3 LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CHUYÊN KHOA NỘI TRÚ TẠI MỸ

NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CHUYÊN KHOA NỘI TRÚ dr christina nguyen

3 LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CHUYÊN KHOA NỘI TRÚ TẠI MỸ

 

Lựa chọn chuyên ngành y khoa để theo đuổi có thể nói là một trong những quyết định quan trong nhất của cuộc đời người bác sĩ.

 

Điều này không những ảnh hưởng đến sự nghiệp cả đời mà còn quyết định mức độ hài lòng với công việc sau khi đi làm của bạn. Một lựa chọn đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều năm cố gắng.

 

Mỗi ngày có 24 tiếng, phần lớn thời gian của bạn là công việc và nếu đó không phải là công việc mang lại niềm vui và sự hài lòng cho bạn thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm được công việc đó lâu dài.

 

Vậy thì làm sao để chọn được một chuyên khoa phù hợp với bản thân?

1. Cân nhắc niềm đam mê và sở thích cá nhân

Về điểm này, các bạn AMG như mình sẽ có nhiều lợi thế hơn so với IMGs vì được đào tạo, được đi các rotation và hiểu được đặc thù các chuyên khoa tại Mỹ. Cùng một chuyên khoa, tuy có những điểm chung giống nhau nhưng chắc chắn rằng, đặc thù chuyên khoa đó ở Việt Nam và Mỹ sẽ có những khác biệt nhất định.

 

Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy tìm thật nhiều cơ hội USCE ở những chuyên khoa mình thích để chắc chắn hơn về lựa chọn của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có lợi thế hơn rất nhiều khi đi phỏng vấn các chương trình mình thích.

 

Mình vẫn thường nói vui rằng, chọn đúng chuyên khoa cũng quan trọng không kém gì chọn đúng bạn đời. Tìm được một chuyên khoa giúp mình thỏa mãn đam mê, có một công việc mà mình hứng khởi đi làm thực sự là một niềm hạnh phúc to lớn. 

 

Có một cuốn sách đã giúp mình rất nhiều trong việc đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống, đó chính là “Start with why”. Từ sau khi đọc xong cuốn sách đó, mỗi lần phải đứng giữa các lựa chọn, mình luôn luôn quay vào trong và tự hỏi bản thân câu hỏi vì sao: Vì sao mình lại làm điều này? Vì sao mình lại chọn chuyện khoa này? Đâu là điều mình thực sự thích?

 

Chẳng hạn như mình không muốn dành trọn vẹn thời gian và tâm trí mình cho công việc, ngoài công việc ra thì gia đình và mong muốn cống hiến cho xã hội của mình là vô cùng quan trọng. 

 

Chính vì thế, bác sĩ gia đình là một lựa chọn không thể thích hợp hơn với mình. Tuy đôi lúc vẫn còn phải vật lộn để có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân nhưng nhìn chung thì đây vẫn là một công việc mình cho mình nhiều sự tự do trong việc sắp xếp thời gian. 

2. Xem xét về mối quan hệ với bệnh nhân và đồng nghiệp

Bất kỳ người nào bạn tương tác, nói chuyện hay thậm chí suy nghĩ đến thôi đều ảnh hưởng đến năng lượng của bạn và ngược lại.

 

Hồi còn đi học hay mới đi làm, khi gặp một bệnh nhân khó chịu thì mình có thể suy nghĩ và cảm thấy bị tuột năng lượng tận mấy ngày liền. Bây giờ thì không còn như vậy nữa, nhưng chắc chắn rằng việc chọn lựa một môi trường làm việc mang lại cho mình những tương tác tích cực là vô cùng quan trọng.

 

Mỗi chuyên khoa sẽ có một đặc thù với các mặt bệnh, lứa tuổi, môi trường,… nhất định. Mình sẽ xem xét xem liệu mình có thích tương tác với nhiều bệnh nhân; chuyên khoa đó sẽ cần gặp bao nhiêu bệnh nhân một ngày và phác thảo sơ lược chân dung những người bệnh đó trong đầu.

 

Ví dụ, nếu làm 1 bác sĩ nhi bạn sẽ cần gặp các bé và gia đình của bé, chuyện các bé quấy khóc hay gia đình quá lo lắng là điều không thể tránh khỏi.  Nếu như bản thân  không thích trẻ con hoặc gặp quá nhiều người trong 1 ngày lắm thì điều đó khá khó.

 

Hay khi làm 1 bác sĩ cận lâm sàng (bác sĩ giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh…) thì sẽ ít tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu bạn là một người hướng nội và ít thích giao tiếp thì đây là những chuyên ngành tuyệt vời cho bạn. 

3. Cân nhắc về thời gian đào tạo và các yếu tố liên quan khác 

Thời gian đào tạo nội trú cũng như thời gian đi intership/fellowship có sự khác biệt rất lớn giữa các chuyên khoa.

