BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI MSF LÀ GÌ?

Rất nhiều bạn chia sẻ với mình rằng một trong những lí do em theo đuổi USMLE là việc em có thể giúp được rất rất nhiều người bằng việc trở thành bác sĩ không biên giới.
 
VẬY BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI LÀ GÌ VÀ TẠI SAO LẠI NHIỀU BÁC SĨ MUỐN ĐĂNG KÝ NỘI TRÚ Y KHOA MỸ ĐỂ ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀY?
 
Bác Sĩ Không Biên Giới – Doctors Without Borders hay còn gọi là MSF – Médecins Sans Frontières (Tiếng Pháp), là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, được thành lập năm 1971 tại Paris.
 
Hiện nay, MSF có khoảng 63.000 thành viên và tình nguyện viên ở hơn 70 quốc gia trên toàn cầu.

1 - ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA MSF LÀ GÌ?

MSF hoạt động độc lập trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người.

Họ cung cấp sự hỗ trợ y tế thiết thực, khẩn cấp và hiệu quả, bao gồm con người, vật tư đến những vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, những người không được tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
 
Bằng việc bỏ qua những rào cản về chính trị và tôn giáo, một trong những tôn chỉ cao nhất của tổ chức là “PATIENTS FIRST”, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, thậm chí thức ăn, nước sạch và các dịch vụ khác cho tất cả những người cần đến.
 
Với những đóng góp vô cùng to lớn cho thế giới, vào năm 1999, MSF đã vinh dự nhận được giải Nobel Hoà Bình.

2 - GIA NHẬP BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI?

Vậy tổ chức bác sĩ không biên giới tuyển dụng như thế nào?

MSF được chia ra làm 2 lĩnh vực là Medical Field & Non-medical Field.
 
Trong Medical Field, để trở thành bác sĩ cho MSF thì bạn cần phải hoàn thành chương trình đào tạo ngành Y ở trường (ở Mỹ bạn còn cần phải hoàn thành chương trình nội trú) và có ít nhất 2 năm hành nghề như một bác sĩ thực thụ. Một số ngành đặc thù có thể tham gia MSF ngay sau chương trình nội trú.
 
Ngoài ra, để vận hành một tổ chức y tế toàn cầu như vậy, ngoài bác sĩ lâm sàng thì còn cần thêm điều dưỡng, các nhà dịch tễ học, tâm lý học, dược sĩ, nhân viên viên xét nghiệm…
 
Ở lĩnh vực Non-medical Field, không thể không kể đến các nhân viên logistic, nhân viên điều hành, IT, kỹ sư điện, thợ sửa chữa phương tiện… Cũng giống như bác sĩ, họ cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Bác sĩ không biên giới là gì? Truyện về bác sĩ không biên giới. Bác sĩ không biên giới Việt Nam... Cách ứng tuyển bác sĩ không biên giới...
Hình chụp hồi 2016, lúc mình có dịp về BV TW Huế làm tình nguyện theo chương trình của trường.

3 - TỐ CHẤT NÀO CẦN CÓ ĐỂ LÀM VIỆC TẠI MSF?

Có nhiều yếu tố cần thiết để trở thành một Doctor Without Borders. Tuy nhiên, sự linh động và dễ thích nghi là 2 yếu tố quan trọng hơn tất thảy.
 
Với đặc thù công việc, sự thay đổi liên tục về vị trí, môi trường làm việc, cũng như đối tượng phục vụ, MSF cần những nhân viên không sợ đối mặt với sự thay đổi.
 
Bạn sẽ có thể phải đối mặt với những căn bệnh chưa từng gặp, hay những đợt bùng phát của dịch bệnh mà bạn sẽ phải đóng vai trò là người xử lý, hay thậm chí cả những trở ngại về tình trạng mặt bạo lực, chiến tranh tại những quốc gia mà bạn đang làm việc.
 
Không những thế, bạn cũng phải đủ linh động về mặt chuyên môn để thích nghi với yêu cầu của bệnh nhân.
 
