
LÝ DO LỚN NHẤT KHIẾN BẠN BỊ ĐIỂM THẤP VÀ TRƯỢT KỲ THI USMLE STEP 1 LÀ GÌ?
Khi mới tìm hiểu về con đường nội trú y khoa tại Mỹ nói chung và kỳ thi USMLE Step 1 nói riêng, chắc hẳn bạn đã từng lên mạng, Google những câu hỏi như: “USMLE Step 1 là gì? Học USMLE Step 1 như thế nào cho hiệu quả?”
Bạn cũng sẽ nhận được vô số lời khuyên từ những người đã trải qua kỳ thi này. Họ chia sẻ về tất cả mọi thứ mà không “giấu nghề” bất kỳ điều gì, từ sách vở, tài liệu đến chiến lược ôn luyện…
Bạn nghe lời khuyên của họ, cũng mua UWorld, First Aid, hay Anki, và làm theo y hệt với những gì họ chỉ. Bạn tin rằng nếu làm đúng như họ, bạn cũng sẽ đạt được kết quả tương tự. Nhưng thực tế, kết quả lại hoàn không như mong đợi. Khi học những tài liệu đó bạn thấy choáng ngợp, khô khan, thậm chí đạt kết quả không như mong muốn trong kỳ thi quan trọng nhất của mình.
Tại sao lại như vậy?
Bạn không phải là “bản sao” của người khác
Bạn là một cá thể hoàn toàn khác biệt, bạn và họ có những điểm mạnh, điểm yếu và xuất phát điểm hoàn toàn nhau. Kể cả một cặp sinh đôi cùng trứng cũng vậy, bạn cũng sẽ có những điểm khác với anh chị em của mình.
Khi xem những video chia sẻ kinh nghiệm từ các bác sĩ đã thành công, bạn sẽ thấy nhiều người trong số họ đến từ các nước như Ấn Độ, Trung Đông, Canada, hoặc châu Âu.
Các trường y ở những quốc gia này thường có chương trình đào tạo bài bản bằng tiếng Anh, gần với phong cách y khoa của Mỹ. Họ đã học bằng tiếng Anh từ đầu, nên khi ôn USMLE, họ chỉ cần củng cố kiến thức chứ không phải học lại nhiều thứ từ đầu.
Có nhiều bạn hỏi mình:
“Chị ơi, sao em nghe người ta nói ôn USMLE Step 1, chỉ sau 6 tháng là họ đã xong và đi thi rồi. Tại sao em ôn hơn 6 tháng rồi mà em vẫn chưa được đi thi?”
Hoặc:
“Tại sao họ chỉ cần ôn USMLE Step 2 CK khoảng 2 tháng là xong còn em bây giờ vẫn chưa được thi?”
Những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó chỉ đúng với những người học y ở Mỹ, hoặc học y ở nước ngoài, nơi mà việc giảng dạy được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Còn bây giờ áp dụng vào trường hợp của bạn, bạn học y ở Việt Nam, mọi thứ rất mới lạ.
Có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành, thậm chí cả đời bạn chưa bao giờ thấy nó một lần, nhưng bây giờ bạn không chỉ cần hiểu nghĩa của nó không thôi đâu, mà còn phải áp dụng vào các case lâm sàng và giải quyết câu hỏi trong đề thi.
Nó rất chuyên sâu, chứ không phải chỉ đơn thuần là bạn dịch ra được “Ồ, cái xương này, bệnh này, triệu chứng này gọi là gì trong tiếng Việt?”
Hơn nữa, khi bạn làm câu hỏi USMLE mà bạn vẫn cứ ngồi dịch ra tiếng Việt trong đầu, thì bạn đã thua rồi. Vì tính trung bình, mỗi câu hỏi dài cả nửa trang A4 như vậy bạn chỉ được làm trong 1 phút 30 giây!
Chính vì thế, bạn không thể tùy tiện áp dụng tất cả những gì bạn thấy trên mạng rồi về làm theo.
Tiếp đến, mỗi người sẽ phù hợp với những phong cách học tập và đòi hỏi những công cụ khác nhau.
Ví dụ như có những người thì họ học và rất thích dùng Anki, họ thấy rằng khi dùng Anki, họ nhớ rất tốt. Nhưng lại có người cảm thấy nó tốn thời gian và kiến thức học được rất rời rạc, không ăn nhập với nhau.
Rồi có những người thì cảm thấy giao diện và cách dùng của Anki không phù hợp với bản thân, lại thích hợp với Quizlet hơn.
Hoặc có người thì thích làm UWorld ngay từ đầu, họ cảm thấy như vậy thì mình nhớ lâu hơn, nhưng có người lại cảm thấy bị ngợp, không thể nhảy vào làm ngay từ đầu được, mà phải chuẩn bị cho bản thân một kiến thức nền tốt trước rồi mới bắt đầu học UWorld sau.
Lại có người họ sẽ học First Aid ngay từ đầu và cảm thấy nó vừa sức với họ nhưng cũng có những người chỉ cần đọc xong mấy trang đã choáng và phải đi ra, vì kiến thức nền của họ còn hổng rất nhiều mà First Aid thì lại quá cô đọng.
