ngừng vang lên, cám dỗ và thôi thúc mình dừng lại, chọn những thứ dễ dàng, thoải mái hơn.

 

Chính vì vậy, mình nhận ra tập gym không chỉ là thử thách về thể chất mà còn là thử thách về ý chí và giới hạn của bản thân. 

 

Có những ngày lười biếng nổi lên, nó thì thào: “Thôi, hôm nay đừng đi tập, ở nhà ngủ đi, ngoài trời mưa lắm, nắng lắm, lạnh lắm…” Hay những lúc: “Hôm nay đi làm, đi chơi về mệt rồi, bỏ một hôm có sao đâu, mai mốt đi bù cũng được.” 

 

Mình tin rằng bất kỳ ai khi bắt đầu một thử thách tốt cho bản thân, như việc tập gym chẳng hạn, đều phải đối mặt với những cám dỗ tương tự.

 

Điều đó càng khiến mình khâm phục hơn những người rèn luyện thể thao, những vận động viên. Để có được thành quả hôm nay, họ đã phải trải qua hàng ngàn, hàng chục ngàn giờ vượt qua chính mình, vượt qua những giới hạn và cám dỗ của bản thân.

3. Vượt qua những giới hạn tưởng chừng không thể

Lúc mới bắt đầu, chỉ chạy một vài phút thôi mình đã thở hồng hộc. Những cái tạ nhẹ nhàng chỉ vài kg mà mình vẫn không nâng nổi, mệt đến mức chỉ muốn bỏ quách đi cho xong. 

 

Mình đã yếu đuối và nản chí như vậy. 

 

Nhưng sau một thời gian tập luyện, mình dần cảm thấy được sự thay đổi trong cơ thể, khỏe hơn, bền hơn, chạy được xa hơn, và nâng được những cái tạ nặng hơn.

 

Thay vì chỉ chạy được 1-2 phút là dừng, giờ mình có thể chạy 5 phút, thậm chí 10 phút. Ban đầu, mình không nâng nổi những cái tạ nhẹ nhất, nhưng giờ đã lên được 50 lbs (~23kg). 

 

Với người khác, những điều này có thể rất bình thường, chẳng đáng chú ý. Nhưng với mình, đó là cả một quá trình dài cố gắng. 

 

Đôi khi, có những điều tưởng chừng không thể nhưng chỉ cần kiên trì, tin tưởng và cho bản thân một cơ hội, mình hoàn toàn có thể biến nó thành hiện thực. Những lần vượt qua giới hạn như vậy đã cho mình rất nhiều động lực, niềm tin và hy vọng, khi tập luyện nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

4. “The grass is greener where we water it” – Năng lượng tập trung vào đâu thì ở đó sẽ phát triển

Khi đi tập, mình thường bắt đầu bằng 10-15 phút cardio như chạy bộ, đi bộ hay đạp xe. Sau đó là phần tập các nhóm cơ riêng như cơ tay, cơ vai, cơ lưng, cơ mông, cơ ngực… 

 

Ban đầu, mình muốn chú trọng vào cơ mông và cơ chân – những phần cơ thể mà mình thấy nó yếu và khiến mình dễ bị tự ti. Chính vì vậy, trước mỗi buổi tập, mình lên mạng tìm bài tập cụ thể, lên kế hoạch hôm nay tập gì, tập bao lâu, dùng máy nào, cách dùng ra sao – tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng.

 

Mình nhận ra rằng khi đặt mục tiêu và tập trung như vậy, các nhóm cơ đó phát triển nhanh hơn so với việc chỉ chạy bộ mà không chú trọng vào bất kỳ phần nào. Dù cơ thể vẫn khỏe toàn diện, nhưng mình không đạt được kết quả nhanh ở vùng mình mong muốn. 

 

Trong cuộc sống cũng vậy: khi ta tập trung thời gian, năng lượng và có kế hoạch rõ ràng, hiệu quả thì mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc hành động mông lung, không mục tiêu.

5. Để hành trình bền vững, mình cần tìm niềm vui trong đó

Đây là điều mình rút ra sau rất nhiều lần thử thách bản thân.

 

Trước đây, hồi cấp ba và đại học, mình cũng đã rất nhiều lần ép bản thân đi tập, nhưng lần nào cũng nản chí, bỏ cuộc. Có lần tập được 1-2 tuần, ban đầu hăng hái lắm, thậm chí tập một buổi mấy tiếng liền, nhưng hôm sau thì nghỉ ngang. Có lần còn mua membership cả năm, nhưng tập 1 tuần rồi đâu lại vào đấy.

