7 THÓI QUEN KHIẾN NGƯỜI MỸ MÃI NGHÈO

7 thói quen tài chính khiến người Mỹ mãi nghèo dr christina nguyễn

7 THÓI QUEN KHIẾN NGƯỜI MỸ MÃI NGHÈO

 

14 phút chia sẻ, 13 năm sống giữa hai thế giới – giàu và nghèo, và bạn chỉ mất 7 phút để đọc.

 

Jaspreet Singh – luật sư, doanh nhân và là người sáng lập Market Briefs – đã vạch trần 7 thói quen tài chính khiến rất nhiều người Mỹ mãi mắc kẹt trong vòng xoáy nghèo khó.

 

Đây không phải những lỗi sai nhỏ kiểu “uống Starbucks mỗi ngày” mà là những hệ thống niềm tin và thói quen đã ngấm sâu vào tiềm thức khiến bạn mãi không thể có cuộc sống giàu có và tự do – kể cả khi bạn kiếm được 6 con số ở Mỹ.

Bài học số 1: Không có hệ thống an sinh xã hội nào có thể chăm sóc bạn tốt hơn chính bản thân mình

“Nếu con đi làm, nhà nước sẽ cắt trợ cấp của mẹ. Cho nên quên chuyện đó đi và đừng nghĩ gì đến đó nữa, chúng ta trước giờ không đi làm vẫn được mà”.

 

Đây là tư duy của rất nhiều gia đình sống nhờ welfare.

 

Trước đây, khi chưa có dự luật One Big Beautiful Bill, rất nhiều người – không chỉ ở Mỹ – lớn lên với tư duy phụ thuộc vào nhà nước, nhất là những người sống ở nước ngoài, nơi có hệ thống an sinh xã hội tốt. Nhưng chắc chắn là không có “nhà nước” nào đủ tốt để chăm sóc bạn tốt hơn chính bạn. 

 

Không có hệ thống nào có thể cung cấp tiền để bạn có thể ăn những món ăn ngon ở những nhà hàng 3 sao, nghỉ dưỡng bên những bãi biển trong vắt ở những resort 5,6 sao, hay tự do mua những món bạn thích mà không cần nhìn giá. Sẽ vĩnh viễn không bao giờ có. 

 

Hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia được phụ trách bởi hàng ngàn con người có chuyên môn, và họ sẽ tính toán sao cho số tiền trợ cấp cho bạn sẽ ở một mức nào đó làm sao để đủ duy trì những nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho bạn. Càng sống dựa vào chính sách phúc lợi, bạn càng xa rời sự tự do tài chính.

 

Nhà nước có thể là bàn đỡ trong lúc bạn khó khăn, khủng hoảng, nhưng khi có cơ hội, chính bạn phải là người tự đứng lên, kiếm tiền, tích lũy và đầu tư cho tương lai của chính mình để đạt được sự tự do tài chính.

Bài học số 2: Nếu thứ gì đó không đẻ ra tiền, đừng vay tiền để mua nó – kể cả khi lãi suất 0%.

Nhiều người nghĩ rằng mua trả chậm, trả góp 0% lãi là “khôn ngoan tài chính” vì không phải trả hết một cục. Nhưng các công ty tài chính không ngu.

Họ cho bạn vay 0% là vì:

 

  1. Bạn sẽ mua nhiều hơn nhu cầu thực sự của bản thân: Thay vì chỉ mua điện thoại, bạn mua thêm AirPods, Apple Care…
  2. Bạn dễ dính nợ hơn. Trả không kịp = lãi suất 25–35%. Và hãy nhớ về trường hợp người đàn ông vay 8,5 triệu sau 11 năm gánh số nợ 8.8 tỷ đồng cũng vì mức lãi suất như vậy.
  3. Bạn thấy nó “dễ chịu” hơn khi chi tiền. Thay vì bỏ 1 lần 30 triệu mua một chiếc Iphone, mỗi tháng bạn chỉ cần trả 3 triệu. Chia nhỏ số tiền khiến bạn không cảm nhận được “nỗi đau” của việc phải trả 35 triệu trong tài khoản và dễ dàng quên mất mình đang chi tiêu quá mức.

