HÀNH TRÌNH USMLE – KHI BẠN SẴN SÀNG NGƯỜI THẦY SẼ XUẤT HIỆN!

HÀNH TRÌNH USMLE - KHI BẠN SẴN SÀNG NGƯỜI THẦY SẼ XUẤT HIỆN!

Gần đây hộp thư của mình nhận được nhiều tin nhắn rằng chị ơi, em mới bắt đầu tìm hiểu về USMLE và em cảm thấy sao mà mơ hồ quá.

1. CON ĐƯỜNG MÌNH TỪNG ĐI

Nhớ lại 20 năm về trước lúc lên đường sang Mỹ, hành trang của mình không có gì ngoài một giấc mơ rất mơ hồ – chỉ đơn giản là có một tương lai tốt đẹp hơn. Mình không biết tương lai đó trông như thế nào, cũng không biết sẽ phải làm gì để có được tương lai đó.

 

Mình ngây thơ đến nỗi trước khi sang Mỹ mình hỏi dì mình rằng: 

“Ở bên Mỹ, ai cũng phải nói Tiếng Anh hả dì?” 

 

Dì mình trả lời: 

“Ừ, con, ai cũng phải nói Tiếng Anh.” 

 

Mặc dù lúc đó vốn liếng Tiếng Anh của mình chẳng có bao nhiêu, nhưng không hiểu sao lúc đó mình không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng. Lúc đó mình chỉ nghĩ rằng “Cứ đi rồi sẽ tới, cứ cố gắng rồi sẽ làm được.”

 

Nhưng rồi cuộc sống không như là mơ, và đã nhiều lần thực tế cho mình những “gáo nước lạnh.” Từ việc nói Tiếng Anh không ai hiểu, đến lúc đi lạc trên đường cao tốc gần 1 tiếng đồng hồ lúc mới biết lái xe, rồi sau này lúc vào trường Y, bị thầy cho một lời phê bình chua chát “Em này không biết cái gì,” rồi những lúc cảm thấy “Có phải mình không biết một cái gì như thầy nói hay không? Có phải mình đang chen vào một thế giới không thuộc về mình?”

 

Mình đã từng cảm thấy rất tự ti và thua kém vì mình “không phải là người Mỹ bản xứ,” “không có nhiều tiền” cũng “không có nhiều quan hệ.”

 

Trong khi mình còn cặm cụi học thì người ta đã đi làm đề tài nghiên cứu này hay tham gia khoá thực tập nọ.

2. SỰ CHUYỂN HÓA TRONG TÂM THỨC

Nhưng những lúc chìm trong suy nghĩ tư ti đó cũng chính là lúc mình nhận ra rằng các bạn trong lớp của mình đạt được kết quả tốt hơn mình, không phải là vì họ thông minh hơn mình hay chăm chỉ hơn mình, mà là mình họ “biết” nhiều hơn mình.  Họ biết cần phải làm gì, không cần làm gì, để đi đến thành công nhanh nhất, đỡ tốn sức nhất.

 

 

Và thế là mình đã nhận ra rằng mình cần tìm cho mình người hướng dẫn. Hướng dẫn để bớt loay hoay. Hướng dẫn để bớt đi lòng vòng, để đỡ lãng phí thời gian và tiền bạc. Hướng dẫn để bớt ngã và có ngã thì cũng bớt đau. Hướng dẫn để biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

 

Và rồi mình đã tìm cho mình, không những một, mà nhiều, người hướng dẫn. Người hướng dẫn trong ngành Y. Người hướng dẫn trong việc kinh doanh. Người hướng dẫn trong việc phát triển bản thân, người hướng dẫn thông minh cảm xúc. Mình thiếu cái gì là mình đi tìm hướng dẫn cho cái đó. Và họ chính là những người đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của mình ngày hôm nay.

 

Trở về Việt Nam lần này sau 20 năm, tuy rằng mình không còn là một cô bé ngây thơ, nhưng mình mãi mãi vẫn là một “dream chaser”— một người theo đuổi giấc mơ. Chỉ khác rằng mình không còn đi một mình, mà thật hạnh phúc khi luôn có những người thầy, những người bạn đồng hành cùng mình.

 

Nếu bạn cũng có nhiều giấc mơ và hoài bão cho tương lai, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, mình chúc bạn sẽ sớm tìm được cho bản thân một người hướng dẫn có tâm và phù hợp với bạn để giúp bạn “hổ mọc thêm cánh” và nhanh chóng chinh phục giấc mơ của bạn.

 

Nếu bạn là một bác sĩ Việt Nam với giấc mơ trở thành bác sĩ nội trú tại Mỹ và mong muốn được hướng dẫn, hãy gởi tin nhắn về hộp thư của mình để được hỗ trợ thêm.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

PS: Trên hình là một bệnh nhân vui tính của mình.

