Ở MỸ VÀO CẤP CỨU MÀ CHƯA ĐÓNG TẠM ỨNG SẼ RA SAO

Ở MỸ VÀO CẤP CỨU MÀ CHƯA ĐÓNG TẠM ỨNG SẼ NHƯ THẾ NÀO dr christina nguyễn

Ở MỸ VÀO CẤP CỨU MÀ CHƯA ĐÓNG TẠM ỨNG SẼ RA SAO?

1. Trường hợp cháu bé "nộp đủ tiền mới cấp cứu"

Trong những ngày gần đây, mạng xã hội lan tỏa chóng mặt clip “nộp đủ tiền mới cấp cứu” cho em bé 4 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Dù chưa rõ cụ thể sự việc, đoạn video này cũng không khỏi gây phẫn nộ cho mọi người khi xem.

 

Tính mạng con người là quan trọng trên hết, thì tại sao lại phải đòi “tạm ứng” mới cứu?  

 

Chưa biết thực hư như thế nào. Dẫu vậy, mình đã từng nghe các anh chị trong nghề ở Việt Nam chia sẻ rằng trong khi người bác sĩ thì luôn muốn cứu bệnh nhân thì đôi khi lại gặp phải những tình huống éo le như đã điều trị qua cơn nguy kịch, nhưng bệnh nhân lại trốn viện. Kết quả là chính bác sĩ và ekip nhân viên y tế đã cứu mạng bệnh nhân đó lại phải bỏ tiền túi ra để bù viện phí cho họ.

 

Quả thật, việc cân bằng giữa trách nhiệm cứu người và đảm bảo tài chính cho bệnh viện là một vấn đề nan giải cho ngành y tế. Ai cũng muốn cống hiến cho nghề mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính như vậy.

 

Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề này cũng phổ biến trong ngành y của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ. Tại đây, những trường hợp người nhập cư bất hợp pháp hay những người thu nhập thấp, không có bảo hiểm,… nhập viện vào khoa cấp cứu nhiều vô số kể. 

2. Ở Mỹ, các bác sĩ xử lý tình huống này thế nào?

Tại Mỹ, có một đạo luật quan trọng gọi là EMTALA – Emergency Medical Treatment and Labor Act, được ban hành năm 1986.

 

Đây là đạo luật liên bang nhằm đảm bảo bệnh nhân không bị từ chối điều trị trong các trường hợp cấp cứu, bất kể khả năng chi trả, tình trạng bảo hiểm, hay tình trạng pháp lý của họ là như thế nào.

Những điểm chính của luật EMTALA:

2.1 Sàng lọc y tế ban đầu (Medical Screening Examination – MSE): 

    • Khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu, bệnh viện phải có trách nhiệm thực hiện thăm khám sàng lọc đầy đủ để xác định xem bệnh nhân có đang trong tình trạng cấp cứu hay không.
    • Việc sàng lọc không được trì hoãn để hỏi thông tin tài chính hay bảo hiểm trong bất kỳ trường hợp nào.

2.2 Ổn định tình trạng cấp cứu (Stabilization):

Nếu xác định có tình trạng cấp cứu, bệnh viện phải điều trị ổn định trước khi cho bệnh nhân chuyển viện hoặc xuất viện.

Ví dụ: Bệnh nhân gặp một tai nạn gây mất máu nặng, bệnh viện phải có trách nhiệm xử lý ổn tình trạng mất máu trước khi chuyển viện lên tuyến trên.

 

2.3 Chuyển viện đúng quy định:

Trong trường hợp cần chuyển bệnh nhân sang cơ sở khác, việc chuyển viện phải:

      • Có lý do chính đáng (ví dụ: bệnh viện hiện tại thiếu thiết bị hoặc chuyên môn).
      • Đảm bảo bệnh nhân đã ổn định, hoặc việc chuyển là cần thiết.
      • Được thực hiện an toàn với phương tiện và sự chăm sóc phù hợp.

 

2.4 Không từ chối chăm sóc vì lý do tài chính hoặc pháp lý:

Luật quy định rõ, bệnh viện không được từ chối khám hay điều trị cấp cứu chỉ vì bệnh nhân không có bảo hiểm, không đủ tiền, hoặc là người nhập cư không có giấy tờ.

3. Sau khi điều trị, ai sẽ là người trả tiền?

3.1 Trường hợp bệnh nhân có bảo hiểm (Medicare, Medicaid, hoặc bảo hiểm tư nhân):

  • Bảo hiểm sẽ chi trả theo hợp đồng đã ký.
  • Bệnh nhân có thể phải trả một phần chi phí như “copay”, “deductible”, hoặc “coinsurance” tùy thuộc vào hợp đồng bảo hiểm. Những phần này, bệnh nhân cũng không phải trả ngay mà có thể đợi đến bệnh viện gởi hoá đơn về nhà mới trả. 