Ở Mỹ thì nếu bạn làm ở tuyến primary care như mình, bạn sẽ có các Specialist để gửi bệnh nhân đến. Nhưng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp thì đó là điều bất khả thi.

4 - BẠN SẼ LÀM VIỆC Ở ĐÂU VÀ TRONG BAO LÂU?

Đúng như tên gọi Bác sĩ không biên giới, khi đăng ký tham gia Bác sĩ không biên giới, bạn không thể lựa chọn rằng mình sẽ làm việc ở đâu cũng như mình sẽ khám chữa bệnh cho bệnh nhân nào.

Thay vào đó, tổ chức sẽ phân chia công việc dựa trên nhu cầu bệnh nhân và việc bạn có các kỹ năng cần thiết tương ứng hay không.
 
Thời gian cam kết phục vụ cho tổ chức là từ 9-12 tháng (trừ đội phẫu thuật, gồm phẫu thuật viên, BS gây mê, BS sản khoa thì thời gian cam kết là 2-3 tháng).

5 - TẠI SAO LẠI NHIỀU BÁC SĨ MUỐN ĐĂNG KÝ NỘI TRÚ Y KHOA MỸ ĐỂ ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀY?

Các quyền lợi khi đăng ký bác sĩ không biên giới

Bạn sẽ được đem kiến thức của mình cống hiến cho bệnh nhân và cộng đồng, đặc biệt là những người vô cùng cần đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhưng không có điều kiện tiếp cận. Ví dụ như phụ nữ, trẻ em, người già ở Palestine, Afghanistan…
 
Ngoài ra, sự trải nghiệm của việc đặt chân những nơi chưa từng đến, gặp gỡ, làm việc và cứu sống những con người chưa từng gặp đến từ đủ mọi sắc tộc, tôn giáo và tầng lớp xã hội sẽ là điều không thể quên được trong ký ức bất kỳ ai đã từng tham gia chương trình.
 
Với rất nhiều bác sĩ, đây là tâm huyết, là giấc mơ lớn của cả đời họ.
 
Về mặt chuyên môn và phát triển bản thân, kỹ năng sinh tồn, cũng như khả năng ngôn ngữ của bạn cũng sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc sau thời gian được đào tạo và công tác ở MSF.
 
Về những vấn đề phát sinh cơ bản như vé máy bay, nơi ở, VISA, phương tiện đi lại, MSF đều sẽ hỗ trợ toàn bộ cho bạn. Không những thế, bạn sẽ có một khoản hỗ trợ hàng tháng được gửi trực tiếp về STK ngân hàng, thường nó sẽ rơi vào khoảng $1500 – $3000, tuỳ chuyên khoa và kinh nghiệm.
Bác sĩ không biên giới msf là gì? Truyện về bác sĩ không biên giới. Bác sĩ không biên giới Việt Nam... Cách ứng tuyển bác sĩ không biên giới...
Mùa xuân hi vọng 2016.
Thêm vào đó, bạn còn được hưởng rất rất nhiều quyền lợi đi kèm như:
 
  • Tăng lương sau 12 tháng công tác, sau đó vẫn định kỳ đánh giá chuyên môn nghiệp vụ để tăng tiếp.
  • Gói nghỉ phép toàn diện (Nghỉ phép có lương, nghỉ bệnh có lương..)
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm thương tật ngắn và dài hạn
  • 401k Retirement Plan
  • Bảo hiểm y tế, bảo hiểm nha khoa, và bảo hiểm thị lực suốt thời gian công tác
  • Gia hạn 3 tháng bảo hiểm y tế vào bảo hiểm nha khoa miễn phí sau thời gian công tác
  • 25 ngày nghỉ có nhận lương mỗi năm
  • Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tinh thần trước và sau khi làm nhiệm vụ.
  • Và rất nhiều quyền lợi khác.
Ở Việt Nam cơ hội trở thành một bác sĩ không biên giới rất thấp do còn nhiều điều hạn chế khả năng của các bác sĩ như khả năng tài chính, cũng như việc cập nhật thông tin…
 
Chính vì thế, nội trú Y khoa Mỹ là một con đường rất đáng để cân nhắc nếu bạn muốn làm việc cho MSF.
 
Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.
Rất nhiều bạn chia sẻ với mình rằng một trong những lí do em theo đuổi USMLE là việc em có thể giúp được rất rất nhiều người bằng việc trở thành bác sĩ không biên giới.
 
VẬY BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI LÀ GÌ VÀ TẠI SAO LẠI NHIỀU BÁC SĨ MUỐN ĐĂNG KÝ NỘI TRÚ Y KHOA MỸ ĐỂ ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀY?
 
Bác Sĩ Không Biên Giới – Doctors Without Borders hay còn gọi là MSF – Médecins Sans Frontières (Tiếng Pháp), là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, được thành lập năm 1971 tại Paris.
 
Hiện nay, MSF có khoảng 63.000 thành viên và tình nguyện viên ở hơn 70 quốc gia trên toàn cầu.

1 - ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA MSF LÀ GÌ?

MSF hoạt động độc lập trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người.

Họ cung cấp sự hỗ trợ y tế thiết thực, khẩn cấp và hiệu quả, bao gồm con người, vật tư đến những vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, những người không được tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
 
Bằng việc bỏ qua những rào cản về chính trị và tôn giáo, một trong những tôn chỉ cao nhất của tổ chức là “PATIENTS FIRST”, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, thậm chí thức ăn, nước sạch và các dịch vụ khác cho tất cả những người cần đến.
 
Với những đóng góp vô cùng to lớn cho thế giới, vào năm 1999, MSF đã vinh dự nhận được giải Nobel Hoà Bình.

2 - GIA NHẬP BÁC SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI?

Vậy tổ chức bác sĩ không biên giới tuyển dụng như thế nào?

MSF được chia ra làm 2 lĩnh vực là Medical Field & Non-medical Field.
 
Trong Medical Field, để trở thành bác sĩ cho MSF thì bạn cần phải hoàn thành chương trình đào tạo ngành Y ở trường (ở Mỹ bạn còn cần phải hoàn thành chương trình nội trú) và có ít nhất 2 năm hành nghề như một bác sĩ thực thụ. Một số ngành đặc thù có thể tham gia MSF ngay sau chương trình nội trú.
 
Ngoài ra, để vận hành một tổ chức y tế toàn cầu như vậy, ngoài bác sĩ lâm sàng thì còn cần thêm điều dưỡng, các nhà dịch tễ học, tâm lý học, dược sĩ, nhân viên viên xét nghiệm…
 
Ở lĩnh vực Non-medical Field, không thể không kể đến các nhân viên logistic, nhân viên điều hành, IT, kỹ sư điện, thợ sửa chữa phương tiện… Cũng giống như bác sĩ, họ cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Bác sĩ không biên giới là gì? Truyện về bác sĩ không biên giới. Bác sĩ không biên giới Việt Nam... Cách ứng tuyển bác sĩ không biên giới...
Hình chụp hồi 2016, lúc mình có dịp về BV TW Huế làm tình nguyện theo chương trình của trường.

3 - TỐ CHẤT NÀO CẦN CÓ ĐỂ LÀM VIỆC TẠI MSF?

Có nhiều yếu tố cần thiết để trở thành một Doctor Without Borders. Tuy nhiên, sự linh động và dễ thích nghi là 2 yếu tố quan trọng hơn tất thảy.
 
Với đặc thù công việc, sự thay đổi liên tục về vị trí, môi trường làm việc, cũng như đối tượng phục vụ, MSF cần những nhân viên không sợ đối mặt với sự thay đổi.
 
Bạn sẽ có thể phải đối mặt với những căn bệnh chưa từng gặp, hay những đợt bùng phát của dịch bệnh mà bạn sẽ phải đóng vai trò là người xử lý, hay thậm chí cả những trở ngại về tình trạng mặt bạo lực, chiến tranh tại những quốc gia mà bạn đang làm việc.
 
Không những thế, bạn cũng phải đủ linh động về mặt chuyên môn để thích nghi với yêu cầu của bệnh nhân.
 
Ở Mỹ thì nếu bạn làm ở tuyến primary care như mình, bạn sẽ có các Specialist để gửi bệnh nhân đến. Nhưng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp thì đó là điều bất khả thi.