 

Lần này thì khác. Trộm vía, mình đã tập được 2-3 tháng mà chưa có dấu hiệu bỏ cuộc. Sự khác biệt nằm ở chỗ: lần này mình tập vì bản thân, vì mình muốn khỏe hơn, đẹp hơn, thay vì đi tập chỉ vì bạn bè rủ rê mà không có mục tiêu rõ ràng. Quan trọng hơn, mình nhận ra rằng để quá trình được bền vững và lâu dài, mình phải tìm thấy niềm vui trong quá trình tập luyện.

 

Khi liên kết tập gym với niềm vui và sự tích cực, sự trì hoãn và những giọng nói tiêu cực trong đầu mình đã giảm đi rất nhiều. 

 

Mình cũng học cách tự thưởng cho bản thân sau mỗi buổi tập, tự nhủ: “Mình làm được rồi, giỏi quá, hôm nay mình đã cố gắng và mình rất tự hào về bản thân.” 

 

Hoặc đôi khi, mình cũng đem niềm vui ấy chia sẻ với những người thân yêu: “Hôm nay em chạy được 10 phút liền mà không nghỉ đó anh!” 

 

Những điều nhỏ bé ấy giúp mình cân bằng lại sự mệt mỏi, đau đớn lúc tập, và biến hành trình ở phòng gym thành một hành trình đáng mong chờ, và là nơi mà mình háo hức muốn đến mỗi ngày.

6. “Trust the process” – Tin vào quá trình

Hồi mới tập, dù mới chỉ vài ngày trôi qua thôi, mình đã soi gương và thất vọng vì chẳng thấy thay đổi gì: cơ chưa nở, chân chưa đẹp, cơ thể cũng chưa khỏe và bền hơn. 

 

Mình chán nản nghĩ bụng: “Tập mãi mà sao chẳng đẹp được như người ta, thôi tập làm gì?” Đó cũng là lý do mình từng bỏ cuộc rất nhiều lần trước đây. 

 

Nhưng lần này, mình đặt mình vào một tâm thế hoàn toàn khác: luôn nhắc nhở bản thân phải kiên trì và tin tưởng vào quá trình, vào những gì mình đang làm.

 

Những người có thân hình đẹp không phải tập một ngày mà có. Họ cũng phải kiên trì năm này qua năm khác, vượt qua những cám dỗ và giọng nói tiêu cực bên trong bản thân. 

 

Mình cũng vậy, mới tập vài hôm thì không thể đòi hỏi kết quả ngay được. Hơn nữa, dù bên ngoài chưa thấy thay đổi, bên trong cơ thể mình chắc chắn đang tiến bộ từng ngày – từ các tế bào đến các cơ, gân, và xương của mình đều đang có những sự thay đổi tích cực từ bên trong. 

 

Những tiến bộ đó đang không ngừng diễn ra cho đến một ngày sự thay đổi về lượng đủ nhiều sẽ dẫn đến sự thay đổi về thể chất và ngoại hình, và đó là lúc mà mình có được cơ thể mình hằng mong muốn.

7. Phải luôn thử thách bản thân 

Trong cuộc sống, chúng ta không nên và cũng không thể mãi đứng yên một chỗ. 

Tương tự với việc tập gym cũng vậy, mình không nên ở mãi một mức độ mà phải nâng những mức tạ nặng hơn, chạy xa hơn, và tăng tốc độ dần lên.

 

Sau một thời gian tập luyện, mình đã dễ dàng cảm nhận được được một mức độ trước đây đã từng rất khó với mình, nhưng giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

 

Và cũng chính lúc mình cảm thấy việc đẩy một cái tạ 10, 20 Ibs hay chạy bộ 5, 10 phút trở nên nhẹ nhàng, thì đó chính là dấu hiệu mà mình cần phải nâng mức độ lên.

 

Có như vậy thì cơ thể mình mới phát triển, các cơ mới to ra, khỏe hơn và độ bền của mình mới được tăng lên.

 

Trong cuộc sống cũng vậy, mình nhận ra rằng khi mình đang làm một công việc nào đó hoặc ở một vị trí nào đó mà cảm thấy không còn có nhiều thử thách hoặc quá dễ dàng, thì đó là một dấu hiệu cho thấy mình cần đặt ra một mục tiêu lớn hơn, để thử thách bản thân hơn. 

 

Và ngược lại, có những lúc bản thân đang làm một việc mà thấy khó khăn, thì không hẳn đó là điều xấu hay dấu hiệu cho thấy ta đang đi sai đường, mà có thể đó là dấu hiệu cho thấy ta đang phát triển, đang đi lên (growing pain).

 

Trên đây là hành trình và những bài học mình rút ra từ việc tập gym. Hy vọng câu chuyện của mình sẽ phần nào hữu ích cho bạn.

 

Còn bạn, bạn đã học được gì từ những hành trình thử thách của bản thân? Hãy chia sẻ với mình nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email