BÁC SĨ NGHE GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHUYÊN MÔN?

Bác sĩ nghe gì để nâng cao chuyên môn? Hiện chưa có nhiều bác sĩ Việt Nam làm podcast nhưng nguồn podcast tiếng Anh thì đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, chạm đến đủ mọi chuyên ngành nhỏ trong y học, dưới nhiều hình thức sinh động.
BÁC SĨ NGHE GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHUYÊN MÔN?
 
Podcast – được ghép bởi hai từ “iPod” “broadcast” – là một dạng chương trình phát thanh vừa lạ lại vừa quen.
 
Quen là bởi nó khá giống radio hồi xưa, có các nhà đài khác nhau với các chương trình khác nhau, mỗi chương trình sẽ có 1 hoặc nhiều host tổ chức một buổi nói chuyện cùng khách mời rồi thu âm lại.
 
Lạ là vì đây là một hiện tượng mới nổi lên những năm gần đây và nhanh chóng trở thành một kênh thông tin phong phú, tức thời, bắt kịp với sự thay đổi không ngừng của thế giới.
 
Nhưng khác với radio, thay vì phải có đài để nghe thì bây giờ chúng ta có thể nghe podcast trực tuyến trên nhiều ứng dụng như Apple Podcast, Stitcher, iHeart, Spotify, Google Podcast,… Hay thậm chí tải về để nghe mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
 
Podcast đã và đang trở thành một kênh giải trí, đồng thời cũng là một kênh cập nhật thông tin cực kỳ hữu ích của các bác sĩ và sinh viên y ở Mỹ và các nước châu Âu.
 
Nó nhanh chóng phổ biến là trở nên quan trọng bởi tính tiện lợi không thể thay thế. Ưu điểm lớn nhất là podcast giúp người nghe vừa cập nhật được thông tin, vừa tiết kiệm được một quỹ thời gian “chết” khổng lồ khi di chuyển, đi dạo, tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa, gấp quần áo,…
 
Tuy thông tin được cập nhật một cách thụ động nhưng thay vào đó, người nghe sẽ được lắng nghe những phân tích có đa chiều nhưng cũng không kém phần sâu sắc và dễ tiếp cận của các chuyên gia hàng đầu, tăng khả năng nghe hiểu, tăng vốn từ tiếng Anh chuyên ngành.
 
Là một người mê radio nên từ khi bắt đầu nghe Podcast đến nay, mình nhanh chóng nó bị chinh phục bởi những gì mà nó mang lại.
 
Hiện chưa có nhiều bác sĩ Việt Nam làm podcast nhưng nguồn podcast tiếng Anh thì đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, chạm đến đủ mọi chuyên ngành nhỏ trong y học, dưới nhiều hình thức sinh động.
 
Hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bác sĩ và các bạn sinh viên những kênh podcast của các hiệp hội lớn trên thế giới.

1. AFP - American Family Physician Podcast

AFP - American Family Physician Podcast
AFP - American Family Physician Podcast

Đây podcast được thiết kế bởi hiệp hội bác sĩ gia đình Mỹ cùng với Đại học Y Arizona.

Mỗi tập phát sóng được đón nhận bởi hơn 40.000 thính giả, cung cấp cho họ những cập nhật quan trọng về chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn trong thực hành lâm sàng của các bác sĩ gia đình.

 

Đạt được nhiều giải thưởng danh giá và đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, qua 6 năm với gần 150 tập phát sóng, AFP nhanh chóng trở thành một kênh cập nhật kiến thức y học không thể thiếu cho các bác sĩ gia đình và sinh viên y.

 

2. NEJM This Week — Audio Summaries

Nếu bạn ngại đọc những bài báo dài chỉ toàn chữ và chữ hay chỉ có quỹ thời gian hạn chế nhưng vẫn muốn cập nhật từ những nghiên cứu mới nhất thì đây là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.

 

Chất lượng âm thanh cao, thông tin ngắn ngọn, súc tích, tuy nhiên khá kén người nghe khi thông tin chỉ được đọc ra một chiều thay vì là cuộc thảo luận giữa các chuyên gia nên tính học thuật cao hơn.

 

NEJM cũng có một số podcast khác rất được đón nhận như NEJM Interview, NEJM Journal Watch…

NEJM This Week — Audio Summaries

3. JAMA Clinical Reviews

Một kênh podcast không thể bỏ lỡ cho các bác sĩ lâm sàng và sinh viên y.

