BÁC SĨ NỘI TRÚ MỸ CÓ BẢO LÃNH GIA ĐÌNH ĐƯỢC KHÔNG

LÀM BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ CÓ ĐƯỢC BẢO LÃNH GIA ĐÌNH QUA KHÔNG dr christina nguyen

BÁC SĨ NỘI TRÚ MỸ CÓ BẢO LÃNH GIA ĐÌNH ĐƯỢC KHÔNG?

 

Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi bác sĩ IMGs theo đuổi con đường USMLE và nội trú Y khoa Mỹ đều quan tâm. Chính vì vậy hôm nay mình sẽ có một bài viết giải đáp chi tiết về việc bảo lãnh gia đình đến Mỹ sau khi bạn đã trở thành bác sĩ nội trú, cùng với các thông tin cần thiết về quy trình và các quyền lợi liên quan của người được bảo lãnh.

 

Để trả lời ngắn gọn thì sau khi được match vào một chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ để đưa gia đình đến Mỹ. 

 

Tuy nhiên quá trình bảo lãnh cụ thể sẽ hơi khác nhau phụ thuộc vào loại visa mà bạn được chương trình nội trú sponsor (phần đa là visa J-1 hoặc visa H-1B).

1. Bảo lãnh gia đình với visa J-1

Nếu được tài trợ Visa J-1, bạn có thể bảo lãnh gia đình đến Mỹ dưới dạng visa J-2 (visa phụ thuộc).

 

    • Ai có thể được bảo lãnh: Vợ/chồng hợp pháp và con cái độc thân dưới 21 tuổi.
    • Khi nào có thể tiến hành hố sơ bảo lãnh cho gia đình: Sau khi bạn nhận được form DS-2019 cho J-1 visa từ ECFMG, thì bạn có thể nộp hồ sơ để xin J-2 DS-2019 ngay cho vợ/chồng và con của bạn.
    • Quyền lợi của người được bảo lãnh:
      • Cư trú hợp pháp tại Mỹ: Người giữ visa J-2 được phép sống cùng bạn tại Mỹ trong suốt thời gian visa J-1 của bạn còn hiệu lực.
      • Học tập: Họ có thể đăng ký học tập tại các cơ sở giáo dục ở Mỹ mà không cần chuyển diện visa.
      • Làm việc (có điều kiện): Người giữ visa J-2 có thể nộp đơn xin Giấy phép làm việc (EAD – Employment Authorization Document). Hồ sơ xin giấy này có thể mất từ 3-6 tháng.
    • Mất bao nhiều thời gian để có visa J2: Thời gian từ lúc làm hồ sơ đến hoàn tất giao động từ 2- 8 tuần. 

 

Hạn chế:

 

    • Phụ thuộc vào visa J-1: Tình trạng visa J-2 gắn liền với visa J-1 của bạn. Nếu bạn hoàn thành chương trình nội trú và phải quay về nước trong 2 năm (theo yêu cầu “two-year home-country physical presence requirement” của visa J-1), gia đình bạn cũng phải rời Mỹ.
    • Chuyển đổi visa: Nếu bạn thuộc diện được miễn trừ yêu cầu quay về nước (ví dụ: thông qua chương trình Conrad 30, làm việc tại khu vực thiếu hụt nhân lực y tế), vợ/chồng hoặc con cái giữ visa J-2 không thể chuyển sang visa H-1B cho đến khi bạn hoàn thành nghĩa vụ làm việc (thường là 3 năm) tại khu vực được chỉ định.

2. Bảo lãnh gia đình với visa H-1B

Nếu được tài trợ Visa H-1B, bạn có thể bảo lãnh gia đình dưới dạng visa H-4 (visa phụ thuộc).

 

  • Ai có thể được bảo lãnh: Vợ/chồng hợp pháp và con cái độc thân dưới 21 tuổi.
  • Khi nào có thể tiến hành hố sơ bảo lãnh cho gia đình: Sau khi hồ sơ visa H-1B của bạn được chấp nhận và bạn có được giấy I-797, thì bạn có thể nộp hồ sơ để xin visa H4 ngay cho vợ/chồng và con của bạn. 
  • Quyền lợi của người được bảo lãnh:
      • Cư trú hợp pháp tại Mỹ: Người giữ visa H-4 được phép sống cùng bạn tại Mỹ trong suốt thời gian visa H-1B của bạn còn hiệu lực.
      • Học tập: Họ có thể học tập tại các trường học ở Mỹ mà không cần chuyển diện visa.
      • Làm việc (có điều kiện): Trong một số trường hợp, vợ/chồng giữ visa H-4 có thể xin EAD để làm việc nếu:
        • Bạn (người giữ visa H-1B) đang trong quá trình xin thẻ xanh (đáp ứng các điều kiện như đã được phê duyệt I-140 hoặc gia hạn H-1B sau 6 năm).
  • Mất bao nhiều thời gian để có visa H4: Thời gian từ lúc làm hồ sơ đến hoàn tất giao động từ 2- 8 tuần. 

