CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KHI BẠN SẮP QUA MỸ

DR CHRISTINA NGUYỄN CÁCH CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KHI BẠN SẮP QUA MỸ

CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KHI BẠN SẮP QUA MỸ

 

“Cần phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để có thể qua Mỹ” là một trong những câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất từ các bạn học viên khi các em chuẩn bị qua Mỹ hiện thực hóa giấc mơ nội trú của mình.

 

Đa phần, các em chưa qua Mỹ bao giờ, chưa có sự tiếp xúc sâu rộng và thực tế về văn hóa và nền kinh tế ở Mỹ – một nơi mà rất khác so với ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp các bạn có cảm giác an toàn hơn rất nhiều khi bắt đầu hành trình mới.

 

Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ những chi phí cần thiết và kế hoạch chuẩn bị tài chính dành cho các bạn chuẩn bị qua Mỹ dựa trên kinh nghiệm hơn 20 năm sống và làm việc tại đây, cũng như kinh nghiệm mà mình quan sát được dựa trên các bạn học viên của mình.

1. Các chi phí sinh hoạt cần thiết

Trước hết, bạn cần xác định các khoản chi tiêu chính khi qua Mỹ, bao gồm:

 

a. Chi phí di chuyển

  • Vé máy bay: 1,000 – 1,500 USD hoặc hơn (tùy thời điểm bay, địa điểm khởi hành, cũng như điểm đến).
  • Phí làm visa:
    • J-1 Visa hoặc H-1B Visa: ~185 – 500 USD
    • SEVIS Fee (nếu có): ~220 USD–350 USD, tùy theo loại chương trình.
  • Bảo hiểm du lịch (trước khi có bảo hiểm y tế tại Mỹ): ~100 – 200 USD/tháng.
 

b. Chi phí sinh hoạt hàng tháng

  • Tiền thuê nhà:
    • Ký túc xá hoặc ở ghép phòng/nhà: 600 – 1,200 USD/tháng (tùy tiểu bang/thành phố, nếu bạn ở trọ 1 mình thì chi phí có thể cao hơn).
    • Những thành phố lớn như New York, San Francisco: 1,500 – 3000 USD/tháng.
  • Điện, nước, internet, điện thoại, rác..: ~300-600 USD/tháng.
  • Ăn uống: 300 – 600 USD/tháng (nếu tự nấu ăn).
  • Đi lại (thường bạn sẽ phải mua xe để tiện đi lại: ~5000-10,000 USD/xe cũ
  • Xăng xe: 100 – 200 USD/tháng.
  • Bảo hiểm xe: ~ 100 USD/tháng.
  • Chi phí cá nhân (mua sắm, giải trí…): 100 – 200+ USD/tháng.
 

c. Chi phí y tế

  • Bảo hiểm sức khỏe: 300 – 600 USD/tháng (tuỳ loại bảo hiểm và bang bạn sống).
  • Chi phí khám chữa bệnh ngoài bảo hiểm (nếu có): Mỗi lần khám có thể tốn từ 150 – 300 USD hoặc hơn.

2. Chi phí học tập (liên quan đến USMLE và thực tập lâm sàng)

  • USMLE Step 1, 2CK, 3: ~1,000 USD/kỳ thi (chưa kể chi phí lùi lịch thi, phúc khảo…)
  • Chi phí dịch thuật hồ sơ (nếu có): 50-100 USD
  • OET: ~455 USD/lần thi (chưa kể chi phí lùi lịch thi, phúc khảo…)
  • Website ôn thi USMLE (UWorld, Amboss…): ~1,000 – 3,000 USD (tùy gói học) * 3 (Step 1/2/3)
  • Thực tập lâm sàng tại Mỹ (USCE): 2,000 – 4,000 USD/4 tuần (sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn có các mối quan hệ và được nhận vào thực tập miễn phí) x 5 (Mỗi IMGs sẽ cần khoảng 5-6 USCE để có hồ sơ đẹp apply vào nội trú).
  • Sách vở và tài liệu học tập: 500 – 1,000 USD.
  • Application fee: 200-300 chương trình * 30 USD (Nếu bạn nạp hồ sơ độc lập và không có sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm). 
 

3. Tổng dự trù ban đầu cần chuẩn bị

  • Chi phí khởi đầu (gồm di chuyển, học tập, sinh hoạt 1-3 tháng): 15,000 – 25,000 USD.
  • Chi phí dự phòng (3-6 tháng chi phí sinh hoạt): 10,000 – 25,000 USD.
 

Tổng cộng, bạn cần chuẩn bị từ 25,000 – 50,000 USD cho nửa năm đầu sau khi qua Mỹ, tùy vào thành phố/tiểu bang bạn sinh sống, mức chi tiêu cá nhân, cũng như rất nhiều các chi phí phát sinh không tên khác.

 

Hy vọng những con số dự trù này có thể giúp bạn tính toán và lập kế hoạch cho hành trình sắp tới của mình.

 

Trong phần tới mình sẽ chia sẻ cụ thể về những công việc bạn cần làm ngay sau khi đến Mỹ để tối ưu hóa các khoản chi tiêu của mình. Hãy comment “yes” nếu bạn cũng đón chờ nhé.

 

Nếu có câu hỏi nào về những chi phí này, bạn đừng ngần ngại cho mình biết nhé.