Chính vì vậy, ngoại trừ việc mua nhà để ở, nếu món đồ gì không làm ra tiền, hãy mua bằng tiền mặt hoặc đừng mua.  

Bài học số 3: Đừng chi quá mạnh tay vào việc “chữa lành”

Bạn đang nợ nần, nhưng lại “tự thưởng” bản thân bằng một buổi spa cao cấp hoặc một chuyến du lịch chữa lành giá vài ngàn đô? Không phải vì bạn lười – mà vì bạn bị cuốn vào việc tưởng cứ “cố gắng” là đáng được khen thưởng. Nhất là khi bạn đang sống trong một xã hội nơi mà mọi người “sơ hở là chữa lành”.

 

Đừng khiến tình trạng tài chính của bản thân tệ hơn. Hết nợ trước rồi đi nghỉ cũng chưa muộn. Việc nghỉ ngơi là cần thiết, nhưng đừng đốt tiền khi chưa kiếm ra tiền. 

 

Kết quả công việc mới là thứ đáng được khen thưởng chứ không phải cố gắng thôi là sẽ được.

Bài học số 4: Thời gian quý hơn tiền

Nếu bạn kiếm trên 50.000 đô một năm, có thể bạn nên mua lại thời gian của mình bằng cách thuê những người khác với mức thu nhập ít hơn để nấu ăn, dọn nhà, giặt giũ, lái xe,.. cho bạn.

 

Jaspreet Singh chia sẻ:

 

“Tôi dùng Uber đi làm mỗi ngày để tranh thủ làm việc trên xe, mỗi ngày tiết kiệm thêm 1–1.5 giờ. Trong 1-1.5 giờ đó, thay vì stress vì kẹt đường, vì các phương tiện giao thông khác trên đường, tôi có thể ung dung làm việc ở ghế sau và đến công ty với một tinh thần thoải mái. Nhờ việc trả $50 mỗi ngày cho Uber, tôi có thể kiếm thêm hàng trăm, hàng ngàn đô từ thời gian quý báu đó.”

 

Chính vì vậy, trong điều kiện có thể, hãy dùng tiền để mua thời gian– rồi dùng thời gian đó để làm việc, học thêm kỹ năng và đầu tư, để kiếm được nhiều tiền hơn.

Bài học số 5: Netflix đang làm bạn nghèo hơn bạn tưởng

Các gia đình người Mỹ trung bình xem hơn 3 tiếng TV mỗi ngày. Trong khi đó, họ đang mắc nợ thẻ tín dụng trung bình là $6,700 với lãi suất ~25% một năm.

 

Netflix không chỉ tiêu tốn của bạn 15 đô/tháng mà còn tốn 3 tiếng mỗi ngày,  90 tiếng mỗi tháng để làm việc và trả số nợ với lãi suất khổng lồ đó.

 

Thời gian bạn đang xem TV, Netflix, số nợ đó không ngừng nhân lên, không ngừng làm giàu cho các ông chủ lớn, những người đang tận hưởng cuộc đời mình trên những chiếc siêu xe, hòn đảo, du thuyền, máy bay riêng.

 

Hãy thử tưởng tượng những người này đang cho bạn vay $6,700 trong thẻ tín dụng với lãi suất 25%, thì đến tuổi nghĩ hưu, số nợ sẽ là 50 triệu đô! Một con số mà nhiều khi mấy đời bạn cũng không cày ra nổi.

 

Vì thế, hãy cắt bớt thời gian “tiêu thụ nội dung” và dùng thời gian đó để làm việc và tạo giá trị, nhất là khi bạn đang nợ thẻ tín dụng, để một ngày nào đó bạn có thể tự do tài chính và làm tất cả những điều bạn muốn.

Bài học số 6: Vung tay quá trán cho việc ăn chơi nhưng lại keo kiệt với việc đầu tư cho giáo dục

Một số người dù đang nợ nhưng vẫn sẵn sàng trả hàng ngàn đô để đi chơi nghỉ dưỡng chỉ vì chuyến đi đó đang được giảm giá, trong khi đó lại lưỡng lự khi bỏ vài trăm đô cho một khoá học đầu tư, tài chính hay nâng cao kỹ năng chuyên môn.

