VÌ SAO CẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN?
Ở Việt Nam nói chung, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân chưa được được chú trọng. Ở một số nơi vẫn còn tư tưởng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân là mối quan hệ kèo trên – kèo dưới.
Nhưng ở Mỹ, mối quan hệ này khác biệt hoàn toàn.
1. TÌNH CẢM CỦA BỆNH NHÂN DÀNH CHO BÁC SĨ
Hôm nay là ngày National Doctor’s Day tại Mỹ, mình muốn chia sẻ một lời phản hồi từ bệnh nhân của mình.
”I felt like Dr. Christina cared about how I was feeling. I was kind of nervous because I know I’m in pain and I just wanted my doctor to understand and do whatever to help me seek the proper treatment.
I’m very happy now I have a follow-up for a procedure I believe will help me find out what’s causing me so much pain. I really felt cared for by Dr. Christina Nguyen.
I would highly recommend her! I also like that anytime I’ve been there the staff has been kind and professional to me and my family.”
Tạm dịch ra Tiếng Việt là:
“Tôi cảm thấy Bác sĩ Christina đã quan tâm đến cảm giác của tôi. Tôi đã rất lo lắng vì tôi biết mình đang bị đau và tôi chỉ muốn bác sĩ hiểu và làm bất cứ điều gì để giúp tôi tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Tôi rất vui vì giờ tôi đã được hẹn tái khám và làm một tiểu phẫu mà tôi tin rằng sẽ giúp tôi tìm ra nguyên nhân khiến tôi đau đớn đến vậy. Tôi thực sự cảm thấy được quan tâm bởi Bác sĩ Christina Nguyễn.
Tôi đánh giá rất cao và sẽ giới thiệu cô ấy! Tôi cũng thích rằng bất cứ khi nào tôi đến phòng khám, nhân viên ở đó đã rất tử tế và chuyên nghiệp đối với tôi và gia đình tôi.”
Mình đã rất xúc động khi đọc được những lời này.
Không phải vì bệnh nhân khen mình hay nhân viên phòng khám của mình.
Nhưng chính là vì bệnh nhân đã cảm nhận được thông điệp mà mình muốn gởi gắm.
Dù rào cản ngôn ngữ và văn hóa vẫn tồn tại đâu đó, nhưng bệnh nhân đã thực sự hiểu và tin tưởng mình
2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN TẠI MỸ
Những điều này, đối với bệnh nhân người Việt thì có lẽ chúng ta dễ dàng có được, nhưng đối với bệnh nhân người nước ngoài thì khó khăn hơn rất nhiều.
Mình còn nhớ những ngày đầu vào nghề, mình đã từng cảm thấy buồn tủi và thất vọng về bản thân rất nhiều khi bệnh nhân tỏ ra hờ hững không muốn nói chuyện với mình. Có người còn phàn nàn với những lời lẽ không hay về mình.
Điều này làm mình cảm thấy vô cùng tổn thương vì thực sự mình đã cố gắng rất nhiều để làm tốt vai trò của một người bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã nói “People don’t care how much you know until they know how much you care.”
Nghĩa là “Người khác sẽ không quan tâm bạn học cao hiểu rộng hay tài giỏi tới đâu cho đến khi họ biết được bạn thực sự quan tâm họ như thế nào”.
Đúng thật như thế.
Đã nhiều lần mình cảm thấy bất lực vì không thể nào diễn đạt được cho bệnh nhân hiểu rằng mình quan tâm, lo lắng, và mong muốn điều tốt đẹp nhất cho họ.
Nhưng tất cả đã thay đổi khi mình biết được nghệ thuật giao tiếp với bệnh nhân người nước ngoài để có được niềm tin của họ.
Đây cũng chính là lý do mình thường xuyên chia sẻ những bài viết về ngôn ngữ Tiếng Anh và giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Mình thực sự tin rằng các sinh viên Y và bác sĩ Việt Nam là những người vô cùng thông minh, giỏi, và làm việc vô cùng chăm chỉ, và mình tin chắc rằng các bạn sẽ có được sự tin yêu của bệnh nhân người nước ngoài nếu các bạn quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Hãy comment “yes” nếu bạn cũng muốn điều này.
Hãy đăng ký tại đây để tải MIỄN PHÍ ngay cuốn sách “100 THÀNH NGỮ GIÚP BẠN TỰ TIN GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH.”
Nhân ngày Thầy Thuốc Mỹ, mình chúc các bạn đang ấp ủ giấc mơ trở thành bác sĩ tại Mỹ luôn vững vàng để theo đuổi con đường này và thành công một ngày không xa.
Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy.