3 ĐIỀU BÁC SĨ CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ Y

DR CHRISTINA NGUYỄN NHỮNG ĐIỀU BÁC SĨ CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ Y

NHỮNG ĐIỀU BÁC SĨ CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ Y

1. QUY TẮC 80/20

Có một quy tắc mà mình luôn sử dụng trong những cuộc thăm khám với bệnh nhân chính là quy tắc 80/20 – 80% LẮNG NGHE 20% NÓI.

 

Tuỳ vào lý do bệnh nhân đến khám ngày hôm đó thì tỷ lệ này có thể thay đổi (70-30 hoặc 60-40), nhưng điều quan trọng chính là LẮNG NGHE NHIỀU HƠN NÓI.

 

Trong tất cả các cuộc khảo sát bệnh nhân tại Mỹ thì lý do khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy yêu mến bác sĩ chính là “Bác sĩ lắng nghe” và lý do khiến nhiều bệnh nhân không thích một bác sĩ nào đó nhất chính là “Bác sĩ không lắng nghe.”

 

Do đó, để có được được sự tin tưởng yêu mến của bệnh nhân thì kỹ năng quan trọng nhất để rèn luyện chính là ACTIVE LISTENING – LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG.

 

Ngoài ra, khi lắng nghe thì mình cũng hiểu được vấn đề và mong muốn thực sự của bệnh nhân một cách nhanh chóng hơn, và từ đó có được sự chẩn đoán và điều trị chính xác và phù hợp.

2. QUẢN LÝ CẢM XÚC CÁ NHÂN

Là bác sĩ, sẽ không tránh được tình huống chúng ta gặp bệnh nhân khó tính, hoặc dường như “vô lý.”

 

Có thể họ sẽ nói những điều khiến chúng ta cảm thấy tự ái và bị công kích cá nhân. Cũng có thể là thái độ giận dữ, không hợp tác.

 

Những lúc này điều quan trọng nhất chính là sự quản lý được cảm xúc cá nhân, không để cho những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sáng suốt và cách hành xử của chúng ta.

 

Thật sự, điều này nói dễ hơn làm, và đòi hỏi một sự bản lĩnh không nhỏ. Bản thân mình cũng đang tập luyện tu dưỡng mỗi ngày để rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.

 

Một điều hữu ích đối với mình trong lúc này chính là ghi nhớ rằng “It’s not about me” đại ý là “Bệnh nhân như thế không phải vì mình.”

 

Thật vậy, có những trường hợp bệnh nhân đang đau, đang khó chịu trong người, đang lo lắng, đang sợ hãi, hoặc đang giận cá chém thớt nên mới có lời nói, thái độ, hành động như thế.

 

Những trường hợp này bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ. Và chúng ta là bác sĩ thì cần giúp đỡ bệnh nhân thấy rõ vấn đề và giúp họ giải quyết những vấn đề đó một cách ổn thoả, chuyên nghiệp.

3. MÀU ÁO TRẮNG

Đối với mình, màu áo trắng của bác sĩ có một ý nghĩa đặc biệt. Màu trắng tương trưng cho tâm thế và cảm xúc trung lập của mình khi chuẩn bị vào trò chuyện với một bệnh nhân.

 

Khi mình nghe câu chuyện của bệnh nhân, chiếc áo của mình sẽ đổi màu để hoà với màu của bệnh nhân.

 

Mình cùng hân hoan chúc mừng bệnh nhân khi họ đạt được mục tiêu đề ra – giảm được vài kg, số Hgb A1c giảm chạm đến mục tiêu.

 

Mình đồng cảm sẻ chia nỗi buồn và lo lắng của bệnh nhân khi họ đang gặp vấn đề căng thẳng trong cuộc sống.

 

Và sau khi bước ra khỏi phòng, thì mình phải làm một điều đó là đưa màu áo về lại màu trắng, để lại giữ cho mình một tâm thế sẵn sàng đón nhận cho bệnh nhân tiếp theo, để không mang cảm xúc từ bệnh nhân đến với một bệnh nhân khác.

 

Không những thế,  là bác sĩ mình cũng là con người, và cũng có cuộc sống riêng ngoài công việc, với những nỗi lo lắng, sự bất ổn, hay cảm xúc cá nhân.

