Dr. Christina Nguyễn - Logo

ANH VĂN Y KHOA – 3 BÍ QUYẾT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Anh văn Y khoa – học như thế nào cho hiệu quả?

 

Làm sao để đọc được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh?
Làm sao để trao đổi được với các đồng nghiệp nước ngoài khi đi hội thảo, chuyên đề?

 

Nên chọn tài liệu nào để bắt đầu, và khi chọn được rồi thì cách đọc và sử dụng tài liệu đó như thế nào là tốt nhất?

 

Thấu hiểu được những trăn trở này của rất nhiều anh chị em đồng nghiệp và các bạn sinh viên, hôm nay mình sẽ chia sẻ 3 bí quyết để học tốt học Anh văn Y khoa cho người mới bắt đầu.

1. Dành thời gian để HỌC QUA gốc từ, tiền tố, hậu tố

1.1 Cách học này có ưu điểm gì?

Việc học các nhóm từ này mang đến cho bạn 3 lợi ích so với cách học truyền thống:

 

  1. Giúp bạn có một khái niệm căn bản về thuật ngữ.
  2. Có thể đoán được nghĩa của một từ mới dựa trên những thành phần của từ.
  3. Nhớ nghĩa của thuật ngữ lâu hơn.

Chẳng hạn nếu bạn biết “Hyper” là cao hơn bình thường, thì bạn có thể đoán ra thuật ngữ “Hypertension” có nghĩa là “Huyết áp cao hơn bình thường.”

 

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ học thuộc lòng chúng một cách khô khan.

Đừng ngồi lẩm bẩm “Hyper” là cao hơn bình thường. Thay vào đó, hãy học kèm các ví dụ cụ thể và thú vị, như Hypertension thì Hyper là cao hơn bình thường, hypertensionhuyết áp cao hơn bình thường.

 

Cách học tiếng anh chuyên ngành y khoa, cách đọc tài liệu tiếng anh chuyên ngành, từ vựng tiếng anh chuyên ngành y khoa, medical english...

1.2 Nên dành bao nhiêu thời gian cho việc này là hợp lý?

Câu trả lời là ĐỪNG dành quá nhiều thời gian cho việc này!

 

Lý do là gốc từ, tiền tố, hậu tố không thể giúp bạn hiểu sâu về một thuật ngữ Y Khoa.

 

Căn bản học Tiếng Anh Y Khoa không giống như học từ vựng Tiếng Anh thông thường.

 

Mục đích của học Tiếng Anh Y Khoa là để biết kiến thức Y Khoa, thay vì để biết định nghĩa thuật ngữ.

 

Chẳng hạn khi học “Hypertension” thì bạn có thể đoán là huyết áp cao hơn bình thường. Nhưng nếu bạn chỉ dừng ở đó thì bạn không biết được chỉ số đo như thế nào là cao huyết áp cấp 1, cấp 2, cấp 3. Rồi sự khác nhau giữa Hypertensive Urgency, Hypertensive Emergency là gì?

 

Và đương nhiên là, nếu được hỏi sâu hơn thì bạn sẽ càng lúng túng.

Chính vì thế, mình sẽ dùng phần lớn thời gian cho việc số 2 dưới đây.

2. Thường xuyên tìm hiểu các chủ đề Y Khoa bằng Tiếng Anh

Mình sẽ coi Tiếng Anh Y Khoa như một công cụ phục vụ cho việc nâng cao kiến thức chuyên môn ngành Y cho mình, và để trọng tâm vào học kiến thức thay vì vào việc học thuật ngữ.

 

Khi bạn học theo cách này thì sẽ hiểu sâu, nhớ lâu, và nhớ bền.

 

Chẳng hạn, khi bạn tìm hiểu tường tận về bệnh hypertension – từ triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, v.v. thì bạn sẽ tự nhớ hypertension là gì.

 

Không những bạn nhớ định nghĩa mà bạn còn am hiểu và cập nhật về những khuyến cáo chẩn đoán điều trị mới nhất của bệnh này, để trở thành một người bác sĩ giỏi hơn.

 

Anh văn y khoa, Cách học tiếng anh chuyên ngành y khoa, cách đọc tài liệu tiếng anh chuyên ngành, từ vựng tiếng anh chuyên ngành y khoa...

Vậy nên học tiếng Anh chuyên ngành từ các nguồn nào?

