CÁI GIÁ CHO VIỆC TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Cái giá cho việc trở thành bác sĩ tại mỹ...
CÁI GIÁ CHO VIỆC TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ
 
Có nhiều bạn nhắn tin hỏi mình về việc trở thành bác sĩ tại Mỹ, và một trong những lo lắng lớn nhất của các bạn là “Em muốn học Y tại Mỹ, nhưng em nghe nói là học bác sĩ rất tốn tiền và điều kiện tài chính gia đình em không tốt, nên em sợ là không thể thực hiện giấc mơ này.”
 
Vì thế hôm nay mình muốn chia sẻ về cái giá của việc trở thành bác sĩ tại Mỹ để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về đòi hỏi tài chính của việc trở thành bác sĩ tại Mỹ cho 2 trường hợp:
 
  1. Nếu bạn có thẻ xanh và học Y tại Mỹ và
  2. Bạn đã học Y tại Việt Nam và muốn tiếp tục nội trú tại Mỹ.

 

1. NẾU BẠN LÀ SINH VIÊN CÓ THẺ XANH TẠI MỸ

Để trở thành bác sĩ tại Mỹ, một sinh viên cần có bằng cử nhân đại học tại Mỹ và rồi đăng ký vào trường Y. Điều này có nghĩa là bạn cần chuẩn bị tiền cho bậc đại học (4 năm) và bậc Y khoa (4 năm).

 

1.1 Bậc đại học

  • Nếu gia đình làm lương dưới mức quy định của nhà nước, bạn sẽ được nhà trường hỗ trợ tài chính để đi học theo nhiều hình thức (học bổng, cho vừa học vừa làm tại trường đại học) và vay tiền với lãi suất thấp.
 
  • Nếu ba mẹ bạn có mức income cao hơn thì bạn cũng có thể được quyền lợi vay tiền của nhà nước, nhưng có giới hạn ít hơn và có thể lãi suất cao hơn.
 
  • Ngoài ra, học bổng dành cho sinh viên đại học rất nhiều – chỉ cần bạn cố gắng tìm tòi và đăng ký, thì chắc chắn bạn có được một vài học bổng.
    Có học bổng xét duyệt khả năng của bạn (merit-based scholarships), nhưng cũng có học bổng cho bạn vì bạn cần (need-based scholarships), và cũng có học bổng cho bạn chỉ vì bạn thuộc vào tiêu chuẩn họ đưa ra (học bổng cho bạn vì bạn là Châu Á, v.v.)

Bên cạnh học bổng từ trường thì bạn có thể đăng ký học bổng từ rất nhiều tổ chức ngoài, ví dụ Gates, Dell, Coca-Cola, các nhà bank, và nhiều công ty khác.

 
Nói chung cho bậc đại học, nếu bạn có thẻ xanh ở Mỹ – nếu bạn cố gắng và có kế hoạch tốt từ cấp 3 thì việc bạn được đi học miễn phí (và còn được cho tiền sinh hoạt) là điều hoàn toàn có thể.
 
Học phí đại học tuỳ thuộc vào việc bạn chọn trường công hay trường tư. Nếu trường công thì bạn chọn trường trong tiểu bang đang ở hay ở tiểu bang khác.
 
Trung bình học phí (tuition) cho trường công trong tiểu bang sẽ là thấp nhất. Trường công ngoài tiểu bang và trường tư sẽ cao hơn. 
 
Yếu tố thứ hai là việc bạn chọn ở nhà với gia đình hay vào ký túc xá ở. Dĩ nhiên ở với ba mẹ sẽ tiết kiệm hơn, nhưng ở trong ký túc xá sẽ có điều kiện phát triển các kỹ năng xã hội, tự lập, và kết nối hơn.

1.2 Bậc Y Khoa

Trường Y ở Mỹ có dễ xin học bổng không?

Nếu như việc có được học bổng bậc đại học là việc tương đối khả thi, thì việc có được học bổng để học trường Y là một chuyện vô cùng khó khăn và hiếm hoi.
 
