LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI USMLE STEP 1?

dr christina nguyễn _ LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI usmle STEP 1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI USMLE STEP 1? 

 

USMLE Step 1 được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất trên hành trình trở thành nội trú y khoa Mỹ. Chính vì vậy việc có một chiến lược học tập hiệu quả giúp bạn đạt thành tích tốt trong kỳ thi này là điều cực kỳ cần thiết. 

 

Trong những năm gần đây, sự thay đổi cách đánh giá bài thi (chuyển từ tính điểm sang pass/fail) đã phần nào giảm đi áp lực điểm số cho các thí sinh. 

 

Nhưng không vì vậy mà chúng ta có quyền chủ quan trong việc học thi. Vì chỉ cần 1 lần rớt kỳ thi này thôi, thì đây sẽ là núi đá khổng lồ ngăn bạn đến với ước mơ làm bác sĩ tại Mỹ.

 

Như đã đề cập ở những bài viết trước thì với việc kết quả kỳ thi chuyển sang đậu/rớt thì cố gắng đậu với một số điểm an toàn (không quá cao như trước) sẽ là phương án tối ưu nhất cho các bác sĩ Việt Nam.

 

Vậy thì làm sao chúng ta có thể đạt được kết quả đó? Câu trả lời là hãy xây dựng cho mình một chiến lược ôn luyện tối ưu.

 

Vậy như thế nào mới là một chiến lược ôn luyện tối ưu?

 

Quá trình học nên được chia thành 3 giai đoạn (phases), với mỗi giai đoạn có mục tiêu và phương pháp học khác nhau.

Phase 1: Xây Dựng Nền Tảng (Building the Basis)

Khi nào áp dụng?

  • Nếu bạn đã quên gần hết kiến thức y khoa cơ sở ở trường y hoặc cảm thấy không vững kiến thức nền tảng.

Lộ trình học:

  1. Bắt đầu với các tài liệu cơ bản:
    • Sử dụng các tài liệu như Pathoma, Board & Beyond, Sketchy… hoặc các nguồn tương tự để xây dựng nền tảng vững chắc.
    • Tập trung vào những chương cụ thể hoặc các chủ đề mà bạn cảm thấy yếu.
  2. Cách học:
    • Đọc qua nhanh để hiểu các concept.
    • Không nên take notes quá nhiều, thay vào đó, bạn có thể gạch chân hoặc highlight trực tiếp trên sách.
  3. Thời gian:
    • Thường kéo dài từ 1-3 tháng hoặc hơn, tùy thuộc vào kiến thức nền tảng và thời gian học tập trung của bạn.

Phase 2: Học Hiểu Và Tập Trung Vào High-Yield Topics

Mục tiêu:

  • Tập trung học các chủ đề thường xuất hiện trong kỳ thi (high-yield topics).
  • Hiểu sâu kiến thức và áp dụng thông qua câu hỏi thực hành.

Lộ trình học:

  1. Chủ yếu kết hợp UWorld + First Aid (FA):
    • Làm câu hỏi trong UWorld (UW) và đọc kỹ giải thích để hiểu rõ từng chủ đề.
    • Sau đó sử dụng First Aid như một tài liệu tổng hợp kiến thức.
  2. Làm thêm các ngân hàng câu hỏi khác như Kaplan Qbank, USMLE RX, Amboss… (nếu có thời gian).
  3. Thời gian:
    • Kéo dài từ 6 tháng -1 năm, tùy thuộc vào thời gian bạn dành cho việc học cũng như tốc độ tiếp thu và ghi nhớ của cá nhân từng người.

Phase 3: Ôn Tập Cuối Cùng (Final Review)

Khi nào bắt đầu?

  • Hãy bước vào giai đoạn này khi bạn đã:
    • Xây dựng được kiến thức nền vững chắc.
    • Hiểu rõ các concept và nắm vững các high-yield topics.

Mục tiêu:

  • Củng cố toàn bộ kiến thức.
  • Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng làm bà để bước vào kỳi thi thật.