 

Có chuyên khoa chỉ cần học xong trường y và 3 năm nội trú là đã có thể đi làm, nhưng có những chuyên khoa như Neurological Surgery phải cần thêm khoảng 8-9 năm sau tốt nghiệp trường y để có thể hành nghề. Nếu tính tổng cộng thời gian đào tạo sẽ là 4 năm đại học + 4 năm trường y + 7 năm nội trú + 1-2 năm đi chuyên khoa nhỏ = 16-17 năm dành cho việc học.

 

Tuy rằng mức đãi ngộ khi đi làm vô cùng hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng có điều kiện và mong muốn được đào tạo trong một thời gian quá dài. Nhất là với các bác sĩ nữ, khi bạn có gia đình và em bé rồi thì sức khỏe, thời gian và tâm trí dành cho việc đào tạo bị hạn chế đi đáng kể.

 

Chính vì vậy, hãy đánh giá thật kỹ giữa những chuyên khoa mình thích, cân nhắc giữa những được điểm được và mất cũng như mức độ đầu tư bạn sẵn sàng để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

 

Trên đây là một số yếu tố chính mà bản thân mình trước đây đã từng áp dụng để chọn được chuyên khoa mình muốn. Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác để cân nhắc thêm như lương thưởng, đãi ngộ, thời gian on call, các xu thế của xã hội đi kèm với cơ hội nghề nghiệp và các thử thách trong quá trình làm việc…

 

Việc chọn chuyên khoa là một quyết định mang tính cá nhân rất cao, không có quyết định đúng hay sai mà chỉ có lựa chọn nào là phù hợp hơn những cái còn lại. Hãy dành thêm thời gian để quán chiếu lại bản thân, những sở thích, giá trị sống và mục tiêu đường dài của mình để hiểu chính xác đâu là điều mình muốn.

 

Ngoài ra, nếu có những mối quan hệ chất lượng với các bác sĩ làm việc trong những chuyên khoa mình thích, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì nếu bạn không hỏi thì câu trả lời sẽ là “No” và nếu bạn có hỏi, và họ từ chối thì cũng không mất mát gì. 

 

Hy vọng rằng những kinh nghiệm nho nhỏ của mình có thể giúp được bạn trong hành trình chinh phục giấc mơ lớn nội trú y khoa Mỹ.

 

Comment “yes” nếu bạn muốn mình chia sẻ nhiều hơn về chủ đề này.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy

NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CHUYÊN KHOA NỘI TRÚ dr christina nguyen

3 LƯU Ý KHI LỰA CHỌN CHUYÊN KHOA NỘI TRÚ TẠI MỸ

 

Lựa chọn chuyên ngành y khoa để theo đuổi có thể nói là một trong những quyết định quan trong nhất của cuộc đời người bác sĩ.

 

Điều này không những ảnh hưởng đến sự nghiệp cả đời mà còn quyết định mức độ hài lòng với công việc sau khi đi làm của bạn. Một lựa chọn đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều năm cố gắng.

 

Mỗi ngày có 24 tiếng, phần lớn thời gian của bạn là công việc và nếu đó không phải là công việc mang lại niềm vui và sự hài lòng cho bạn thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm được công việc đó lâu dài.

 

Vậy thì làm sao để chọn được một chuyên khoa phù hợp với bản thân?

1. Cân nhắc niềm đam mê và sở thích cá nhân

Về điểm này, các bạn AMG như mình sẽ có nhiều lợi thế hơn so với IMGs vì được đào tạo, được đi các rotation và hiểu được đặc thù các chuyên khoa tại Mỹ. Cùng một chuyên khoa, tuy có những điểm chung giống nhau nhưng chắc chắn rằng, đặc thù chuyên khoa đó ở Việt Nam và Mỹ sẽ có những khác biệt nhất định.

 

Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy tìm thật nhiều cơ hội USCE ở những chuyên khoa mình thích để chắc chắn hơn về lựa chọn của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có lợi thế hơn rất nhiều khi đi phỏng vấn các chương trình mình thích.

 

Mình vẫn thường nói vui rằng, chọn đúng chuyên khoa cũng quan trọng không kém gì chọn đúng bạn đời. Tìm được một chuyên khoa giúp mình thỏa mãn đam mê, có một công việc mà mình hứng khởi đi làm thực sự là một niềm hạnh phúc to lớn. 

 

Có một cuốn sách đã giúp mình rất nhiều trong việc đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống, đó chính là “Start with why”. Từ sau khi đọc xong cuốn sách đó, mỗi lần phải đứng giữa các lựa chọn, mình luôn luôn quay vào trong và tự hỏi bản thân câu hỏi vì sao: Vì sao mình lại làm điều này? Vì sao mình lại chọn chuyện khoa này? Đâu là điều mình thực sự thích?