Lý do là trường Y thường chỉ dành ra một vài học bổng cho một vài sinh viên vô cùng ưu tú, và học bổng ngoài cho sinh viên Y thì lại ít hơn nhiều so với cho sinh viên bậc đại học.
 
Vào được trường Y ở Mỹ rất cạnh tranh, và để có được học bổng lại còn là một chuyện khó khăn hơn rất nhiều.
 

Nếu ít học bổng như vậy thì phải làm gì?

Là vay tiền các bạn ạ.
 
Theo thống kê năm 2019 từ tổ chức AAMC 73% bác sĩ tốt nghiệp tại Mỹ vay tiền đi học.
 
Số tiền nợ trung bình của mỗi bác sĩ là 200 ngàn đô.
 
Học phí 4 năm Y Khoa của trường công lập (public) là 250 ngàn đô, và trường tư (private) là 330 ngàn đô. Trung bình một năm tiền học và sinh hoạt phí có thể lên tới 70 ngàn đô, và 4 năm như vậy là 280-300 ngàn đô + tiền lãi, tuỳ vào trường Y và mức sinh hoạt.

2. NẾU BẠN LÀ BÁC SĨ TỪ VIỆT NAM MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bác sĩ Nguyen Pham đã có 2 bài viết rất chi tiết về chi phí để trở thành bác sĩ nội trú tại Mỹ. 
 
Tóm tắt là bác sĩ Nguyen Pham đầu từ hơn 70 ngàn đô cho quá trình ôn luyện các bài thi USMLE step 1, step 2 CK, step 2 CS, step 3, đi thực tập lâm sàng, sinh hoạt trong thời gian ôn luyện, và tiền nộp hồ sơ vào các trường.
 
Nếu cộng cả tiền học trường Y tại Việt Nam và tiền học Tiếng Anh nữa thì mình thấy cũng tầm 100 ngàn đô. Nếu so với các bạn học Y tại Mỹ thì vẫn rẻ hơn rất nhiều.
 
Vậy thì như bạn thấy đó sự đầu tư tài chính cho việc trở thành bác sĩ tại Mỹ là không nhỏ, dù bạn là học Y ở Mỹ hay Việt Nam, có thẻ xanh hay không có thẻ xanh.
 
Mình chia sẻ những điều này không phải là để bạn nhụt chí. 
 
Thay vào đó, mình muốn giúp bạn thấy được rằng nếu bạn thực sự muốn theo đuổi con đường trở thành bác sĩ tại Mỹ, thì hãy nghiêm túc với việc đầu tư vào tương lai của bản thân và nghĩ xa hơn, rộng hơn.
 
Trở thành bác sĩ tại Mỹ cũng như bất cứ việc gì trong cuộc sống. Nếu bạn không dám đầu tư thì sao có thể nghĩ đến việc thu lãi?
 
Vào bác sĩ nội trú là bạn đã được có lương hơn 50 ngàn đô/ năm. Rồi khi bạn trở thành bác sĩ chính thức thì với lương bác sĩ từ 230 ngàn đô một năm trở lên, sau khi trừ thuế và chi phí vẫn còn lại tầm 50% nên việc trả xong nợ là việc sớm hay muộn.
 
Có bác sĩ quyết định tập trung trả nhanh thì sau 2 năm đã có thể trả xong. (Mình có một người bạn như vậy).
 
Thống kê cho thấy thời gian trung bình trả xong nợ là tầm 5 năm. Cũng có người chú trọng vào các mảng đầu tư và chi tiêu khác, thì có thể trả từ từ kéo dài thời gian đến 20 năm.
 
Trong bài viết này mình chỉ nói hoàn toàn về khía cạnh tài chính, nhưng mình không nói thì có lẽ bạn cũng hiểu là làm bác sĩ tại Mỹ còn mang lại rất rất nhiều giá trị và phần thưởng khác nữa.
 
Trên đời này không có điều gì có giá trị lại miễn phí cả, và nếu bạn từ bỏ giấc mơ chỉ vì tài chính thì “có đáng không?”
 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về con đường này, hãy đọc thêm bài viết của mình tại đây.