 

Tương tự NEJM This Week, JAMA Clinical Reviews cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho những người ngại đọc những bài báo dài hay có ít thời gian nhưng vẫn muốn cập nhật từ những nghiên cứu mới nhất.

 

Tuy nhiên, JAMA Clinical Reviews có ưu điểm hơn do nó được sản xuất dưới hình thức một cuộc trò chuyện nên thông tin được truyền tải dễ tiếp cận.

 

Ngoài ra, JAMA Network còn có rất nhiều podcast chất lượng khác như: JAMA Internal Medicine, Coronavirus Q&A…

JAMA Clinical Reviews

4. Pediatrics On Call

Một kênh podcast không chỉ dành riêng cho các bác sĩ Nhi mà còn cho các bác sĩ, sinh viên y nói chung, thậm chí cho cả bố mẹ hay những người chăm sóc bé được sản xuất bởi Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, do Johnson & Johnson tài trợ.

 

Mỗi tập phát sóng là một trò chuyện thảo luận về những nghiên cứu mới, những chủ đề nổi bật giữa các tác giả của chúng với nhà sản xuất – AAP, cung cấp cho thính giả những hướng dẫn mới nhất trong chăm sóc và điều trị trẻ.

 

Vì hướng tới nhiều đối tượng thính giả nên thông tin được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, kèm với “take away massage” cho người nghe cuối mỗi tập phát sóng.

5. This week in cardiology

Kênh podcast hàng đầu cho các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ tim mạch và sinh viên Y, nơi những thông tin mới được cập nhật hằng tuần và phân tích đầy đủ dưới góc nhìn của một chuyên gia đầu ngành – những thông tin giá trị khó tìm được ở những nơi khác.

 

Đây là podcast được sản xuất bởi BS John M. Mandrola – một chuyên giađầu ngành tim mạch đến từ Medscape & theHeart.org.

 

Một podcast nhận được rất nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn, chất lượng và giá trị của nó càng được khẳng định hơn khi được đánh giá 4.9/5 sao trên Apple Podcast.

 

Tương tự NEJM và JAMA, Medscape cũng có rất nhiều series podcast hấp dẫn khác như: Keep Current CME, Medscape Journal Of Medicine, The Medscape Minute….

6. JACC Podcast

JACC Podcast là một kênh podcast được sản xuất bởi Valentin Fuster – tổng biên tập nổi tiếng của Tạp chí Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) – một trong những tạp chí uy tín và có sức ảnh hưởng nhất.

 

Với số lượng podcast khủng, được sản xuất liên tục mỗi tuần (tính đến nay ~2000 tập), JACC Podcast đã cung cấp cho các nhà lâm sàng những phát hiện quan trọng, giúp họ nắm bắt và kịp thời tìm hiểucác vấn đề mới nổi.

 

Ngoài ra, ông còn giới thiệu tổng quan và tóm tắt ngắn gọn các ấn phẩm mới trong tuần.

 

Tuy nhiên, có một điểm trừ là giọng đọc của Valentin Fuster khá khó nghe nên đòi hỏi thính giả phải tập trung cao độ và có trình độ nghe khá hơn.

7. The UNDIFFERENTIATED Medical Student

Tuy đây không phải podcast được sản xuất bởi các hiệp hội lớn và gần đây không còn được cập nhật thường xuyên nhưng nó lại là một kênh mình rất muốn giới thiệu với các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn có định hướng thì nội trú Mỹ.

 

TUMS được ra đời 5 năm trước, xuất phát từ ý tưởng giúp đỡ bản thân và những sinh viên y khác chọn đúng chuyên ngành phù hợp sau tốt nghiệp.

 

Ian Drummond đã mời hơn 120 bác sĩ từ các chuyên khoa lớn nhỏ chia sẻ về tất cả các khía cạnh liên quan đến chuyên ngành của họ, cung cấp cho người nghe cái nhìn cụ thể nhất, chân thực nhất để đưa ra được lựa chọn chính xác cho mình.

 

Những nguồn thông tin chất lượng và chân thực như vậy hiện nay không có nhiều nên đây cũng là một kênh đáng tin cậy để các bạn tham khảo.