 

Hạn chế:

 

    • Phụ thuộc vào visa H-1B: Nếu visa H-1B của bạn hết hạn, bị hủy, hoặc bạn rời Mỹ, gia đình giữ visa H-4 cũng phải rời đi.
    • Hạn chế về làm việc: Khi gia đình bạn có visa H4 thì khác với J2 ở chỗ là gia đình bạn không thể làm việc hợp pháp tại Mỹ trừ khi bạn đã trong quá trình làm hồ sơ xin thẻ xanh – thường là sau khi tốt nghiệp nội trú. 
    • Thời gian xử lý: Thời gian xử lý visa H-4 

Sau khi kết thúc đào tạo nội trú, đa phần các bác sĩ sẽ tiếp tục ở lại Mỹ, chuyển đổi tình trạng visa và mở ra cơ hội bảo lãnh cho gia đình lâu dài hơn.

 

Cụ thể như sau:

  • Chuyển từ visa J-1 sang H-1B: Nếu bạn được miễn trừ yêu cầu quay về nước (ví dụ: thông qua chương trình Conrad 30 hoặc các chương trình tương tự), bạn có thể xin visa H-1B. Sau đó, gia đình bạn có thể chuyển từ visa J-2 sang H-4.
  • Xin thẻ xanh (Permanent Resident): Sau khi có visa H-1B, bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh thông qua chương trình EB-2. Lúc này bạn và gia đình sẽ được làm hồ sơ thẻ xanh cùng một lúc. 

 

Sau khi đã lấy được thẻ xanh, thi quốc tịch và trở thành công dân Mỹ, bạn có thể bảo lãnh không chỉ vợ/chồng và con cái mà còn cả cha mẹanh chị em đến Mỹ theo nhiều diện bảo lãnh khác nhau.

 

Tóm lại, việc định cư tại Mỹ và bảo lãnh gia đình đến Mỹ khi trở thành bác sĩ nội trú là hoàn toàn khả thi, và đã được rất nhiều bác sĩ IMGs đến từ khắp nơi trên thế giới (kể cả Việt Nam)  thực hiện thành công.

 

Dĩ nhiên quy trình sẽ có những yêu cầu và thủ tục nhất định, nhưng chỉ cần bạn làm theo đúng hướng dẫn thì bạn hoàn toàn có thể làm được. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc với luật sư di trú để được hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ để đảm bảo  hồ sơ được xử lý chính xác nhất nhé.

 

Mình hy vọng bài viết phần nào hữu ích cho bạn trên cuộc hành trình chinh phục giấc mơ làm bác sĩ tại Mỹ cùng gia đình.

 

Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết nhé.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy 

LÀM BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ CÓ ĐƯỢC BẢO LÃNH GIA ĐÌNH QUA KHÔNG dr christina nguyen

BÁC SĨ NỘI TRÚ MỸ CÓ BẢO LÃNH GIA ĐÌNH ĐƯỢC KHÔNG?

 

Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi bác sĩ IMGs theo đuổi con đường USMLE và nội trú Y khoa Mỹ đều quan tâm. Chính vì vậy hôm nay mình sẽ có một bài viết giải đáp chi tiết về việc bảo lãnh gia đình đến Mỹ sau khi bạn đã trở thành bác sĩ nội trú, cùng với các thông tin cần thiết về quy trình và các quyền lợi liên quan của người được bảo lãnh.

 

Để trả lời ngắn gọn thì sau khi được match vào một chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ để đưa gia đình đến Mỹ. 

 

Tuy nhiên quá trình bảo lãnh cụ thể sẽ hơi khác nhau phụ thuộc vào loại visa mà bạn được chương trình nội trú sponsor (phần đa là visa J-1 hoặc visa H-1B).

1. Bảo lãnh gia đình với visa J-1

Nếu được tài trợ Visa J-1, bạn có thể bảo lãnh gia đình đến Mỹ dưới dạng visa J-2 (visa phụ thuộc).

 

    • Ai có thể được bảo lãnh: Vợ/chồng hợp pháp và con cái độc thân dưới 21 tuổi.
    • Khi nào có thể tiến hành hố sơ bảo lãnh cho gia đình: Sau khi bạn nhận được form DS-2019 cho J-1 visa từ ECFMG, thì bạn có thể nộp hồ sơ để xin J-2 DS-2019 ngay cho vợ/chồng và con của bạn.
    • Quyền lợi của người được bảo lãnh:
      • Cư trú hợp pháp tại Mỹ: Người giữ visa J-2 được phép sống cùng bạn tại Mỹ trong suốt thời gian visa J-1 của bạn còn hiệu lực.
      • Học tập: Họ có thể đăng ký học tập tại các cơ sở giáo dục ở Mỹ mà không cần chuyển diện visa.
      • Làm việc (có điều kiện): Người giữ visa J-2 có thể nộp đơn xin Giấy phép làm việc (EAD – Employment Authorization Document). Hồ sơ xin giấy này có thể mất từ 3-6 tháng.
    • Mất bao nhiều thời gian để có visa J2: Thời gian từ lúc làm hồ sơ đến hoàn tất giao động từ 2- 8 tuần. 