 
Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy
 
Cái giá cho việc trở thành bác sĩ tại mỹ...
CÁI GIÁ CHO VIỆC TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ
 
Có nhiều bạn nhắn tin hỏi mình về việc trở thành bác sĩ tại Mỹ, và một trong những lo lắng lớn nhất của các bạn là “Em muốn học Y tại Mỹ, nhưng em nghe nói là học bác sĩ rất tốn tiền và điều kiện tài chính gia đình em không tốt, nên em sợ là không thể thực hiện giấc mơ này.”
 
Vì thế hôm nay mình muốn chia sẻ về cái giá của việc trở thành bác sĩ tại Mỹ để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về đòi hỏi tài chính của việc trở thành bác sĩ tại Mỹ cho 2 trường hợp:
 
  1. Nếu bạn có thẻ xanh và học Y tại Mỹ và
  2. Bạn đã học Y tại Việt Nam và muốn tiếp tục nội trú tại Mỹ.

 

1. NẾU BẠN LÀ SINH VIÊN CÓ THẺ XANH TẠI MỸ

Để trở thành bác sĩ tại Mỹ, một sinh viên cần có bằng cử nhân đại học tại Mỹ và rồi đăng ký vào trường Y. Điều này có nghĩa là bạn cần chuẩn bị tiền cho bậc đại học (4 năm) và bậc Y khoa (4 năm).

 

1.1 Bậc đại học

  • Nếu gia đình làm lương dưới mức quy định của nhà nước, bạn sẽ được nhà trường hỗ trợ tài chính để đi học theo nhiều hình thức (học bổng, cho vừa học vừa làm tại trường đại học) và vay tiền với lãi suất thấp.
 
  • Nếu ba mẹ bạn có mức income cao hơn thì bạn cũng có thể được quyền lợi vay tiền của nhà nước, nhưng có giới hạn ít hơn và có thể lãi suất cao hơn.
 
  • Ngoài ra, học bổng dành cho sinh viên đại học rất nhiều – chỉ cần bạn cố gắng tìm tòi và đăng ký, thì chắc chắn bạn có được một vài học bổng.
    Có học bổng xét duyệt khả năng của bạn (merit-based scholarships), nhưng cũng có học bổng cho bạn vì bạn cần (need-based scholarships), và cũng có học bổng cho bạn chỉ vì bạn thuộc vào tiêu chuẩn họ đưa ra (học bổng cho bạn vì bạn là Châu Á, v.v.)

Bên cạnh học bổng từ trường thì bạn có thể đăng ký học bổng từ rất nhiều tổ chức ngoài, ví dụ Gates, Dell, Coca-Cola, các nhà bank, và nhiều công ty khác.

 
Nói chung cho bậc đại học, nếu bạn có thẻ xanh ở Mỹ – nếu bạn cố gắng và có kế hoạch tốt từ cấp 3 thì việc bạn được đi học miễn phí (và còn được cho tiền sinh hoạt) là điều hoàn toàn có thể.
 
Học phí đại học tuỳ thuộc vào việc bạn chọn trường công hay trường tư. Nếu trường công thì bạn chọn trường trong tiểu bang đang ở hay ở tiểu bang khác.
 
Trung bình học phí (tuition) cho trường công trong tiểu bang sẽ là thấp nhất. Trường công ngoài tiểu bang và trường tư sẽ cao hơn. 
 
Yếu tố thứ hai là việc bạn chọn ở nhà với gia đình hay vào ký túc xá ở. Dĩ nhiên ở với ba mẹ sẽ tiết kiệm hơn, nhưng ở trong ký túc xá sẽ có điều kiện phát triển các kỹ năng xã hội, tự lập, và kết nối hơn.

1.2 Bậc Y Khoa

Trường Y ở Mỹ có dễ xin học bổng không?

Nếu như việc có được học bổng bậc đại học là việc tương đối khả thi, thì việc có được học bổng để học trường Y là một chuyện vô cùng khó khăn và hiếm hoi.
 
Lý do là trường Y thường chỉ dành ra một vài học bổng cho một vài sinh viên vô cùng ưu tú, và học bổng ngoài cho sinh viên Y thì lại ít hơn nhiều so với cho sinh viên bậc đại học.
 