 

Hãy comment “yes” và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

Bác sĩ nghe gì để nâng cao chuyên môn? Hiện chưa có nhiều bác sĩ Việt Nam làm podcast nhưng nguồn podcast tiếng Anh thì đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, chạm đến đủ mọi chuyên ngành nhỏ trong y học, dưới nhiều hình thức sinh động.
BÁC SĨ NGHE GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHUYÊN MÔN?
 
Podcast – được ghép bởi hai từ “iPod” “broadcast” – là một dạng chương trình phát thanh vừa lạ lại vừa quen.
 
Quen là bởi nó khá giống radio hồi xưa, có các nhà đài khác nhau với các chương trình khác nhau, mỗi chương trình sẽ có 1 hoặc nhiều host tổ chức một buổi nói chuyện cùng khách mời rồi thu âm lại.
 
Lạ là vì đây là một hiện tượng mới nổi lên những năm gần đây và nhanh chóng trở thành một kênh thông tin phong phú, tức thời, bắt kịp với sự thay đổi không ngừng của thế giới.
 
Nhưng khác với radio, thay vì phải có đài để nghe thì bây giờ chúng ta có thể nghe podcast trực tuyến trên nhiều ứng dụng như Apple Podcast, Stitcher, iHeart, Spotify, Google Podcast,… Hay thậm chí tải về để nghe mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
 
Podcast đã và đang trở thành một kênh giải trí, đồng thời cũng là một kênh cập nhật thông tin cực kỳ hữu ích của các bác sĩ và sinh viên y ở Mỹ và các nước châu Âu.
 
Nó nhanh chóng phổ biến là trở nên quan trọng bởi tính tiện lợi không thể thay thế. Ưu điểm lớn nhất là podcast giúp người nghe vừa cập nhật được thông tin, vừa tiết kiệm được một quỹ thời gian “chết” khổng lồ khi di chuyển, đi dạo, tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa, gấp quần áo,…
 
Tuy thông tin được cập nhật một cách thụ động nhưng thay vào đó, người nghe sẽ được lắng nghe những phân tích có đa chiều nhưng cũng không kém phần sâu sắc và dễ tiếp cận của các chuyên gia hàng đầu, tăng khả năng nghe hiểu, tăng vốn từ tiếng Anh chuyên ngành.
 
Là một người mê radio nên từ khi bắt đầu nghe Podcast đến nay, mình nhanh chóng nó bị chinh phục bởi những gì mà nó mang lại.
 
Hiện chưa có nhiều bác sĩ Việt Nam làm podcast nhưng nguồn podcast tiếng Anh thì đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, chạm đến đủ mọi chuyên ngành nhỏ trong y học, dưới nhiều hình thức sinh động.
 
Hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bác sĩ và các bạn sinh viên những kênh podcast của các hiệp hội lớn trên thế giới.

1. AFP - American Family Physician Podcast

AFP - American Family Physician Podcast
AFP - American Family Physician Podcast

Đây podcast được thiết kế bởi hiệp hội bác sĩ gia đình Mỹ cùng với Đại học Y Arizona.

Mỗi tập phát sóng được đón nhận bởi hơn 40.000 thính giả, cung cấp cho họ những cập nhật quan trọng về chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn trong thực hành lâm sàng của các bác sĩ gia đình.

 

Đạt được nhiều giải thưởng danh giá và đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, qua 6 năm với gần 150 tập phát sóng, AFP nhanh chóng trở thành một kênh cập nhật kiến thức y học không thể thiếu cho các bác sĩ gia đình và sinh viên y.

 

2. NEJM This Week — Audio Summaries

Nếu bạn ngại đọc những bài báo dài chỉ toàn chữ và chữ hay chỉ có quỹ thời gian hạn chế nhưng vẫn muốn cập nhật từ những nghiên cứu mới nhất thì đây là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.

 

Chất lượng âm thanh cao, thông tin ngắn ngọn, súc tích, tuy nhiên khá kén người nghe khi thông tin chỉ được đọc ra một chiều thay vì là cuộc thảo luận giữa các chuyên gia nên tính học thuật cao hơn.

 

NEJM cũng có một số podcast khác rất được đón nhận như NEJM Interview, NEJM Journal Watch…

NEJM This Week — Audio Summaries

3. JAMA Clinical Reviews

Một kênh podcast không thể bỏ lỡ cho các bác sĩ lâm sàng và sinh viên y.