HÀNH TRÌNH USMLE - KHI BẠN SẴN SÀNG NGƯỜI THẦY SẼ XUẤT HIỆN!

Gần đây hộp thư của mình nhận được nhiều tin nhắn rằng chị ơi, em mới bắt đầu tìm hiểu về USMLE và em cảm thấy sao mà mơ hồ quá.

1. CON ĐƯỜNG MÌNH TỪNG ĐI

Nhớ lại 20 năm về trước lúc lên đường sang Mỹ, hành trang của mình không có gì ngoài một giấc mơ rất mơ hồ – chỉ đơn giản là có một tương lai tốt đẹp hơn. Mình không biết tương lai đó trông như thế nào, cũng không biết sẽ phải làm gì để có được tương lai đó.

 

Mình ngây thơ đến nỗi trước khi sang Mỹ mình hỏi dì mình rằng: 

“Ở bên Mỹ, ai cũng phải nói Tiếng Anh hả dì?” 

 

Dì mình trả lời: 

“Ừ, con, ai cũng phải nói Tiếng Anh.” 

 

Mặc dù lúc đó vốn liếng Tiếng Anh của mình chẳng có bao nhiêu, nhưng không hiểu sao lúc đó mình không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng. Lúc đó mình chỉ nghĩ rằng “Cứ đi rồi sẽ tới, cứ cố gắng rồi sẽ làm được.”

 

Nhưng rồi cuộc sống không như là mơ, và đã nhiều lần thực tế cho mình những “gáo nước lạnh.” Từ việc nói Tiếng Anh không ai hiểu, đến lúc đi lạc trên đường cao tốc gần 1 tiếng đồng hồ lúc mới biết lái xe, rồi sau này lúc vào trường Y, bị thầy cho một lời phê bình chua chát “Em này không biết cái gì,” rồi những lúc cảm thấy “Có phải mình không biết một cái gì như thầy nói hay không? Có phải mình đang chen vào một thế giới không thuộc về mình?”

 

Mình đã từng cảm thấy rất tự ti và thua kém vì mình “không phải là người Mỹ bản xứ,” “không có nhiều tiền” cũng “không có nhiều quan hệ.”

 

Trong khi mình còn cặm cụi học thì người ta đã đi làm đề tài nghiên cứu này hay tham gia khoá thực tập nọ.

2. SỰ CHUYỂN HÓA TRONG TÂM THỨC

Nhưng những lúc chìm trong suy nghĩ tư ti đó cũng chính là lúc mình nhận ra rằng các bạn trong lớp của mình đạt được kết quả tốt hơn mình, không phải là vì họ thông minh hơn mình hay chăm chỉ hơn mình, mà là mình họ “biết” nhiều hơn mình.  Họ biết cần phải làm gì, không cần làm gì, để đi đến thành công nhanh nhất, đỡ tốn sức nhất.

 

 

Và thế là mình đã nhận ra rằng mình cần tìm cho mình người hướng dẫn. Hướng dẫn để bớt loay hoay. Hướng dẫn để bớt đi lòng vòng, để đỡ lãng phí thời gian và tiền bạc. Hướng dẫn để bớt ngã và có ngã thì cũng bớt đau. Hướng dẫn để biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

 

Và rồi mình đã tìm cho mình, không những một, mà nhiều, người hướng dẫn. Người hướng dẫn trong ngành Y. Người hướng dẫn trong việc kinh doanh. Người hướng dẫn trong việc phát triển bản thân, người hướng dẫn thông minh cảm xúc. Mình thiếu cái gì là mình đi tìm hướng dẫn cho cái đó. Và họ chính là những người đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của mình ngày hôm nay.

 

Trở về Việt Nam lần này sau 20 năm, tuy rằng mình không còn là một cô bé ngây thơ, nhưng mình mãi mãi vẫn là một “dream chaser”— một người theo đuổi giấc mơ. Chỉ khác rằng mình không còn đi một mình, mà thật hạnh phúc khi luôn có những người thầy, những người bạn đồng hành cùng mình.

 

Nếu bạn cũng có nhiều giấc mơ và hoài bão cho tương lai, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, mình chúc bạn sẽ sớm tìm được cho bản thân một người hướng dẫn có tâm và phù hợp với bạn để giúp bạn “hổ mọc thêm cánh” và nhanh chóng chinh phục giấc mơ của bạn.

 

Nếu bạn là một bác sĩ Việt Nam với giấc mơ trở thành bác sĩ nội trú tại Mỹ và mong muốn được hướng dẫn, hãy gởi tin nhắn về hộp thư của mình để được hỗ trợ thêm.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

PS: Trên hình là một bệnh nhân vui tính của mình.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email