Bắt đầu thì mình sẽ lấy thông tin từ những nguồn dễ hiểu và thú vị nhất đối với mình.

 

Chẳng hạn, mình là người thích xem video và hình minh họa nên mình sẽ bắt đầu học từ các video có mình họa trên Youtube, và xem video có phụ đề để dễ hiểu hơn.

Xem thêm: Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả – Kinh nghiệm từ bác sĩ Mỹ gốc Việt

Khi đọc thì mình sẽ đọc từ những sách hoặc trang web viết ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ thông dụng.

 

Sau khi đã quen thì mình sẽ tăng độ khó lên, đọc từ những sách giáo khoa chuyên ngành ít hình nhiều chữ, hoặc những tạp chí khoa học.

 

Vì nếu ban đầu học ngay từ những nguồn này sẽ dẫn đến việc chán nản và bỏ ngang. Đọc 1 câu mà tra từ điển hết 5-6 chữ thì quả thật rất khó cho những người mới bắt đầu.

 

3. Dùng kiến thức đã học để phục vụ cho công việc

Chẳng hạn, đối với bác sĩ muốn đi tu nghiệp và làm việc nước ngoài, hoặc trong môi trường cần giao tiếp bằng Tiếng Anh với bệnh nhân thì hãy tập giải thích các thuật ngữ theo cách đơn giản nhất để bệnh nhân hiểu.

 

Đơn thuần là khi làm bác sĩ lâm sàng thì bệnh nhân quan tâm nhất không quan trọng bác sĩ học cao hiểu rộng bao nhiêu, mà là giải thích cho bệnh nhân hiểu được bao nhiêu.

Dùng vốn tiếng anh chuyên ngành đã học để update kiến thức.

 

Tóm lại, 3 điều mình sẽ làm là:

(1) Học qua gốc từ, tiền tố, hậu tố làm căn bản.
(2) Tìm hiểu thông tin bằng Tiếng Anh về các chủ đề mình quan tâm.
(3) Tìm cách thực hành ngay lập tức.

 

Ba điều này mình sẽ làm song song với nhau để chúng hỗ trợ cho nhau.

 

Chúc bạn thành công trong quá trình học Tiếng Anh chuyên ngành Y Khoa.

 

Hãy comment “Yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn

Anh văn Y khoa – học như thế nào cho hiệu quả?

 

Làm sao để đọc được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh?
Làm sao để trao đổi được với các đồng nghiệp nước ngoài khi đi hội thảo, chuyên đề?

 

Nên chọn tài liệu nào để bắt đầu, và khi chọn được rồi thì cách đọc và sử dụng tài liệu đó như thế nào là tốt nhất?

 

Thấu hiểu được những trăn trở này của rất nhiều anh chị em đồng nghiệp và các bạn sinh viên, hôm nay mình sẽ chia sẻ 3 bí quyết để học tốt học Anh văn Y khoa cho người mới bắt đầu.

1. Dành thời gian để HỌC QUA gốc từ, tiền tố, hậu tố

1.1 Cách học này có ưu điểm gì?

Việc học các nhóm từ này mang đến cho bạn 3 lợi ích so với cách học truyền thống:

 

  1. Giúp bạn có một khái niệm căn bản về thuật ngữ.
  2. Có thể đoán được nghĩa của một từ mới dựa trên những thành phần của từ.
  3. Nhớ nghĩa của thuật ngữ lâu hơn.

Chẳng hạn nếu bạn biết “Hyper” là cao hơn bình thường, thì bạn có thể đoán ra thuật ngữ “Hypertension” có nghĩa là “Huyết áp cao hơn bình thường.”

 

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ học thuộc lòng chúng một cách khô khan.

Đừng ngồi lẩm bẩm “Hyper” là cao hơn bình thường. Thay vào đó, hãy học kèm các ví dụ cụ thể và thú vị, như Hypertension thì Hyper là cao hơn bình thường, hypertensionhuyết áp cao hơn bình thường.

 

Cách học tiếng anh chuyên ngành y khoa, cách đọc tài liệu tiếng anh chuyên ngành, từ vựng tiếng anh chuyên ngành y khoa, medical english...

1.2 Nên dành bao nhiêu thời gian cho việc này là hợp lý?

Câu trả lời là ĐỪNG dành quá nhiều thời gian cho việc này!