 

Tương tự NEJM This Week, JAMA Clinical Reviews cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho những người ngại đọc những bài báo dài hay có ít thời gian nhưng vẫn muốn cập nhật từ những nghiên cứu mới nhất.

 

Tuy nhiên, JAMA Clinical Reviews có ưu điểm hơn do nó được sản xuất dưới hình thức một cuộc trò chuyện nên thông tin được truyền tải dễ tiếp cận.

 

Ngoài ra, JAMA Network còn có rất nhiều podcast chất lượng khác như: JAMA Internal Medicine, Coronavirus Q&A…

JAMA Clinical Reviews

4. Pediatrics On Call

Một kênh podcast không chỉ dành riêng cho các bác sĩ Nhi mà còn cho các bác sĩ, sinh viên y nói chung, thậm chí cho cả bố mẹ hay những người chăm sóc bé được sản xuất bởi Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, do Johnson & Johnson tài trợ.

 

Mỗi tập phát sóng là một trò chuyện thảo luận về những nghiên cứu mới, những chủ đề nổi bật giữa các tác giả của chúng với nhà sản xuất – AAP, cung cấp cho thính giả những hướng dẫn mới nhất trong chăm sóc và điều trị trẻ.

 

Vì hướng tới nhiều đối tượng thính giả nên thông tin được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, kèm với “take away massage” cho người nghe cuối mỗi tập phát sóng.

5. This week in cardiology

Kênh podcast hàng đầu cho các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ tim mạch và sinh viên Y, nơi những thông tin mới được cập nhật hằng tuần và phân tích đầy đủ dưới góc nhìn của một chuyên gia đầu ngành – những thông tin giá trị khó tìm được ở những nơi khác.

 

Đây là podcast được sản xuất bởi BS John M. Mandrola – một chuyên giađầu ngành tim mạch đến từ Medscape & theHeart.org.

 

Một podcast nhận được rất nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn, chất lượng và giá trị của nó càng được khẳng định hơn khi được đánh giá 4.9/5 sao trên Apple Podcast.

 

Tương tự NEJM và JAMA, Medscape cũng có rất nhiều series podcast hấp dẫn khác như: Keep Current CME, Medscape Journal Of Medicine, The Medscape Minute….

6. JACC Podcast

JACC Podcast là một kênh podcast được sản xuất bởi Valentin Fuster – tổng biên tập nổi tiếng của Tạp chí Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) – một trong những tạp chí uy tín và có sức ảnh hưởng nhất.

 

Với số lượng podcast khủng, được sản xuất liên tục mỗi tuần (tính đến nay ~2000 tập), JACC Podcast đã cung cấp cho các nhà lâm sàng những phát hiện quan trọng, giúp họ nắm bắt và kịp thời tìm hiểucác vấn đề mới nổi.

 

Ngoài ra, ông còn giới thiệu tổng quan và tóm tắt ngắn gọn các ấn phẩm mới trong tuần.

 

Tuy nhiên, có một điểm trừ là giọng đọc của Valentin Fuster khá khó nghe nên đòi hỏi thính giả phải tập trung cao độ và có trình độ nghe khá hơn.

7. The UNDIFFERENTIATED Medical Student

Tuy đây không phải podcast được sản xuất bởi các hiệp hội lớn và gần đây không còn được cập nhật thường xuyên nhưng nó lại là một kênh mình rất muốn giới thiệu với các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn có định hướng thì nội trú Mỹ.

 

TUMS được ra đời 5 năm trước, xuất phát từ ý tưởng giúp đỡ bản thân và những sinh viên y khác chọn đúng chuyên ngành phù hợp sau tốt nghiệp.

 

Ian Drummond đã mời hơn 120 bác sĩ từ các chuyên khoa lớn nhỏ chia sẻ về tất cả các khía cạnh liên quan đến chuyên ngành của họ, cung cấp cho người nghe cái nhìn cụ thể nhất, chân thực nhất để đưa ra được lựa chọn chính xác cho mình.

 

Những nguồn thông tin chất lượng và chân thực như vậy hiện nay không có nhiều nên đây cũng là một kênh đáng tin cậy để các bạn tham khảo.

 

Hãy comment “yes” và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email