 

Chúc bạn buổi tối an lành.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

DR CHRISTINA NGUYỄN CÁCH CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KHI BẠN SẮP QUA MỸ

CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KHI BẠN SẮP QUA MỸ

 

“Cần phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để có thể qua Mỹ” là một trong những câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất từ các bạn học viên khi các em chuẩn bị qua Mỹ hiện thực hóa giấc mơ nội trú của mình.

 

Đa phần, các em chưa qua Mỹ bao giờ, chưa có sự tiếp xúc sâu rộng và thực tế về văn hóa và nền kinh tế ở Mỹ – một nơi mà rất khác so với ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp các bạn có cảm giác an toàn hơn rất nhiều khi bắt đầu hành trình mới.

 

Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ những chi phí cần thiết và kế hoạch chuẩn bị tài chính dành cho các bạn chuẩn bị qua Mỹ dựa trên kinh nghiệm hơn 20 năm sống và làm việc tại đây, cũng như kinh nghiệm mà mình quan sát được dựa trên các bạn học viên của mình.

1. Các chi phí sinh hoạt cần thiết

Trước hết, bạn cần xác định các khoản chi tiêu chính khi qua Mỹ, bao gồm:

 

a. Chi phí di chuyển

  • Vé máy bay: 1,000 – 1,500 USD hoặc hơn (tùy thời điểm bay, địa điểm khởi hành, cũng như điểm đến).
  • Phí làm visa:
    • J-1 Visa hoặc H-1B Visa: ~185 – 500 USD
    • SEVIS Fee (nếu có): ~220 USD–350 USD, tùy theo loại chương trình.
  • Bảo hiểm du lịch (trước khi có bảo hiểm y tế tại Mỹ): ~100 – 200 USD/tháng.
 

b. Chi phí sinh hoạt hàng tháng

  • Tiền thuê nhà:
    • Ký túc xá hoặc ở ghép phòng/nhà: 600 – 1,200 USD/tháng (tùy tiểu bang/thành phố, nếu bạn ở trọ 1 mình thì chi phí có thể cao hơn).
    • Những thành phố lớn như New York, San Francisco: 1,500 – 3000 USD/tháng.
  • Điện, nước, internet, điện thoại, rác..: ~300-600 USD/tháng.
  • Ăn uống: 300 – 600 USD/tháng (nếu tự nấu ăn).
  • Đi lại (thường bạn sẽ phải mua xe để tiện đi lại: ~5000-10,000 USD/xe cũ
  • Xăng xe: 100 – 200 USD/tháng.
  • Bảo hiểm xe: ~ 100 USD/tháng.
  • Chi phí cá nhân (mua sắm, giải trí…): 100 – 200+ USD/tháng.
 

c. Chi phí y tế

  • Bảo hiểm sức khỏe: 300 – 600 USD/tháng (tuỳ loại bảo hiểm và bang bạn sống).
  • Chi phí khám chữa bệnh ngoài bảo hiểm (nếu có): Mỗi lần khám có thể tốn từ 150 – 300 USD hoặc hơn.

2. Chi phí học tập (liên quan đến USMLE và thực tập lâm sàng)

  • USMLE Step 1, 2CK, 3: ~1,000 USD/kỳ thi (chưa kể chi phí lùi lịch thi, phúc khảo…)
  • Chi phí dịch thuật hồ sơ (nếu có): 50-100 USD
  • OET: ~455 USD/lần thi (chưa kể chi phí lùi lịch thi, phúc khảo…)
  • Website ôn thi USMLE (UWorld, Amboss…): ~1,000 – 3,000 USD (tùy gói học) * 3 (Step 1/2/3)
  • Thực tập lâm sàng tại Mỹ (USCE): 2,000 – 4,000 USD/4 tuần (sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn có các mối quan hệ và được nhận vào thực tập miễn phí) x 5 (Mỗi IMGs sẽ cần khoảng 5-6 USCE để có hồ sơ đẹp apply vào nội trú).
  • Sách vở và tài liệu học tập: 500 – 1,000 USD.
  • Application fee: 200-300 chương trình * 30 USD (Nếu bạn nạp hồ sơ độc lập và không có sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm). 
 

3. Tổng dự trù ban đầu cần chuẩn bị

  • Chi phí khởi đầu (gồm di chuyển, học tập, sinh hoạt 1-3 tháng): 15,000 – 25,000 USD.
  • Chi phí dự phòng (3-6 tháng chi phí sinh hoạt): 10,000 – 25,000 USD.
 

Tổng cộng, bạn cần chuẩn bị từ 25,000 – 50,000 USD cho nửa năm đầu sau khi qua Mỹ, tùy vào thành phố/tiểu bang bạn sinh sống, mức chi tiêu cá nhân, cũng như rất nhiều các chi phí phát sinh không tên khác.

 

Hy vọng những con số dự trù này có thể giúp bạn tính toán và lập kế hoạch cho hành trình sắp tới của mình.

 

Trong phần tới mình sẽ chia sẻ cụ thể về những công việc bạn cần làm ngay sau khi đến Mỹ để tối ưu hóa các khoản chi tiêu của mình. Hãy comment “yes” nếu bạn cũng đón chờ nhé.

 

Nếu có câu hỏi nào về những chi phí này, bạn đừng ngần ngại cho mình biết nhé.

 

Chúc bạn buổi tối an lành.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email