 

Chẳng hạn như mình không muốn dành trọn vẹn thời gian và tâm trí mình cho công việc, ngoài công việc ra thì gia đình và mong muốn cống hiến cho xã hội của mình là vô cùng quan trọng. 

 

Chính vì thế, bác sĩ gia đình là một lựa chọn không thể thích hợp hơn với mình. Tuy đôi lúc vẫn còn phải vật lộn để có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân nhưng nhìn chung thì đây vẫn là một công việc mình cho mình nhiều sự tự do trong việc sắp xếp thời gian. 

2. Xem xét về mối quan hệ với bệnh nhân và đồng nghiệp

Bất kỳ người nào bạn tương tác, nói chuyện hay thậm chí suy nghĩ đến thôi đều ảnh hưởng đến năng lượng của bạn và ngược lại.

 

Hồi còn đi học hay mới đi làm, khi gặp một bệnh nhân khó chịu thì mình có thể suy nghĩ và cảm thấy bị tuột năng lượng tận mấy ngày liền. Bây giờ thì không còn như vậy nữa, nhưng chắc chắn rằng việc chọn lựa một môi trường làm việc mang lại cho mình những tương tác tích cực là vô cùng quan trọng.

 

Mỗi chuyên khoa sẽ có một đặc thù với các mặt bệnh, lứa tuổi, môi trường,… nhất định. Mình sẽ xem xét xem liệu mình có thích tương tác với nhiều bệnh nhân; chuyên khoa đó sẽ cần gặp bao nhiêu bệnh nhân một ngày và phác thảo sơ lược chân dung những người bệnh đó trong đầu.

 

Ví dụ, nếu làm 1 bác sĩ nhi bạn sẽ cần gặp các bé và gia đình của bé, chuyện các bé quấy khóc hay gia đình quá lo lắng là điều không thể tránh khỏi.  Nếu như bản thân  không thích trẻ con hoặc gặp quá nhiều người trong 1 ngày lắm thì điều đó khá khó.

 

Hay khi làm 1 bác sĩ cận lâm sàng (bác sĩ giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh…) thì sẽ ít tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu bạn là một người hướng nội và ít thích giao tiếp thì đây là những chuyên ngành tuyệt vời cho bạn. 

3. Cân nhắc về thời gian đào tạo và các yếu tố liên quan khác 

Thời gian đào tạo nội trú cũng như thời gian đi intership/fellowship có sự khác biệt rất lớn giữa các chuyên khoa.

 

Có chuyên khoa chỉ cần học xong trường y và 3 năm nội trú là đã có thể đi làm, nhưng có những chuyên khoa như Neurological Surgery phải cần thêm khoảng 8-9 năm sau tốt nghiệp trường y để có thể hành nghề. Nếu tính tổng cộng thời gian đào tạo sẽ là 4 năm đại học + 4 năm trường y + 7 năm nội trú + 1-2 năm đi chuyên khoa nhỏ = 16-17 năm dành cho việc học.

 

Tuy rằng mức đãi ngộ khi đi làm vô cùng hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng có điều kiện và mong muốn được đào tạo trong một thời gian quá dài. Nhất là với các bác sĩ nữ, khi bạn có gia đình và em bé rồi thì sức khỏe, thời gian và tâm trí dành cho việc đào tạo bị hạn chế đi đáng kể.

 

Chính vì vậy, hãy đánh giá thật kỹ giữa những chuyên khoa mình thích, cân nhắc giữa những được điểm được và mất cũng như mức độ đầu tư bạn sẵn sàng để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

 

Trên đây là một số yếu tố chính mà bản thân mình trước đây đã từng áp dụng để chọn được chuyên khoa mình muốn. Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác để cân nhắc thêm như lương thưởng, đãi ngộ, thời gian on call, các xu thế của xã hội đi kèm với cơ hội nghề nghiệp và các thử thách trong quá trình làm việc…

 

Việc chọn chuyên khoa là một quyết định mang tính cá nhân rất cao, không có quyết định đúng hay sai mà chỉ có lựa chọn nào là phù hợp hơn những cái còn lại. Hãy dành thêm thời gian để quán chiếu lại bản thân, những sở thích, giá trị sống và mục tiêu đường dài của mình để hiểu chính xác đâu là điều mình muốn.

 

Ngoài ra, nếu có những mối quan hệ chất lượng với các bác sĩ làm việc trong những chuyên khoa mình thích, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì nếu bạn không hỏi thì câu trả lời sẽ là “No” và nếu bạn có hỏi, và họ từ chối thì cũng không mất mát gì. 

 

Hy vọng rằng những kinh nghiệm nho nhỏ của mình có thể giúp được bạn trong hành trình chinh phục giấc mơ lớn nội trú y khoa Mỹ.

 

Comment “yes” nếu bạn muốn mình chia sẻ nhiều hơn về chủ đề này.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email