 

Lý do là gốc từ, tiền tố, hậu tố không thể giúp bạn hiểu sâu về một thuật ngữ Y Khoa.

 

Căn bản học Tiếng Anh Y Khoa không giống như học từ vựng Tiếng Anh thông thường.

 

Mục đích của học Tiếng Anh Y Khoa là để biết kiến thức Y Khoa, thay vì để biết định nghĩa thuật ngữ.

 

Chẳng hạn khi học “Hypertension” thì bạn có thể đoán là huyết áp cao hơn bình thường. Nhưng nếu bạn chỉ dừng ở đó thì bạn không biết được chỉ số đo như thế nào là cao huyết áp cấp 1, cấp 2, cấp 3. Rồi sự khác nhau giữa Hypertensive Urgency, Hypertensive Emergency là gì?

 

Và đương nhiên là, nếu được hỏi sâu hơn thì bạn sẽ càng lúng túng.

Chính vì thế, mình sẽ dùng phần lớn thời gian cho việc số 2 dưới đây.

2. Thường xuyên tìm hiểu các chủ đề Y Khoa bằng Tiếng Anh

Mình sẽ coi Tiếng Anh Y Khoa như một công cụ phục vụ cho việc nâng cao kiến thức chuyên môn ngành Y cho mình, và để trọng tâm vào học kiến thức thay vì vào việc học thuật ngữ.

 

Khi bạn học theo cách này thì sẽ hiểu sâu, nhớ lâu, và nhớ bền.

 

Chẳng hạn, khi bạn tìm hiểu tường tận về bệnh hypertension – từ triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, v.v. thì bạn sẽ tự nhớ hypertension là gì.

 

Không những bạn nhớ định nghĩa mà bạn còn am hiểu và cập nhật về những khuyến cáo chẩn đoán điều trị mới nhất của bệnh này, để trở thành một người bác sĩ giỏi hơn.

 

Anh văn y khoa, Cách học tiếng anh chuyên ngành y khoa, cách đọc tài liệu tiếng anh chuyên ngành, từ vựng tiếng anh chuyên ngành y khoa...

Vậy nên học tiếng Anh chuyên ngành từ các nguồn nào?

Bắt đầu thì mình sẽ lấy thông tin từ những nguồn dễ hiểu và thú vị nhất đối với mình.

 

Chẳng hạn, mình là người thích xem video và hình minh họa nên mình sẽ bắt đầu học từ các video có mình họa trên Youtube, và xem video có phụ đề để dễ hiểu hơn.

Xem thêm: Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả – Kinh nghiệm từ bác sĩ Mỹ gốc Việt

Khi đọc thì mình sẽ đọc từ những sách hoặc trang web viết ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ thông dụng.

 

Sau khi đã quen thì mình sẽ tăng độ khó lên, đọc từ những sách giáo khoa chuyên ngành ít hình nhiều chữ, hoặc những tạp chí khoa học.

 

Vì nếu ban đầu học ngay từ những nguồn này sẽ dẫn đến việc chán nản và bỏ ngang. Đọc 1 câu mà tra từ điển hết 5-6 chữ thì quả thật rất khó cho những người mới bắt đầu.

 

3. Dùng kiến thức đã học để phục vụ cho công việc

Chẳng hạn, đối với bác sĩ muốn đi tu nghiệp và làm việc nước ngoài, hoặc trong môi trường cần giao tiếp bằng Tiếng Anh với bệnh nhân thì hãy tập giải thích các thuật ngữ theo cách đơn giản nhất để bệnh nhân hiểu.

 

Đơn thuần là khi làm bác sĩ lâm sàng thì bệnh nhân quan tâm nhất không quan trọng bác sĩ học cao hiểu rộng bao nhiêu, mà là giải thích cho bệnh nhân hiểu được bao nhiêu.

Dùng vốn tiếng anh chuyên ngành đã học để update kiến thức.

 

Tóm lại, 3 điều mình sẽ làm là:

(1) Học qua gốc từ, tiền tố, hậu tố làm căn bản.
(2) Tìm hiểu thông tin bằng Tiếng Anh về các chủ đề mình quan tâm.
(3) Tìm cách thực hành ngay lập tức.

 

Ba điều này mình sẽ làm song song với nhau để chúng hỗ trợ cho nhau.

 

Chúc bạn thành công trong quá trình học Tiếng Anh chuyên ngành Y Khoa.

 

Hãy comment “Yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email