Dr. Christina Nguyễn - Logo

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ – NHỮNG GÓC TỐI

Trở thành bác sĩ tại Mỹ thì lương cao, cơ hội phát triển nhiều.
Làm bác sĩ nội trú tại Mỹ thì không cần lo đến chuyện tiền nong…

Đó là những điều truyền thông hay nhắc đến khi nói về con đường này. Tuy nhiên, con đường nào cũng sẽ có những góc khuất không ai nói với bạn…

1. NHỮNG GÓC KHUẤT KHI ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ MỸ

Tuần vừa rồi trong một buổi coaching với một bạn học viên, em tâm sự rằng mình đang cảm thấy bị lung lay.
 
Lung lay bởi vì những tiếng nói bên ngoài, vả cả chính bản thân mình bên trong.
 
Có những VMG mà em biết đã từ Việt Nam sang Mỹ 3-4 năm, nhưng rồi cũng không đạt được mong muốn, và phải tìm cách về lại VN hành nghề. Họ hỏi em đã suy nghĩ kỹ chưa, sao lại lựa chọn một con đường không chắc chắn như vậy.
 
Ba mẹ cũng không thực sự hiểu con đường mà em đang theo đuổi, thấy em nghỉ làm ở nhà ôn thi không thì cũng nóng ruột. Rồi đến chính em cũng cảm nhận rằng, con đường này sao mà nó lâu quá.

2. LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN KẾT QUẢ NHANH?

Nghe em kể mình bỗng nhớ lại trước đây, lúc mình chuẩn bị tốt nghiệp đại học.
 
Mình cũng từng có cảm giác hoang mang về hướng đi tương lai. Lúc đó mình đã có ý định học lên cao học thì biết đến hướng đi mới là đi theo ngành Y.
 
Mình phân vân rất nhiều, vì học Y ở Mỹ là một con đường dài và nhiều thử thách. 
 
Nếu học Y thì có thể mình sẽ phải sống xa gia đình. 
Sống xa nhà như vậy lỡ ốm đau bệnh tật ai lo cho mẹ? 
Và quan trọng hơn nữa là học phí trường Y rất cao, tới tận ~ $70K/năm, nhà mình với điều kiện kinh tế hạn chế thì lấy đâu ra số tiền đó, rồi còn tiền ăn ở, sinh hoạt phí…
 
Muốn đi học thì phải vay tiền! 
 
Thêm nữa, học Y lâu và khó như vậy, lỡ mình không thành công thì sao, bao giờ mới trả hết nợ? 
Sinh viên Y ai cũng giỏi, với nhiều mối quan hệ, còn mình thì không có gì cả, liệu có theo kịp hay không.
 
Thế rồi, mình cũng đánh liều đi theo tiếng gọi của đam mê và quyết định đăng ký vào trường Y. 
 
Những nỗi trăn trở vẫn còn đó, nhưng mình muốn cho bản thân một cơ hội để sống một cuộc sống mà mình mong muốn. 
 
Và thế là mình bước chân vào trường Y với một khoản vay khổng lồ, nó lớn đến nỗi mỗi ngày mình không làm gì cũng phải đóng $200 tiền lãi trong khi mình chưa làm gì ra tiền.
 
Giờ đây khi đang làm một bác sĩ tại Mỹ, mình thật sự không thể tin được là mình đã có một sống mà ngày xưa TRONG MƠ mình cũng không nghĩ tới. 
 
Mình có một sự nghiệp vững chắc, một cuộc sống thoải mái về tài chính, và được làm việc mình yêu thích mỗi ngày. Mình cũng có được sự tự do và khả năng để lo cho gia đình lớn và gia đình nhỏ.

3. KHI ĐÃ TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Làm bác sĩ tại Mỹ lương cao, làm bác sĩ nội trú tại mỹ thì không cần lo đến chuyện tiền, trở thành bác sĩ tại mỹ rồi thì có thẻ xanh nhưng ít ai biết…
Nhìn lại con đường đã đi qua với bao biến cố, vấp ngã và trường thành, mình nhận ra 3 điều:
 

1. Người thành công không phải là người không có nỗi sợ

Họ không phải  không có những nỗi sợ, mà họ là người dám đối mặt và vượt qua những nỗi sợ đó.
 
Mình đã từng rất lo sợ – sợ thất bại, sợ mất hết tất cả, sợ thi rớt Step 1, Step 2.
Sợ phỏng vấn không đậu, sợ không chỗ nào nhận mình thực tập, sợ tiếng Anh của mình không hay
Sợ bị bệnh nhân kỳ thị, sợ bị đồng nghiệp và cấp trên coi thường, và nhiều nhiều nỗi sợ khác.
 
Nhưng điều mình nhận ra rằng chính những nỗi sợ này giúp cho mình cố gắng nhiều hơn, chuẩn bị kỹ càng hơn, và trưởng thành hơn. Từ đó, mình không những có được thành công như mong muốn, mà còn trở thành một người mạnh mẽ, kiên cường hơn.
 