Rồi có người thì lại vừa đi học vừa đi làm. Ví dụ như ban ngày đi làm ở bệnh viện, xong rồi tối về tranh thủ học thêm, vẫn có thể thi đậu, nhưng đa phần thì không thể làm được điều đó vì kiến thức nền của họ đã mai một từ lâu, cộng cách học của họ là phải tập trung vào một thứ, họ dễ bị phân tâm và không thể ôm đồm nhiều việc cùng lúc.
Bạn không thể cứ làm theo những gì người khác nói mà không hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Nếu không có một lộ trình học tập được thiết kế riêng, bạn sẽ dễ dàng bị quá tải và burnout. Khi đó, việc học trở nên vô nghĩa, và bạn rất dễ cảm thấy chán nản, thậm chí muốn từ bỏ.
Đây chính là lý do vì sao mình lựa chọn hướng đi riêng là Coaching 1-1 và thiết kế lộ trình cá nhân hóa cho từng học viên của mình.
Ngay từ khâu đầu vào, qua quá trình tiếp xúc, đánh giá và thử nghiệm, mình sẽ giúp các bạn ấy xác định được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, phong cách học của họ là gì, phong cách nào là hiệu quả nhất đối với họ. Từ đó mà điều chỉnh kế hoạch học và thời khóa biểu học sao cho phù hợp với từng người.
Cùng là một chương trình Coaching, nhưng không phải ai cũng giống ai.
Có những bạn ngoài việc học Step 1, mình muốn em phải làm thêm research, phải đi thêm volunteer. Nhưng lại có những bạn, mình lại không muốn em làm gì hết ngoài việc tập trung học Step 1 trong thời điểm đó.
Ngoài ra, mình cũng phải sắp xếp, điều chỉnh chương trình học trong từng giai đoạn cụ thể để làm sao có hiệu quả nhất cho các bạn.
Có những lúc trong chương trình Coaching của mình, mình nói với các em: “Bây giờ chị không muốn em học Step 1, chị muốn em phải ngưng lại tất cả mọi thứ liên quan đến USMLE và chương trình nội trú này. Chị muốn em phải nghỉ 1 tuần, đi thư giãn, đi chơi và không làm gì liên quan đến cái này hết.”
Vì đó là thời điểm mà bạn ấy rất burn out và cảm thấy chán ghét việc học USMLE Step 1, mỗi ngày mình đều phải gọi điện và làm công tác tư tưởng với em. (Đây là điều mà các bạn IMG rất thường gặp khi học USMLE.) Và sau đó, khi mà tinh thần của em ổn định lại rồi thì mình mới cho em học tiếp.
Nhưng mà đối với những bạn khác, thì mình mình lại thấy em ấy làm như vậy là ok rồi. Và trong thời điểm đó, mình còn muốn em phân bổ thời gian để làm thêm những việc khác nữa. Vì mình biết em đủ khả năng, đủ sức, và đủ sự tập trung để làm được những thứ khác ngoài việc học Step 1 trong thời điểm đó.
Đó là điều mà mình mang đến cho các bạn học viên của mình – cá nhân hóa lộ trình đến từng bước nhỏ để giúp các bạn có thể đi đến đích cuối cùng. Vì mỗi người là một phiên bản hoàn toàn khác biệt, không ai là “bản sao” của bất kỳ ai hết.
Nhận Coaching 1-1 tuy nó làm mình vất vả hơn, stress hơn và cần nhiều thời gian hơn để “hái quả”, nhưng hơn ai hết, mình hiểu được việc cá nhân hóa quan trọng đến như thế nào trên cho con đường này.
Đây là một cuộc đua marathon, một thử thách rất lớn, một hành trình rất dài, và nó không dành cho tất cả mọi người.
Chính vì thế, mình không lựa chọn mở những lớp đại trà, ví dụ như lớp đại trà dạy Step 1, Step 2 CK… nơi mà mình chỉ cần quay video 1 lần và rất nhiều người có thể đăng ký để học.
Vì nếu lựa chọn như thế đối với mình chẳng khác nào đem con bỏ chợ!
Mình không thể đi sâu, hiểu sâu và tạo ra những chương trình học, những kế hoạch riêng cho mỗi người. Mình cũng sẽ không thể nắm bắt được rằng bạn học được gì từ những chương trình như thế, bạn áp dụng ra sao vào con đường của mình và liệu rằng có có thực sự hữu ích cho bạn không?
Tổng kết lại, mình chỉ muốn nhắn gửi một điều rằng, lý do lớn nhất khiến bạn bị điểm thấp hoặc trượt USMLE Step 1 hoàn toàn không phải vì bạn kém cỏi, mà vì bạn chưa tìm được phương pháp học phù hợp và chưa có một kế hoạch học tập cá nhân hóa cho riêng mình.
Đừng so sánh bản thân với người khác, vì mỗi người có một hành trình riêng. “Bạn sinh ra đã là một bản gốc, đừng chết đi như một bản sao“.Hãy hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, và tìm một người đủ năng lực để hướng dẫn và đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục giấc mơ của mình.
Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ làm bác sĩ tại Mỹ, hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích cho bạn.
Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết này nhé!
Dr. Christina Nguyen
Phoenix Medical Academy