Lộ trình học:

  1. Sử dụng UWorld và NBME:
    • Làm lại các câu hỏi UWorld.
    • Làm các bài thi thử từ NBME để đánh giá mức độ sẵn sàng.
  2. Ôn tập FA:
    • Đọc lại toàn bộ First Aid để đảm bảo bạn đã nắm vững kiến thức tổng quát.
  3. Tập trung vào các điểm yếu:
    • Dành thêm thời gian cho những chủ đề hoặc hệ cơ quan mà bạn thường làm sai.
  4. Thời gian:
    • Kéo dài từ ~ 1 tháng trước ngày thi.

Sau mỗi giai đoạn, như vậy, bạn có thể đánh giá mức độ tiến bộ của mình thông qua các bài thi thử (NBME, Free 120). Nhờ đó có thể kịp thời xem lại phương pháp học và thực hiện các điều chỉnh cần thiết nếu kết quả không được như mong muốn.

 

Cuối cùng, không phải động lực mà chính là sự kiên trì và kỷ luật sẽ đưa bạn đến gần hơn mối ngày. Lượng kiến thức cho cả bài thi có thể khổng lồ, nhưng chia nhỏ mục tiêu hàng ngày để hoàn thành chúng trong suốt thời gian dài là điều hoàn toàn khả khi.

 

Bên cạnh đó, mình cũng hi vọng răng bạn cho bản thân mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần để đảm bảo hiệu quả học tập cho con đường dài hằng năm này.

 

Kỳ thi USMLE Step 1 là một thử thách lớn cho bất kỳ bác sĩ ngoại quốc nào, nhưng mình hi vọng rằng những chia sẻ hôm nay của mình có thể giúp bạn lên một kế hoạch học tập rõ ràng và hiệu quả. Từ đó sẽ bớt mông lung, đạt được điểm số mong muốn và tiến gần hơn đến ước mơ của mình.

 

Chúc bạn thành công!

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

dr christina nguyễn _ LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI usmle STEP 1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI USMLE STEP 1? 

 

USMLE Step 1 được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất trên hành trình trở thành nội trú y khoa Mỹ. Chính vì vậy việc có một chiến lược học tập hiệu quả giúp bạn đạt thành tích tốt trong kỳ thi này là điều cực kỳ cần thiết. 

 

Trong những năm gần đây, sự thay đổi cách đánh giá bài thi (chuyển từ tính điểm sang pass/fail) đã phần nào giảm đi áp lực điểm số cho các thí sinh. 

 

Nhưng không vì vậy mà chúng ta có quyền chủ quan trong việc học thi. Vì chỉ cần 1 lần rớt kỳ thi này thôi, thì đây sẽ là núi đá khổng lồ ngăn bạn đến với ước mơ làm bác sĩ tại Mỹ.

 

Như đã đề cập ở những bài viết trước thì với việc kết quả kỳ thi chuyển sang đậu/rớt thì cố gắng đậu với một số điểm an toàn (không quá cao như trước) sẽ là phương án tối ưu nhất cho các bác sĩ Việt Nam.

 

Vậy thì làm sao chúng ta có thể đạt được kết quả đó? Câu trả lời là hãy xây dựng cho mình một chiến lược ôn luyện tối ưu.

 

Vậy như thế nào mới là một chiến lược ôn luyện tối ưu?

 

Quá trình học nên được chia thành 3 giai đoạn (phases), với mỗi giai đoạn có mục tiêu và phương pháp học khác nhau.

Phase 1: Xây Dựng Nền Tảng (Building the Basis)

Khi nào áp dụng?

  • Nếu bạn đã quên gần hết kiến thức y khoa cơ sở ở trường y hoặc cảm thấy không vững kiến thức nền tảng.