2. Để thành công chắc chắn chúng ta sẽ không thể đi một mình.

Có nhiều lần những tiếng nói bên ngoài:
 
“Con đường này dài và khó lắm, lỡ không thành công thì sao?”
“Trèo cao làm gì, rồi mai mốt té đau cho coi”
“Sao không an phận đi?”
khiến mình cảm thấy bị nản chí. 
 
Điều đáng nói là những tiếng nói này không những đến từ người ngoài, mà có lúc đến từ chính những người thân yêu của mình. 
 
Mình đã cảm thấy rất buồn, nhưng rồi mình hiểu ra rằng – gia đình, bạn bè, và những người thân yêu họ thực sự muốn tốt cho mình. Nhưng vì họ chưa trải qua con đường mình đang đi, và cũng chưa đạt được điều mình mong muốn, nên đối với họ, giấc mơ của mình thực sự là quá xa vời. 
Nhưng là xa vời với HỌ.
 
 
Và mình đã hiểu ra một điều rằng. Nếu muốn thành công thì mình cần tìm người dẫn đường đã có được điều mình đang mong muốn.
 
Và mình cảm thấy thật may mắn khi đã có được những người thầy, người dẫn đường, và bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình của mình. Họ hiểu mình cần gì, muốn gì, và tiếp thêm sức mạnh cho mình trong mỗi bước đi gian nan. Nhờ có như vậy mình mới có được ngày hôm nay.
 

Làm bác sĩ tại Mỹ lương cao, làm bác sĩ nội trú tại mỹ thì không cần lo đến chuyện tiền, trở thành bác sĩ tại mỹ rồi thì có thẻ xanh nhưng ít ai biết...

3. Con đường không giành cho số đông.

Có một sự thật là con đường trở thành bác sĩ tại Mỹ không phải là một con đường trải đầy hoa, và cũng không dành cho tất cả mọi người. 
 
Thật vậy, nó chỉ dành cho những người thực sự đam mê, tâm huyết, và có một lý do đủ LỚN để theo đuổi đến cùng. 
 
Khi bạn có đủ quyết tâm không từ bỏ thì cuộc đời sẽ luôn cho bạn những cơ hội. Đã có câu nói rằng, “Khi bạn thực sự sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện.”
 
Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.
 
Dr. Christina Nguyen
~ The Phoenix Medical Academy

Trở thành bác sĩ tại Mỹ thì lương cao, cơ hội phát triển nhiều.
Làm bác sĩ nội trú tại Mỹ thì không cần lo đến chuyện tiền nong…

Đó là những điều truyền thông hay nhắc đến khi nói về con đường này. Tuy nhiên, con đường nào cũng sẽ có những góc khuất không ai nói với bạn…

1. NHỮNG GÓC KHUẤT KHI ÔN THI BÁC SĨ NỘI TRÚ MỸ

Tuần vừa rồi trong một buổi coaching với một bạn học viên, em tâm sự rằng mình đang cảm thấy bị lung lay.
 
Lung lay bởi vì những tiếng nói bên ngoài, vả cả chính bản thân mình bên trong.
 
Có những VMG mà em biết đã từ Việt Nam sang Mỹ 3-4 năm, nhưng rồi cũng không đạt được mong muốn, và phải tìm cách về lại VN hành nghề. Họ hỏi em đã suy nghĩ kỹ chưa, sao lại lựa chọn một con đường không chắc chắn như vậy.
 
Ba mẹ cũng không thực sự hiểu con đường mà em đang theo đuổi, thấy em nghỉ làm ở nhà ôn thi không thì cũng nóng ruột. Rồi đến chính em cũng cảm nhận rằng, con đường này sao mà nó lâu quá.

2. LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN KẾT QUẢ NHANH?

Nghe em kể mình bỗng nhớ lại trước đây, lúc mình chuẩn bị tốt nghiệp đại học.
 
Mình cũng từng có cảm giác hoang mang về hướng đi tương lai. Lúc đó mình đã có ý định học lên cao học thì biết đến hướng đi mới là đi theo ngành Y.
 
Mình phân vân rất nhiều, vì học Y ở Mỹ là một con đường dài và nhiều thử thách. 
 
Nếu học Y thì có thể mình sẽ phải sống xa gia đình. 
Sống xa nhà như vậy lỡ ốm đau bệnh tật ai lo cho mẹ? 
Và quan trọng hơn nữa là học phí trường Y rất cao, tới tận ~ $70K/năm, nhà mình với điều kiện kinh tế hạn chế thì lấy đâu ra số tiền đó, rồi còn tiền ăn ở, sinh hoạt phí…
 
Muốn đi học thì phải vay tiền! 
 