3.2 Trường hợp bệnh nhân không có bảo hiểm: 

  • Bệnh viện vẫn gửi hóa đơn đầy đủ cho bệnh nhân sau khi cấp cứu. Khi này, bệnh nhân sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí.
  • Trong trường hợp khả năng chi trả của người bệnh hạn chế (ví dụ: người thu nhập thấp hoặc không có thu nhập), nhiều bệnh viện có chính sách hỗ trợ tài chính (financial assistance/charity care). Khi đó: 
    • Bệnh nhân có thể nộp đơn xin giảm hoặc miễn phí viện phí dựa trên thu nhập. 
    • Hầu hết các tiểu bang ở Mỹ đều có luật yêu cầu bệnh viện cung cấp hỗ trợ tài chính cho người thu nhập thấp.
    • Nếu bệnh nhân không hợp tác trả viện phí:
      • Bệnh viện có thể gửi hóa đơn cho công ty đòi nợ (collection agency), ảnh hưởng đến điểm tín dụng (credit score) của bệnh nhân (Ở Mỹ credit score rất quan trọng, nếu điểm credit của bạn xấu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay tiền, thuê nhà, mua xe và thậm chí là việc tìm việc làm sau này).

 

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn nợ tiền từ những lần thăm khám trước, luật EMTALA vẫn đảm bảo bệnh viện không được từ chối cấp cứu trong tương lai. 

 

Nói tóm lại, EMTALA giúp cho các bác sĩ và bệnh viện tập trung vào việc cứu người. “Cứu người trước, còn lại tính sau!” 

 

Cách tiếp cận này là một chính sách cực kỳ nhân đạo khi ưu tiên bảo vệ sức khỏe và tính mạng bệnh nhân và vẫn đảm bảo việc hệ thống y tế có thể vận hành mà không bị phá sản. 

 

Vậy còn cách làm ở Việt Nam thì sẽ như thế nào? Có đạo luật nào tương tự với EMTALA không, bạn hãy cùng comment chia sẻ thêm cho mình biết với nhé.

 

Hi vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Bạn nghĩ sao về cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề này? Hãy comment chia sẻ ý kiến hoặc kinh nghiệm của bạn nhé!

 

Nếu thích bài viết, hãy comment “yes” để ủng hộ.

 

Dr. Christina Nguyễn
Phoenix Medical Academy

Ở MỸ VÀO CẤP CỨU MÀ CHƯA ĐÓNG TẠM ỨNG SẼ NHƯ THẾ NÀO dr christina nguyễn

Ở MỸ VÀO CẤP CỨU MÀ CHƯA ĐÓNG TẠM ỨNG SẼ RA SAO?

1. Trường hợp cháu bé "nộp đủ tiền mới cấp cứu"

Trong những ngày gần đây, mạng xã hội lan tỏa chóng mặt clip “nộp đủ tiền mới cấp cứu” cho em bé 4 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Dù chưa rõ cụ thể sự việc, đoạn video này cũng không khỏi gây phẫn nộ cho mọi người khi xem.

 

Tính mạng con người là quan trọng trên hết, thì tại sao lại phải đòi “tạm ứng” mới cứu?  

 

Chưa biết thực hư như thế nào. Dẫu vậy, mình đã từng nghe các anh chị trong nghề ở Việt Nam chia sẻ rằng trong khi người bác sĩ thì luôn muốn cứu bệnh nhân thì đôi khi lại gặp phải những tình huống éo le như đã điều trị qua cơn nguy kịch, nhưng bệnh nhân lại trốn viện. Kết quả là chính bác sĩ và ekip nhân viên y tế đã cứu mạng bệnh nhân đó lại phải bỏ tiền túi ra để bù viện phí cho họ.

 

Quả thật, việc cân bằng giữa trách nhiệm cứu người và đảm bảo tài chính cho bệnh viện là một vấn đề nan giải cho ngành y tế. Ai cũng muốn cống hiến cho nghề mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính như vậy.

 

Không chỉ ở Việt Nam, vấn đề này cũng phổ biến trong ngành y của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ. Tại đây, những trường hợp người nhập cư bất hợp pháp hay những người thu nhập thấp, không có bảo hiểm,… nhập viện vào khoa cấp cứu nhiều vô số kể. 

2. Ở Mỹ, các bác sĩ xử lý tình huống này thế nào?

Tại Mỹ, có một đạo luật quan trọng gọi là EMTALA – Emergency Medical Treatment and Labor Act, được ban hành năm 1986.

 

Đây là đạo luật liên bang nhằm đảm bảo bệnh nhân không bị từ chối điều trị trong các trường hợp cấp cứu, bất kể khả năng chi trả, tình trạng bảo hiểm, hay tình trạng pháp lý của họ là như thế nào.

