LÀM GÌ ĐỂ ĐỔI ĐỜI?

Thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời. “Cái này màu trắng này có thêu hoa nhìn đẹp nhỉ. Để coi thử giá tiền bao nhiêu.” “Tới lận $5!” “Thôi bỏ lại"... LÀM GÌ ĐỂ ĐỔI ĐỜI

LÀM GÌ ĐỂ ĐỔI ĐỜI KHI CUỘC SỐNG MÌNH TỪNG LÀ NHƯ THẾ NÀY:

 

Ngày cuối tuần được nghỉ học, ba mẹ con mình leo lên chiếc xe Toyota đời 1995 đi đến tiệm bán quần áo cũ gần nhà để “săn lùng” áo quần để mua với tiêu chí “Đẹp và rẻ.”

 

“Cái này màu trắng này có thêu hoa nhìn đẹp nhỉ. Để coi thử giá tiền bao nhiêu.”
“Tới lận $5!”
“Thôi bỏ lại, kiếm cái khác.”

 

Cũng có khi kiếm được cái áo hay cái quần hơi rộng nhưng được cái rẻ.

 

Quay qua hỏi mẹ, mẹ bảo, “Cái này nhìn đẹp mà hơi rộng tí. Về mẹ bóp lại cho con.”

 

Và thế là thứ hai đầu tuần con bé lại vui vẻ mặc bộ cánh mới tậu được tung tăng đến trường, vẫn tự tin với phong cách thời trang mà giờ nhìn lại mới thấy là thật là “không giống ai.”

1. NỖI KHÁT KHAO KHI SỐNG TRONG CÁI NGHÈO

Bạn biết không, từ lúc ở Việt Nam cho đến khi qua Mỹ, mình luôn thấm thía cái cảm giác “nghèo,” “sống ở tầng đáy xã hội,” và còn cả “nhận bố thí của người khác.”

 

Và mình đã từng hứa với bản thân rằng “Sẽ có một ngày mình và gia đình mình sẽ không còn nghèo nữa.”

 

Đó là lý do mình không ngừng học tập và nâng cấp bản thân.

Mình học để thoát nghèo – nghèo vật chất và nghèo tư duy.

 

Giờ đây sau tất cả những khó khăn tủi nhục, mình hạnh phúc khi được nói với mẹ mình rằng “Mẹ thích gì mẹ cứ mua, thích gì mẹ cứ ăn. Thẻ tín dụng của con mẹ cứ xài;”

 

Khi được nói với em mình rằng “Em muốn đi hội thảo của Tony Robbins không, chị mua vé cho em đi.”

 

Cuối tuần hai vợ chồng đi ăn thì câu hỏi không phải là “Ăn chỗ này đắt không?” mà là “Ăn chỗ này ngon không?”

 

Và rồi khi có con thì câu hỏi không phải là “Học trường này đắt tiền không?” mà là “Học trường này tốt không?”

 

Cũng có những ngày mẹ mình gọi điện hốt hoảng nói “Con ơi, cái máy sưởi bị hư rồi. Mẹ lo quá” thì mình có thể trấn an mẹ rằng “Mẹ cứ kêu người tới sửa, để con trả tiền cho.”

 

2. NHỮNG TRĂN TRỞ KHI CUỘC SỐNG ĐÃ TỐT HƠN

Đọc tới đây có thể bạn nghĩ rằng cuộc sống bây giờ của mình toàn màu hồng.

 

Hoàn toàn không phải.

 

Làm bác sĩ ở Mỹ cũng có nhiều khó khăn thử thách, chua cay mặn đắng.

 

Nhưng ít ra nó mang đến cho mình sự tự chủ tài chính, cho gia đình mình sự sung túc, và giúp mình “đổi đời.”

 

Ngày ngày mình đọc báo và nghe chia sẻ của các anh chị em đồng nghiệp tại Việt Nam, mình không khỏi xót xa khi bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm mà lương tháng có 8 triệu.

 

Muốn ăn cái gì, muốn làm cái gì, muốn học cái gì cũng phải đắn đo suy nghĩ.

 

Rồi các em bác sĩ mới ra trường lương không đủ sinh hoạt phải làm thêm nhiều nghề tay trái để hỗ trợ – gia sư, edit video, có người còn bán rau ?!

 

Những nghề này không có gì xấu, và làm những nghề này vì niềm vui thì không có gì sai, nhưng nếu bạn cảm thấy CẦN PHẢI làm thêm những việc này để sinh nhai thì đó là một điều đáng suy nghĩ.

 

Chẳng phải là quá phi lý khi một công dân ưu tú, cần cù chịu khó, học ra đến bác sĩ mà vẫn phải lo lắng cơm áo gạo tiền mỗi tháng?!

 

Mình không đủ khả năng giúp bạn thay đổi cơ chế, nhưng điều mình có thể giúp bạn là có thêm kỹ năng để chính bạn có thể tự thay đổi cuộc đời của bạn.

 

Nếu bạn là một bác sĩ Việt Nam muốn nâng cao thu nhập, nâng cao chuyên môn ngành Y, và nâng cấp cuộc sống thì mình sẽ giúp bạn có được những điều đó với Kỹ năng KHÁM CHỮA BỆNH CHO BỆNH NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.