 

“Bạn sẵn sàng trả tiền cho việc hưởng thụ nhưng lại chần chừ khi phải đầu tư cho việc phát triển bản thân. Hưởng thụ không có gì là sai nhưng sẽ ra sao nếu bạn học thêm để kiếm được nhiều tiền hơn, để trả hết nợ, để có một cuộc sống tốt hơn và MỘT TƯƠNG LAI SUNG TÚC?”

 

Giá trị bạn mang lại = Giá trị bạn tích luỹ. Học càng nhiều, làm được càng nhiều, và kiếm được càng nhiều. Ngay cả khi có thu nhập 8 con số ở Mỹ, ông ấy vẫn không ngừng đọc sách, mua khóa học, đi hội thảo để nâng cao chuyên môn và mục tiêu nâng mức thu nhập lên 9 chữ số thì tại sao những người như chúng ta lại không? 

 

Một đồng bạn kiếm thêm được sẽ giúp bạn bạn được ăn những món ngon hơn, học ở ngôi trường tốt hơn, đỡ vất vả và đi đến gần vạch đích hơn.

Bài học số 7: Đừng đợi thời điểm hoàn hảo để bắt đầu

Bạn không cần đợi ai nói bạn đã “sẵn sàng” để bắt đầu đầu tư, kiếm tiền, xây dựng sự nghiệp.

 

Hãy bắt đầu ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng, không thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu đầu tư cả. Hãy bắt đầu nhỏ. Bắt đầu sai cũng được. Nhưng phải bắt đầu thì mới có kinh nghiệm để cải thiện và làm tốt hơn trong tương lai.

 

“Thành công tài chính không bắt đầu bằng việc kiếm thêm tiền, mà bắt đầu bằng việc nghĩ khác đi về tiền.”

 

Đừng để thói quen xấu về tài chính hủy hoại tương lai thịnh vượng của bạn.

 

Hãy comment “Yes” và chia sẻ nếu bài viết hữu ích cho bạn! 

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy

7 thói quen tài chính khiến người Mỹ mãi nghèo dr christina nguyễn

7 THÓI QUEN KHIẾN NGƯỜI MỸ MÃI NGHÈO

 

14 phút chia sẻ, 13 năm sống giữa hai thế giới – giàu và nghèo, và bạn chỉ mất 7 phút để đọc.

 

Jaspreet Singh – luật sư, doanh nhân và là người sáng lập Market Briefs – đã vạch trần 7 thói quen tài chính khiến rất nhiều người Mỹ mãi mắc kẹt trong vòng xoáy nghèo khó.

 

Đây không phải những lỗi sai nhỏ kiểu “uống Starbucks mỗi ngày” mà là những hệ thống niềm tin và thói quen đã ngấm sâu vào tiềm thức khiến bạn mãi không thể có cuộc sống giàu có và tự do – kể cả khi bạn kiếm được 6 con số ở Mỹ.

Bài học số 1: Không có hệ thống an sinh xã hội nào có thể chăm sóc bạn tốt hơn chính bản thân mình

“Nếu con đi làm, nhà nước sẽ cắt trợ cấp của mẹ. Cho nên quên chuyện đó đi và đừng nghĩ gì đến đó nữa, chúng ta trước giờ không đi làm vẫn được mà”.

 

Đây là tư duy của rất nhiều gia đình sống nhờ welfare.

 

Trước đây, khi chưa có dự luật One Big Beautiful Bill, rất nhiều người – không chỉ ở Mỹ – lớn lên với tư duy phụ thuộc vào nhà nước, nhất là những người sống ở nước ngoài, nơi có hệ thống an sinh xã hội tốt. Nhưng chắc chắn là không có “nhà nước” nào đủ tốt để chăm sóc bạn tốt hơn chính bạn. 

 

Không có hệ thống nào có thể cung cấp tiền để bạn có thể ăn những món ăn ngon ở những nhà hàng 3 sao, nghỉ dưỡng bên những bãi biển trong vắt ở những resort 5,6 sao, hay tự do mua những món bạn thích mà không cần nhìn giá. Sẽ vĩnh viễn không bao giờ có. 