 

Nhưng mình luôn tâm niệm rằng không được mang những màu sắc cá nhân vào với bệnh nhân. Phải giữ cho mình “màu áo trắng” để không ảnh hưởng đến bệnh nhân.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy

DR CHRISTINA NGUYỄN NHỮNG ĐIỀU BÁC SĨ CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ Y

NHỮNG ĐIỀU BÁC SĨ CẦN BIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ Y

1. QUY TẮC 80/20

Có một quy tắc mà mình luôn sử dụng trong những cuộc thăm khám với bệnh nhân chính là quy tắc 80/20 – 80% LẮNG NGHE 20% NÓI.

 

Tuỳ vào lý do bệnh nhân đến khám ngày hôm đó thì tỷ lệ này có thể thay đổi (70-30 hoặc 60-40), nhưng điều quan trọng chính là LẮNG NGHE NHIỀU HƠN NÓI.

 

Trong tất cả các cuộc khảo sát bệnh nhân tại Mỹ thì lý do khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy yêu mến bác sĩ chính là “Bác sĩ lắng nghe” và lý do khiến nhiều bệnh nhân không thích một bác sĩ nào đó nhất chính là “Bác sĩ không lắng nghe.”

 

Do đó, để có được được sự tin tưởng yêu mến của bệnh nhân thì kỹ năng quan trọng nhất để rèn luyện chính là ACTIVE LISTENING – LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG.

 

Ngoài ra, khi lắng nghe thì mình cũng hiểu được vấn đề và mong muốn thực sự của bệnh nhân một cách nhanh chóng hơn, và từ đó có được sự chẩn đoán và điều trị chính xác và phù hợp.

2. QUẢN LÝ CẢM XÚC CÁ NHÂN

Là bác sĩ, sẽ không tránh được tình huống chúng ta gặp bệnh nhân khó tính, hoặc dường như “vô lý.”

 

Có thể họ sẽ nói những điều khiến chúng ta cảm thấy tự ái và bị công kích cá nhân. Cũng có thể là thái độ giận dữ, không hợp tác.

 

Những lúc này điều quan trọng nhất chính là sự quản lý được cảm xúc cá nhân, không để cho những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sáng suốt và cách hành xử của chúng ta.

 

Thật sự, điều này nói dễ hơn làm, và đòi hỏi một sự bản lĩnh không nhỏ. Bản thân mình cũng đang tập luyện tu dưỡng mỗi ngày để rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.

 

Một điều hữu ích đối với mình trong lúc này chính là ghi nhớ rằng “It’s not about me” đại ý là “Bệnh nhân như thế không phải vì mình.”

 

Thật vậy, có những trường hợp bệnh nhân đang đau, đang khó chịu trong người, đang lo lắng, đang sợ hãi, hoặc đang giận cá chém thớt nên mới có lời nói, thái độ, hành động như thế.

 

Những trường hợp này bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ. Và chúng ta là bác sĩ thì cần giúp đỡ bệnh nhân thấy rõ vấn đề và giúp họ giải quyết những vấn đề đó một cách ổn thoả, chuyên nghiệp.

3. MÀU ÁO TRẮNG

Đối với mình, màu áo trắng của bác sĩ có một ý nghĩa đặc biệt. Màu trắng tương trưng cho tâm thế và cảm xúc trung lập của mình khi chuẩn bị vào trò chuyện với một bệnh nhân.

 

Khi mình nghe câu chuyện của bệnh nhân, chiếc áo của mình sẽ đổi màu để hoà với màu của bệnh nhân.

 

Mình cùng hân hoan chúc mừng bệnh nhân khi họ đạt được mục tiêu đề ra – giảm được vài kg, số Hgb A1c giảm chạm đến mục tiêu.

 

Mình đồng cảm sẻ chia nỗi buồn và lo lắng của bệnh nhân khi họ đang gặp vấn đề căng thẳng trong cuộc sống.

 

Và sau khi bước ra khỏi phòng, thì mình phải làm một điều đó là đưa màu áo về lại màu trắng, để lại giữ cho mình một tâm thế sẵn sàng đón nhận cho bệnh nhân tiếp theo, để không mang cảm xúc từ bệnh nhân đến với một bệnh nhân khác.

 

Không những thế,  là bác sĩ mình cũng là con người, và cũng có cuộc sống riêng ngoài công việc, với những nỗi lo lắng, sự bất ổn, hay cảm xúc cá nhân.

 

Nhưng mình luôn tâm niệm rằng không được mang những màu sắc cá nhân vào với bệnh nhân. Phải giữ cho mình “màu áo trắng” để không ảnh hưởng đến bệnh nhân.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email