 

Nếu đây là điều bạn muốn, hãy comment “TÔI MUỐN” để được tư vấn.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy

Thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời. “Cái này màu trắng này có thêu hoa nhìn đẹp nhỉ. Để coi thử giá tiền bao nhiêu.” “Tới lận $5!” “Thôi bỏ lại"... LÀM GÌ ĐỂ ĐỔI ĐỜI

LÀM GÌ ĐỂ ĐỔI ĐỜI KHI CUỘC SỐNG MÌNH TỪNG LÀ NHƯ THẾ NÀY:

 

Ngày cuối tuần được nghỉ học, ba mẹ con mình leo lên chiếc xe Toyota đời 1995 đi đến tiệm bán quần áo cũ gần nhà để “săn lùng” áo quần để mua với tiêu chí “Đẹp và rẻ.”

 

“Cái này màu trắng này có thêu hoa nhìn đẹp nhỉ. Để coi thử giá tiền bao nhiêu.”
“Tới lận $5!”
“Thôi bỏ lại, kiếm cái khác.”

 

Cũng có khi kiếm được cái áo hay cái quần hơi rộng nhưng được cái rẻ.

 

Quay qua hỏi mẹ, mẹ bảo, “Cái này nhìn đẹp mà hơi rộng tí. Về mẹ bóp lại cho con.”

 

Và thế là thứ hai đầu tuần con bé lại vui vẻ mặc bộ cánh mới tậu được tung tăng đến trường, vẫn tự tin với phong cách thời trang mà giờ nhìn lại mới thấy là thật là “không giống ai.”

1. NỖI KHÁT KHAO KHI SỐNG TRONG CÁI NGHÈO

Bạn biết không, từ lúc ở Việt Nam cho đến khi qua Mỹ, mình luôn thấm thía cái cảm giác “nghèo,” “sống ở tầng đáy xã hội,” và còn cả “nhận bố thí của người khác.”

 

Và mình đã từng hứa với bản thân rằng “Sẽ có một ngày mình và gia đình mình sẽ không còn nghèo nữa.”

 

Đó là lý do mình không ngừng học tập và nâng cấp bản thân.

Mình học để thoát nghèo – nghèo vật chất và nghèo tư duy.

 

Giờ đây sau tất cả những khó khăn tủi nhục, mình hạnh phúc khi được nói với mẹ mình rằng “Mẹ thích gì mẹ cứ mua, thích gì mẹ cứ ăn. Thẻ tín dụng của con mẹ cứ xài;”

 

Khi được nói với em mình rằng “Em muốn đi hội thảo của Tony Robbins không, chị mua vé cho em đi.”

 

Cuối tuần hai vợ chồng đi ăn thì câu hỏi không phải là “Ăn chỗ này đắt không?” mà là “Ăn chỗ này ngon không?”

 

Và rồi khi có con thì câu hỏi không phải là “Học trường này đắt tiền không?” mà là “Học trường này tốt không?”

 

Cũng có những ngày mẹ mình gọi điện hốt hoảng nói “Con ơi, cái máy sưởi bị hư rồi. Mẹ lo quá” thì mình có thể trấn an mẹ rằng “Mẹ cứ kêu người tới sửa, để con trả tiền cho.”

 

2. NHỮNG TRĂN TRỞ KHI CUỘC SỐNG ĐÃ TỐT HƠN

Đọc tới đây có thể bạn nghĩ rằng cuộc sống bây giờ của mình toàn màu hồng.

 

Hoàn toàn không phải.

 

Làm bác sĩ ở Mỹ cũng có nhiều khó khăn thử thách, chua cay mặn đắng.

 

Nhưng ít ra nó mang đến cho mình sự tự chủ tài chính, cho gia đình mình sự sung túc, và giúp mình “đổi đời.”

 

Ngày ngày mình đọc báo và nghe chia sẻ của các anh chị em đồng nghiệp tại Việt Nam, mình không khỏi xót xa khi bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm mà lương tháng có 8 triệu.

 

Muốn ăn cái gì, muốn làm cái gì, muốn học cái gì cũng phải đắn đo suy nghĩ.

 

Rồi các em bác sĩ mới ra trường lương không đủ sinh hoạt phải làm thêm nhiều nghề tay trái để hỗ trợ – gia sư, edit video, có người còn bán rau ?!

 

Những nghề này không có gì xấu, và làm những nghề này vì niềm vui thì không có gì sai, nhưng nếu bạn cảm thấy CẦN PHẢI làm thêm những việc này để sinh nhai thì đó là một điều đáng suy nghĩ.

 

Chẳng phải là quá phi lý khi một công dân ưu tú, cần cù chịu khó, học ra đến bác sĩ mà vẫn phải lo lắng cơm áo gạo tiền mỗi tháng?!

 

Mình không đủ khả năng giúp bạn thay đổi cơ chế, nhưng điều mình có thể giúp bạn là có thêm kỹ năng để chính bạn có thể tự thay đổi cuộc đời của bạn.

 

Nếu bạn là một bác sĩ Việt Nam muốn nâng cao thu nhập, nâng cao chuyên môn ngành Y, và nâng cấp cuộc sống thì mình sẽ giúp bạn có được những điều đó với Kỹ năng KHÁM CHỮA BỆNH CHO BỆNH NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.

 

Nếu đây là điều bạn muốn, hãy comment “TÔI MUỐN” để được tư vấn.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email