 

Hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia được phụ trách bởi hàng ngàn con người có chuyên môn, và họ sẽ tính toán sao cho số tiền trợ cấp cho bạn sẽ ở một mức nào đó làm sao để đủ duy trì những nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho bạn. Càng sống dựa vào chính sách phúc lợi, bạn càng xa rời sự tự do tài chính.

 

Nhà nước có thể là bàn đỡ trong lúc bạn khó khăn, khủng hoảng, nhưng khi có cơ hội, chính bạn phải là người tự đứng lên, kiếm tiền, tích lũy và đầu tư cho tương lai của chính mình để đạt được sự tự do tài chính.

Bài học số 2: Nếu thứ gì đó không đẻ ra tiền, đừng vay tiền để mua nó – kể cả khi lãi suất 0%.

Nhiều người nghĩ rằng mua trả chậm, trả góp 0% lãi là “khôn ngoan tài chính” vì không phải trả hết một cục. Nhưng các công ty tài chính không ngu.

Họ cho bạn vay 0% là vì:

 

  1. Bạn sẽ mua nhiều hơn nhu cầu thực sự của bản thân: Thay vì chỉ mua điện thoại, bạn mua thêm AirPods, Apple Care…
  2. Bạn dễ dính nợ hơn. Trả không kịp = lãi suất 25–35%. Và hãy nhớ về trường hợp người đàn ông vay 8,5 triệu sau 11 năm gánh số nợ 8.8 tỷ đồng cũng vì mức lãi suất như vậy.
  3. Bạn thấy nó “dễ chịu” hơn khi chi tiền. Thay vì bỏ 1 lần 30 triệu mua một chiếc Iphone, mỗi tháng bạn chỉ cần trả 3 triệu. Chia nhỏ số tiền khiến bạn không cảm nhận được “nỗi đau” của việc phải trả 35 triệu trong tài khoản và dễ dàng quên mất mình đang chi tiêu quá mức.

Chính vì vậy, ngoại trừ việc mua nhà để ở, nếu món đồ gì không làm ra tiền, hãy mua bằng tiền mặt hoặc đừng mua.  

Bài học số 3: Đừng chi quá mạnh tay vào việc “chữa lành”

Bạn đang nợ nần, nhưng lại “tự thưởng” bản thân bằng một buổi spa cao cấp hoặc một chuyến du lịch chữa lành giá vài ngàn đô? Không phải vì bạn lười – mà vì bạn bị cuốn vào việc tưởng cứ “cố gắng” là đáng được khen thưởng. Nhất là khi bạn đang sống trong một xã hội nơi mà mọi người “sơ hở là chữa lành”.

 

Đừng khiến tình trạng tài chính của bản thân tệ hơn. Hết nợ trước rồi đi nghỉ cũng chưa muộn. Việc nghỉ ngơi là cần thiết, nhưng đừng đốt tiền khi chưa kiếm ra tiền. 

 

Kết quả công việc mới là thứ đáng được khen thưởng chứ không phải cố gắng thôi là sẽ được.

Bài học số 4: Thời gian quý hơn tiền

Nếu bạn kiếm trên 50.000 đô một năm, có thể bạn nên mua lại thời gian của mình bằng cách thuê những người khác với mức thu nhập ít hơn để nấu ăn, dọn nhà, giặt giũ, lái xe,.. cho bạn.

 

Jaspreet Singh chia sẻ:

 

“Tôi dùng Uber đi làm mỗi ngày để tranh thủ làm việc trên xe, mỗi ngày tiết kiệm thêm 1–1.5 giờ. Trong 1-1.5 giờ đó, thay vì stress vì kẹt đường, vì các phương tiện giao thông khác trên đường, tôi có thể ung dung làm việc ở ghế sau và đến công ty với một tinh thần thoải mái. Nhờ việc trả $50 mỗi ngày cho Uber, tôi có thể kiếm thêm hàng trăm, hàng ngàn đô từ thời gian quý báu đó.”