Thêm nữa, học Y lâu và khó như vậy, lỡ mình không thành công thì sao, bao giờ mới trả hết nợ? 
Sinh viên Y ai cũng giỏi, với nhiều mối quan hệ, còn mình thì không có gì cả, liệu có theo kịp hay không.
 
Thế rồi, mình cũng đánh liều đi theo tiếng gọi của đam mê và quyết định đăng ký vào trường Y. 
 
Những nỗi trăn trở vẫn còn đó, nhưng mình muốn cho bản thân một cơ hội để sống một cuộc sống mà mình mong muốn. 
 
Và thế là mình bước chân vào trường Y với một khoản vay khổng lồ, nó lớn đến nỗi mỗi ngày mình không làm gì cũng phải đóng $200 tiền lãi trong khi mình chưa làm gì ra tiền.
 
Giờ đây khi đang làm một bác sĩ tại Mỹ, mình thật sự không thể tin được là mình đã có một sống mà ngày xưa TRONG MƠ mình cũng không nghĩ tới. 
 
Mình có một sự nghiệp vững chắc, một cuộc sống thoải mái về tài chính, và được làm việc mình yêu thích mỗi ngày. Mình cũng có được sự tự do và khả năng để lo cho gia đình lớn và gia đình nhỏ.

3. KHI ĐÃ TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Làm bác sĩ tại Mỹ lương cao, làm bác sĩ nội trú tại mỹ thì không cần lo đến chuyện tiền, trở thành bác sĩ tại mỹ rồi thì có thẻ xanh nhưng ít ai biết…
Nhìn lại con đường đã đi qua với bao biến cố, vấp ngã và trường thành, mình nhận ra 3 điều:
 

1. Người thành công không phải là người không có nỗi sợ

Họ không phải  không có những nỗi sợ, mà họ là người dám đối mặt và vượt qua những nỗi sợ đó.
 
Mình đã từng rất lo sợ – sợ thất bại, sợ mất hết tất cả, sợ thi rớt Step 1, Step 2.
Sợ phỏng vấn không đậu, sợ không chỗ nào nhận mình thực tập, sợ tiếng Anh của mình không hay
Sợ bị bệnh nhân kỳ thị, sợ bị đồng nghiệp và cấp trên coi thường, và nhiều nhiều nỗi sợ khác.
 
Nhưng điều mình nhận ra rằng chính những nỗi sợ này giúp cho mình cố gắng nhiều hơn, chuẩn bị kỹ càng hơn, và trưởng thành hơn. Từ đó, mình không những có được thành công như mong muốn, mà còn trở thành một người mạnh mẽ, kiên cường hơn.
 

2. Để thành công chắc chắn chúng ta sẽ không thể đi một mình.

Có nhiều lần những tiếng nói bên ngoài:
 
“Con đường này dài và khó lắm, lỡ không thành công thì sao?”
“Trèo cao làm gì, rồi mai mốt té đau cho coi”
“Sao không an phận đi?”
khiến mình cảm thấy bị nản chí. 
 
Điều đáng nói là những tiếng nói này không những đến từ người ngoài, mà có lúc đến từ chính những người thân yêu của mình. 
 
Mình đã cảm thấy rất buồn, nhưng rồi mình hiểu ra rằng – gia đình, bạn bè, và những người thân yêu họ thực sự muốn tốt cho mình. Nhưng vì họ chưa trải qua con đường mình đang đi, và cũng chưa đạt được điều mình mong muốn, nên đối với họ, giấc mơ của mình thực sự là quá xa vời. 
Nhưng là xa vời với HỌ.
 
 
Và mình đã hiểu ra một điều rằng. Nếu muốn thành công thì mình cần tìm người dẫn đường đã có được điều mình đang mong muốn.
 
Và mình cảm thấy thật may mắn khi đã có được những người thầy, người dẫn đường, và bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình của mình. Họ hiểu mình cần gì, muốn gì, và tiếp thêm sức mạnh cho mình trong mỗi bước đi gian nan. Nhờ có như vậy mình mới có được ngày hôm nay.
 

Làm bác sĩ tại Mỹ lương cao, làm bác sĩ nội trú tại mỹ thì không cần lo đến chuyện tiền, trở thành bác sĩ tại mỹ rồi thì có thẻ xanh nhưng ít ai biết...

3. Con đường không giành cho số đông.

Có một sự thật là con đường trở thành bác sĩ tại Mỹ không phải là một con đường trải đầy hoa, và cũng không dành cho tất cả mọi người. 
 
Thật vậy, nó chỉ dành cho những người thực sự đam mê, tâm huyết, và có một lý do đủ LỚN để theo đuổi đến cùng. 
 
Khi bạn có đủ quyết tâm không từ bỏ thì cuộc đời sẽ luôn cho bạn những cơ hội. Đã có câu nói rằng, “Khi bạn thực sự sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện.”
 
Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.
 
Dr. Christina Nguyen
~ The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email