Lộ trình học:

  1. Bắt đầu với các tài liệu cơ bản:
    • Sử dụng các tài liệu như Pathoma, Board & Beyond, Sketchy… hoặc các nguồn tương tự để xây dựng nền tảng vững chắc.
    • Tập trung vào những chương cụ thể hoặc các chủ đề mà bạn cảm thấy yếu.
  2. Cách học:
    • Đọc qua nhanh để hiểu các concept.
    • Không nên take notes quá nhiều, thay vào đó, bạn có thể gạch chân hoặc highlight trực tiếp trên sách.
  3. Thời gian:
    • Thường kéo dài từ 1-3 tháng hoặc hơn, tùy thuộc vào kiến thức nền tảng và thời gian học tập trung của bạn.

Phase 2: Học Hiểu Và Tập Trung Vào High-Yield Topics

Mục tiêu:

  • Tập trung học các chủ đề thường xuất hiện trong kỳ thi (high-yield topics).
  • Hiểu sâu kiến thức và áp dụng thông qua câu hỏi thực hành.

Lộ trình học:

  1. Chủ yếu kết hợp UWorld + First Aid (FA):
    • Làm câu hỏi trong UWorld (UW) và đọc kỹ giải thích để hiểu rõ từng chủ đề.
    • Sau đó sử dụng First Aid như một tài liệu tổng hợp kiến thức.
  2. Làm thêm các ngân hàng câu hỏi khác như Kaplan Qbank, USMLE RX, Amboss… (nếu có thời gian).
  3. Thời gian:
    • Kéo dài từ 6 tháng -1 năm, tùy thuộc vào thời gian bạn dành cho việc học cũng như tốc độ tiếp thu và ghi nhớ của cá nhân từng người.

Phase 3: Ôn Tập Cuối Cùng (Final Review)

Khi nào bắt đầu?

  • Hãy bước vào giai đoạn này khi bạn đã:
    • Xây dựng được kiến thức nền vững chắc.
    • Hiểu rõ các concept và nắm vững các high-yield topics.

Mục tiêu:

  • Củng cố toàn bộ kiến thức.
  • Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng làm bà để bước vào kỳi thi thật.

Lộ trình học:

  1. Sử dụng UWorld và NBME:
    • Làm lại các câu hỏi UWorld.
    • Làm các bài thi thử từ NBME để đánh giá mức độ sẵn sàng.
  2. Ôn tập FA:
    • Đọc lại toàn bộ First Aid để đảm bảo bạn đã nắm vững kiến thức tổng quát.
  3. Tập trung vào các điểm yếu:
    • Dành thêm thời gian cho những chủ đề hoặc hệ cơ quan mà bạn thường làm sai.
  4. Thời gian:
    • Kéo dài từ ~ 1 tháng trước ngày thi.

Sau mỗi giai đoạn, như vậy, bạn có thể đánh giá mức độ tiến bộ của mình thông qua các bài thi thử (NBME, Free 120). Nhờ đó có thể kịp thời xem lại phương pháp học và thực hiện các điều chỉnh cần thiết nếu kết quả không được như mong muốn.

 

Cuối cùng, không phải động lực mà chính là sự kiên trì và kỷ luật sẽ đưa bạn đến gần hơn mối ngày. Lượng kiến thức cho cả bài thi có thể khổng lồ, nhưng chia nhỏ mục tiêu hàng ngày để hoàn thành chúng trong suốt thời gian dài là điều hoàn toàn khả khi.

 

Bên cạnh đó, mình cũng hi vọng răng bạn cho bản thân mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần để đảm bảo hiệu quả học tập cho con đường dài hằng năm này.

 

Kỳ thi USMLE Step 1 là một thử thách lớn cho bất kỳ bác sĩ ngoại quốc nào, nhưng mình hi vọng rằng những chia sẻ hôm nay của mình có thể giúp bạn lên một kế hoạch học tập rõ ràng và hiệu quả. Từ đó sẽ bớt mông lung, đạt được điểm số mong muốn và tiến gần hơn đến ước mơ của mình.

 

Chúc bạn thành công!

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email