 

Chính vì vậy, trong điều kiện có thể, hãy dùng tiền để mua thời gian– rồi dùng thời gian đó để làm việc, học thêm kỹ năng và đầu tư, để kiếm được nhiều tiền hơn.

Bài học số 5: Netflix đang làm bạn nghèo hơn bạn tưởng

Các gia đình người Mỹ trung bình xem hơn 3 tiếng TV mỗi ngày. Trong khi đó, họ đang mắc nợ thẻ tín dụng trung bình là $6,700 với lãi suất ~25% một năm.

 

Netflix không chỉ tiêu tốn của bạn 15 đô/tháng mà còn tốn 3 tiếng mỗi ngày,  90 tiếng mỗi tháng để làm việc và trả số nợ với lãi suất khổng lồ đó.

 

Thời gian bạn đang xem TV, Netflix, số nợ đó không ngừng nhân lên, không ngừng làm giàu cho các ông chủ lớn, những người đang tận hưởng cuộc đời mình trên những chiếc siêu xe, hòn đảo, du thuyền, máy bay riêng.

 

Hãy thử tưởng tượng những người này đang cho bạn vay $6,700 trong thẻ tín dụng với lãi suất 25%, thì đến tuổi nghĩ hưu, số nợ sẽ là 50 triệu đô! Một con số mà nhiều khi mấy đời bạn cũng không cày ra nổi.

 

Vì thế, hãy cắt bớt thời gian “tiêu thụ nội dung” và dùng thời gian đó để làm việc và tạo giá trị, nhất là khi bạn đang nợ thẻ tín dụng, để một ngày nào đó bạn có thể tự do tài chính và làm tất cả những điều bạn muốn.

Bài học số 6: Vung tay quá trán cho việc ăn chơi nhưng lại keo kiệt với việc đầu tư cho giáo dục

Một số người dù đang nợ nhưng vẫn sẵn sàng trả hàng ngàn đô để đi chơi nghỉ dưỡng chỉ vì chuyến đi đó đang được giảm giá, trong khi đó lại lưỡng lự khi bỏ vài trăm đô cho một khoá học đầu tư, tài chính hay nâng cao kỹ năng chuyên môn.

 

“Bạn sẵn sàng trả tiền cho việc hưởng thụ nhưng lại chần chừ khi phải đầu tư cho việc phát triển bản thân. Hưởng thụ không có gì là sai nhưng sẽ ra sao nếu bạn học thêm để kiếm được nhiều tiền hơn, để trả hết nợ, để có một cuộc sống tốt hơn và MỘT TƯƠNG LAI SUNG TÚC?”

 

Giá trị bạn mang lại = Giá trị bạn tích luỹ. Học càng nhiều, làm được càng nhiều, và kiếm được càng nhiều. Ngay cả khi có thu nhập 8 con số ở Mỹ, ông ấy vẫn không ngừng đọc sách, mua khóa học, đi hội thảo để nâng cao chuyên môn và mục tiêu nâng mức thu nhập lên 9 chữ số thì tại sao những người như chúng ta lại không? 

 

Một đồng bạn kiếm thêm được sẽ giúp bạn bạn được ăn những món ngon hơn, học ở ngôi trường tốt hơn, đỡ vất vả và đi đến gần vạch đích hơn.

Bài học số 7: Đừng đợi thời điểm hoàn hảo để bắt đầu

Bạn không cần đợi ai nói bạn đã “sẵn sàng” để bắt đầu đầu tư, kiếm tiền, xây dựng sự nghiệp.

 

Hãy bắt đầu ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng, không thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu đầu tư cả. Hãy bắt đầu nhỏ. Bắt đầu sai cũng được. Nhưng phải bắt đầu thì mới có kinh nghiệm để cải thiện và làm tốt hơn trong tương lai.

 

“Thành công tài chính không bắt đầu bằng việc kiếm thêm tiền, mà bắt đầu bằng việc nghĩ khác đi về tiền.”

 

Đừng để thói quen xấu về tài chính hủy hoại tương lai thịnh vượng của bạn.

 

Hãy comment “Yes” và chia sẻ nếu bài viết hữu ích cho bạn! 

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email