Vào được trường Y ở Mỹ rất cạnh tranh, và để có được học bổng lại còn là một chuyện khó khăn hơn rất nhiều.
 

Nếu ít học bổng như vậy thì phải làm gì?

Là vay tiền các bạn ạ.
 
Theo thống kê năm 2019 từ tổ chức AAMC 73% bác sĩ tốt nghiệp tại Mỹ vay tiền đi học.
 
Số tiền nợ trung bình của mỗi bác sĩ là 200 ngàn đô.
 
Học phí 4 năm Y Khoa của trường công lập (public) là 250 ngàn đô, và trường tư (private) là 330 ngàn đô. Trung bình một năm tiền học và sinh hoạt phí có thể lên tới 70 ngàn đô, và 4 năm như vậy là 280-300 ngàn đô + tiền lãi, tuỳ vào trường Y và mức sinh hoạt.

2. NẾU BẠN LÀ BÁC SĨ TỪ VIỆT NAM MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bác sĩ Nguyen Pham đã có 2 bài viết rất chi tiết về chi phí để trở thành bác sĩ nội trú tại Mỹ. 
 
Tóm tắt là bác sĩ Nguyen Pham đầu từ hơn 70 ngàn đô cho quá trình ôn luyện các bài thi USMLE step 1, step 2 CK, step 2 CS, step 3, đi thực tập lâm sàng, sinh hoạt trong thời gian ôn luyện, và tiền nộp hồ sơ vào các trường.
 
Nếu cộng cả tiền học trường Y tại Việt Nam và tiền học Tiếng Anh nữa thì mình thấy cũng tầm 100 ngàn đô. Nếu so với các bạn học Y tại Mỹ thì vẫn rẻ hơn rất nhiều.
 
Vậy thì như bạn thấy đó sự đầu tư tài chính cho việc trở thành bác sĩ tại Mỹ là không nhỏ, dù bạn là học Y ở Mỹ hay Việt Nam, có thẻ xanh hay không có thẻ xanh.
 
Mình chia sẻ những điều này không phải là để bạn nhụt chí. 
 
Thay vào đó, mình muốn giúp bạn thấy được rằng nếu bạn thực sự muốn theo đuổi con đường trở thành bác sĩ tại Mỹ, thì hãy nghiêm túc với việc đầu tư vào tương lai của bản thân và nghĩ xa hơn, rộng hơn.
 
Trở thành bác sĩ tại Mỹ cũng như bất cứ việc gì trong cuộc sống. Nếu bạn không dám đầu tư thì sao có thể nghĩ đến việc thu lãi?
 
Vào bác sĩ nội trú là bạn đã được có lương hơn 50 ngàn đô/ năm. Rồi khi bạn trở thành bác sĩ chính thức thì với lương bác sĩ từ 230 ngàn đô một năm trở lên, sau khi trừ thuế và chi phí vẫn còn lại tầm 50% nên việc trả xong nợ là việc sớm hay muộn.
 
Có bác sĩ quyết định tập trung trả nhanh thì sau 2 năm đã có thể trả xong. (Mình có một người bạn như vậy).
 
Thống kê cho thấy thời gian trung bình trả xong nợ là tầm 5 năm. Cũng có người chú trọng vào các mảng đầu tư và chi tiêu khác, thì có thể trả từ từ kéo dài thời gian đến 20 năm.
 
Trong bài viết này mình chỉ nói hoàn toàn về khía cạnh tài chính, nhưng mình không nói thì có lẽ bạn cũng hiểu là làm bác sĩ tại Mỹ còn mang lại rất rất nhiều giá trị và phần thưởng khác nữa.
 
Trên đời này không có điều gì có giá trị lại miễn phí cả, và nếu bạn từ bỏ giấc mơ chỉ vì tài chính thì “có đáng không?”
 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về con đường này, hãy đọc thêm bài viết của mình tại đây.

 
Dr. Christina Nguyễn
The Phoenix Medical Academy
 

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email