4 - BẠN SẼ LÀM VIỆC Ở ĐÂU VÀ TRONG BAO LÂU?

Đúng như tên gọi Bác sĩ không biên giới, khi đăng ký tham gia Bác sĩ không biên giới, bạn không thể lựa chọn rằng mình sẽ làm việc ở đâu cũng như mình sẽ khám chữa bệnh cho bệnh nhân nào.

Thay vào đó, tổ chức sẽ phân chia công việc dựa trên nhu cầu bệnh nhân và việc bạn có các kỹ năng cần thiết tương ứng hay không.
 
Thời gian cam kết phục vụ cho tổ chức là từ 9-12 tháng (trừ đội phẫu thuật, gồm phẫu thuật viên, BS gây mê, BS sản khoa thì thời gian cam kết là 2-3 tháng).

5 - TẠI SAO LẠI NHIỀU BÁC SĨ MUỐN ĐĂNG KÝ NỘI TRÚ Y KHOA MỸ ĐỂ ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀY?

Các quyền lợi khi đăng ký bác sĩ không biên giới

Bạn sẽ được đem kiến thức của mình cống hiến cho bệnh nhân và cộng đồng, đặc biệt là những người vô cùng cần đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhưng không có điều kiện tiếp cận. Ví dụ như phụ nữ, trẻ em, người già ở Palestine, Afghanistan…
 
Ngoài ra, sự trải nghiệm của việc đặt chân những nơi chưa từng đến, gặp gỡ, làm việc và cứu sống những con người chưa từng gặp đến từ đủ mọi sắc tộc, tôn giáo và tầng lớp xã hội sẽ là điều không thể quên được trong ký ức bất kỳ ai đã từng tham gia chương trình.
 
Với rất nhiều bác sĩ, đây là tâm huyết, là giấc mơ lớn của cả đời họ.
 
Về mặt chuyên môn và phát triển bản thân, kỹ năng sinh tồn, cũng như khả năng ngôn ngữ của bạn cũng sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc sau thời gian được đào tạo và công tác ở MSF.
 
Về những vấn đề phát sinh cơ bản như vé máy bay, nơi ở, VISA, phương tiện đi lại, MSF đều sẽ hỗ trợ toàn bộ cho bạn. Không những thế, bạn sẽ có một khoản hỗ trợ hàng tháng được gửi trực tiếp về STK ngân hàng, thường nó sẽ rơi vào khoảng $1500 – $3000, tuỳ chuyên khoa và kinh nghiệm.
Bác sĩ không biên giới msf là gì? Truyện về bác sĩ không biên giới. Bác sĩ không biên giới Việt Nam... Cách ứng tuyển bác sĩ không biên giới...
Mùa xuân hi vọng 2016.
Thêm vào đó, bạn còn được hưởng rất rất nhiều quyền lợi đi kèm như:
 
  • Tăng lương sau 12 tháng công tác, sau đó vẫn định kỳ đánh giá chuyên môn nghiệp vụ để tăng tiếp.
  • Gói nghỉ phép toàn diện (Nghỉ phép có lương, nghỉ bệnh có lương..)
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm thương tật ngắn và dài hạn
  • 401k Retirement Plan
  • Bảo hiểm y tế, bảo hiểm nha khoa, và bảo hiểm thị lực suốt thời gian công tác
  • Gia hạn 3 tháng bảo hiểm y tế vào bảo hiểm nha khoa miễn phí sau thời gian công tác
  • 25 ngày nghỉ có nhận lương mỗi năm
  • Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tinh thần trước và sau khi làm nhiệm vụ.
  • Và rất nhiều quyền lợi khác.
Ở Việt Nam cơ hội trở thành một bác sĩ không biên giới rất thấp do còn nhiều điều hạn chế khả năng của các bác sĩ như khả năng tài chính, cũng như việc cập nhật thông tin…
 
Chính vì thế, nội trú Y khoa Mỹ là một con đường rất đáng để cân nhắc nếu bạn muốn làm việc cho MSF.
 
Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email