 

Hạn chế:

 

    • Phụ thuộc vào visa J-1: Tình trạng visa J-2 gắn liền với visa J-1 của bạn. Nếu bạn hoàn thành chương trình nội trú và phải quay về nước trong 2 năm (theo yêu cầu “two-year home-country physical presence requirement” của visa J-1), gia đình bạn cũng phải rời Mỹ.
    • Chuyển đổi visa: Nếu bạn thuộc diện được miễn trừ yêu cầu quay về nước (ví dụ: thông qua chương trình Conrad 30, làm việc tại khu vực thiếu hụt nhân lực y tế), vợ/chồng hoặc con cái giữ visa J-2 không thể chuyển sang visa H-1B cho đến khi bạn hoàn thành nghĩa vụ làm việc (thường là 3 năm) tại khu vực được chỉ định.

2. Bảo lãnh gia đình với visa H-1B

Nếu được tài trợ Visa H-1B, bạn có thể bảo lãnh gia đình dưới dạng visa H-4 (visa phụ thuộc).

 

  • Ai có thể được bảo lãnh: Vợ/chồng hợp pháp và con cái độc thân dưới 21 tuổi.
  • Khi nào có thể tiến hành hố sơ bảo lãnh cho gia đình: Sau khi hồ sơ visa H-1B của bạn được chấp nhận và bạn có được giấy I-797, thì bạn có thể nộp hồ sơ để xin visa H4 ngay cho vợ/chồng và con của bạn. 
  • Quyền lợi của người được bảo lãnh:
      • Cư trú hợp pháp tại Mỹ: Người giữ visa H-4 được phép sống cùng bạn tại Mỹ trong suốt thời gian visa H-1B của bạn còn hiệu lực.
      • Học tập: Họ có thể học tập tại các trường học ở Mỹ mà không cần chuyển diện visa.
      • Làm việc (có điều kiện): Trong một số trường hợp, vợ/chồng giữ visa H-4 có thể xin EAD để làm việc nếu:
        • Bạn (người giữ visa H-1B) đang trong quá trình xin thẻ xanh (đáp ứng các điều kiện như đã được phê duyệt I-140 hoặc gia hạn H-1B sau 6 năm).
  • Mất bao nhiều thời gian để có visa H4: Thời gian từ lúc làm hồ sơ đến hoàn tất giao động từ 2- 8 tuần. 

 

Hạn chế:

 

    • Phụ thuộc vào visa H-1B: Nếu visa H-1B của bạn hết hạn, bị hủy, hoặc bạn rời Mỹ, gia đình giữ visa H-4 cũng phải rời đi.
    • Hạn chế về làm việc: Khi gia đình bạn có visa H4 thì khác với J2 ở chỗ là gia đình bạn không thể làm việc hợp pháp tại Mỹ trừ khi bạn đã trong quá trình làm hồ sơ xin thẻ xanh – thường là sau khi tốt nghiệp nội trú. 
    • Thời gian xử lý: Thời gian xử lý visa H-4 

Sau khi kết thúc đào tạo nội trú, đa phần các bác sĩ sẽ tiếp tục ở lại Mỹ, chuyển đổi tình trạng visa và mở ra cơ hội bảo lãnh cho gia đình lâu dài hơn.

 

Cụ thể như sau:

  • Chuyển từ visa J-1 sang H-1B: Nếu bạn được miễn trừ yêu cầu quay về nước (ví dụ: thông qua chương trình Conrad 30 hoặc các chương trình tương tự), bạn có thể xin visa H-1B. Sau đó, gia đình bạn có thể chuyển từ visa J-2 sang H-4.
  • Xin thẻ xanh (Permanent Resident): Sau khi có visa H-1B, bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh thông qua chương trình EB-2. Lúc này bạn và gia đình sẽ được làm hồ sơ thẻ xanh cùng một lúc. 

 

Sau khi đã lấy được thẻ xanh, thi quốc tịch và trở thành công dân Mỹ, bạn có thể bảo lãnh không chỉ vợ/chồng và con cái mà còn cả cha mẹanh chị em đến Mỹ theo nhiều diện bảo lãnh khác nhau.

 

Tóm lại, việc định cư tại Mỹ và bảo lãnh gia đình đến Mỹ khi trở thành bác sĩ nội trú là hoàn toàn khả thi, và đã được rất nhiều bác sĩ IMGs đến từ khắp nơi trên thế giới (kể cả Việt Nam)  thực hiện thành công.

 

Dĩ nhiên quy trình sẽ có những yêu cầu và thủ tục nhất định, nhưng chỉ cần bạn làm theo đúng hướng dẫn thì bạn hoàn toàn có thể làm được. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc với luật sư di trú để được hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ để đảm bảo  hồ sơ được xử lý chính xác nhất nhé.

 

Mình hy vọng bài viết phần nào hữu ích cho bạn trên cuộc hành trình chinh phục giấc mơ làm bác sĩ tại Mỹ cùng gia đình.

 

Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết nhé.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy 

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email