Những điểm chính của luật EMTALA:

2.1 Sàng lọc y tế ban đầu (Medical Screening Examination – MSE): 

    • Khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu, bệnh viện phải có trách nhiệm thực hiện thăm khám sàng lọc đầy đủ để xác định xem bệnh nhân có đang trong tình trạng cấp cứu hay không.
    • Việc sàng lọc không được trì hoãn để hỏi thông tin tài chính hay bảo hiểm trong bất kỳ trường hợp nào.

2.2 Ổn định tình trạng cấp cứu (Stabilization):

Nếu xác định có tình trạng cấp cứu, bệnh viện phải điều trị ổn định trước khi cho bệnh nhân chuyển viện hoặc xuất viện.

Ví dụ: Bệnh nhân gặp một tai nạn gây mất máu nặng, bệnh viện phải có trách nhiệm xử lý ổn tình trạng mất máu trước khi chuyển viện lên tuyến trên.

 

2.3 Chuyển viện đúng quy định:

Trong trường hợp cần chuyển bệnh nhân sang cơ sở khác, việc chuyển viện phải:

      • Có lý do chính đáng (ví dụ: bệnh viện hiện tại thiếu thiết bị hoặc chuyên môn).
      • Đảm bảo bệnh nhân đã ổn định, hoặc việc chuyển là cần thiết.
      • Được thực hiện an toàn với phương tiện và sự chăm sóc phù hợp.

 

2.4 Không từ chối chăm sóc vì lý do tài chính hoặc pháp lý:

Luật quy định rõ, bệnh viện không được từ chối khám hay điều trị cấp cứu chỉ vì bệnh nhân không có bảo hiểm, không đủ tiền, hoặc là người nhập cư không có giấy tờ.

3. Sau khi điều trị, ai sẽ là người trả tiền?

3.1 Trường hợp bệnh nhân có bảo hiểm (Medicare, Medicaid, hoặc bảo hiểm tư nhân):

  • Bảo hiểm sẽ chi trả theo hợp đồng đã ký.
  • Bệnh nhân có thể phải trả một phần chi phí như “copay”, “deductible”, hoặc “coinsurance” tùy thuộc vào hợp đồng bảo hiểm. Những phần này, bệnh nhân cũng không phải trả ngay mà có thể đợi đến bệnh viện gởi hoá đơn về nhà mới trả. 

3.2 Trường hợp bệnh nhân không có bảo hiểm: 

  • Bệnh viện vẫn gửi hóa đơn đầy đủ cho bệnh nhân sau khi cấp cứu. Khi này, bệnh nhân sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí.
  • Trong trường hợp khả năng chi trả của người bệnh hạn chế (ví dụ: người thu nhập thấp hoặc không có thu nhập), nhiều bệnh viện có chính sách hỗ trợ tài chính (financial assistance/charity care). Khi đó: 
    • Bệnh nhân có thể nộp đơn xin giảm hoặc miễn phí viện phí dựa trên thu nhập. 
    • Hầu hết các tiểu bang ở Mỹ đều có luật yêu cầu bệnh viện cung cấp hỗ trợ tài chính cho người thu nhập thấp.
    • Nếu bệnh nhân không hợp tác trả viện phí:
      • Bệnh viện có thể gửi hóa đơn cho công ty đòi nợ (collection agency), ảnh hưởng đến điểm tín dụng (credit score) của bệnh nhân (Ở Mỹ credit score rất quan trọng, nếu điểm credit của bạn xấu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay tiền, thuê nhà, mua xe và thậm chí là việc tìm việc làm sau này).

 

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn nợ tiền từ những lần thăm khám trước, luật EMTALA vẫn đảm bảo bệnh viện không được từ chối cấp cứu trong tương lai. 

 

Nói tóm lại, EMTALA giúp cho các bác sĩ và bệnh viện tập trung vào việc cứu người. “Cứu người trước, còn lại tính sau!” 

 

Cách tiếp cận này là một chính sách cực kỳ nhân đạo khi ưu tiên bảo vệ sức khỏe và tính mạng bệnh nhân và vẫn đảm bảo việc hệ thống y tế có thể vận hành mà không bị phá sản. 

 

Vậy còn cách làm ở Việt Nam thì sẽ như thế nào? Có đạo luật nào tương tự với EMTALA không, bạn hãy cùng comment chia sẻ thêm cho mình biết với nhé.

 

Hi vọng bài viết này mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Bạn nghĩ sao về cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề này? Hãy comment chia sẻ ý kiến hoặc kinh nghiệm của bạn nhé!

 

Nếu thích bài viết, hãy comment “yes” để ủng hộ.

 

Dr. Christina Nguyễn
Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email