MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

dr christina nguyễn _ MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ CẦN CHUẨN BỊ GÌ

MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

 

Bạn đã bao giờ mơ đến khoảnh khắc bản thân mình được khoác chiếc áo blouse trắng và làm việc tại những bệnh viện danh tiếng ở Mỹ? 

 

Hiện thực hóa ước mơ này không phải là một con đường trải đầy hoa hồng và dĩ nhiên, nó cũng không dành cho tất cả mọi người. Dẫu vậy, nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và có chiến lược phù hợp thì giấc mơ này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

 

Hành trình vạn dặn bắt đầu từ bước đi đầu tiên. Hôm nay, hãy cùng mình bắt đầu tìm hiểu về những yêu cầu bắt buộc để có thể giúp bạn trở thành bác sĩ tại Mỹ nhé.

1. Thi đậu kỳ thi Step 1 & OET

Step 1 là kỳ thi đánh giá kiến thức các môn y khoa cơ bản như giải phẫu, giải phẫu bệnh, sinh lý, hóa sinh… Nó không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn yêu cầu về khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

 

Chi tiết các thông tin về bài thi, cách học thi, các tài liệu tham khảo, cách đăng ký thi… mình đã chia sẻ trong các bài viết trước đây, bạn quan tâm có thể  đọc thêm chi tiết tại đây nhé.

 

Về OET (Occupational English Test), đây là bài kiểm tra được ra đời sau khi kỳ thi USMLE Step 2 CS bị loại bỏ vào năm 2021. Nó đánh giá khả năng tiếng Anh chuyên ngành y khoa, nhằm đảm bảo rằng bạn có khả năng giao tiếp tốt với bệnh nhân và đồng nghiệp trong môi trường làm việc.

 

Nếu bạn quan tâm về kỳ thi này, hãy comment “OET” mình sẽ chia sẻ thêm thông tin chi tiết về kỳ thi này trong các bài viết lần tới.

2. Hoàn thành USMLE Step 2 CK với điểm số xuất sắc

Tiếp nối USMLE Step 1, kỳ thi Step 2 CK (Clinical Knowledge) là kỳ thi đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

 

Trước đây khi kỳ thi USMLE Step 1 còn được trả về dưới dạng điểm 3 chữ số, rất nhiều IMGs, trong đó có các bác sĩ Việt Nam sẽ tập trung đạt điểm thật cao trong kỳ thi này nhằm làm nổi bật hồ sơ và tăng khả năng được nhận vào nội trú của mình.

 

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sau khi kết quả kỳ thi Step 1 đã chuyển sang dạng pass/fail thì điểm số Step 2 CK cao sẽ là yếu tố quan trọng giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn khi nộp đơn vào các chương trình bác sĩ nội trú.

3. Tham gia các khóa thực tập lâm sàng tại Mỹ (USCEs)

Thực tập lâm sàng tại Mỹ (USCE – U.S. Clinical Experience) là cơ hội để các sinh viên y và bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài làm quen với hệ thống y tế ở Mỹ, đồng thời học hỏi cách làm việc trong môi trường bệnh viện và giao tiếp với bệnh nhân của các bác sĩ bản địa ở đây.

 

Có 3 dạng thực tập lâm sàng chính, bao gồm: observership, externship, (dành cho các bác sĩ đã ra trường) và hands-on rotation (chỉ dành cho cho các bạn còn là sinh viên ở trường y, được thực hành nhiều hơn trên bệnh nhân và rất khó để tìm được).

 

USCE là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của bạn trên con đường làm bác sĩ tại Mỹ. Dù chỉ có kinh nghiệm quan sát hay thực hành trong môi trường y khoa ở Mỹ thì chắc chắn, bạn vẫn được yêu thích hơn những bác sĩ không có kinh nghiệm gì (trăm nghe không bằng một thấy). 

 

Vì rủi ro với một chương trình nội trú khi nhận bác sĩ đó vào là rất lớn, nếu bạn không hiểu cách làm việc trong bệnh viện, cách sử dụng bệnh án điện tử ở Mỹ như thế nào, cách nói chuyện với đồng nghiệp, quy trình một buổi thăm khám với bệnh nhân sẽ diễn ra làm sao… thì sai sót và dẫn đến kiện tụng là điều rất dễ xảy ra. Đây là điều mà các chương trình nội trú luôn e dè và tránh hết mức có thể.

 

Bên cạnh ưu thế khi apply đó thì nếu thể hiện tốt trong các khóa USCE, bạn cũng sẽ có thêm cơ hội nhận được những thư giới thiệu chất lượng từ các bác sĩ đang làm việc tại Mỹ, điều này càng giúp hồ sơ của bạn mạnh lên gấp nhiều lần.

4. Xin thư giới thiệu từ bác sĩ Mỹ (LORs)

Như đã đề cập ở trên, thư giới thiệu (Letter of Recommendation – LOR) từ các bác sĩ ở Mỹ cũng là một trong yếu tố quan trọng hằng đầu khi nộp đơn vào các chương trình nội trú ở Mỹ.

 

Việc có được những lá thư giới thiệu tâm huyết không chỉ thể hiện bạn có được sự công nhận về năng lực chuyên môn, thái độ làm việc mà còn sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật và tạo niềm tin với hội đồng tuyển chọn. Chính vì vậy, khi có được chúng, bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều lời mời phỏng vấn từ các chương trình nội trú.

 

Muốn được như vậy, bạn hãy xây dựng mối quan hệ thật tốt với các bác sĩ hướng dẫn trong quá trình thực tập để xin được thư giới thiệu chất lượng nhé.

5. Tham gia nghiên cứu y khoa

Thường các bạn IMGs trung bình sẽ tham gia 2-3 công trình nghiên cứu và 3-6 publications (báo cáo) khi nộp hồ sơ vào nội trú y khoa Mỹ. Publication có thể bao gồm các báo cáo trên các tạp chí khoa học, hoặc đơn giản là 1 abstract hoặc presentation… 

 

Những kinh nghiệm nghiên cứu, publication chất lượng và các bài báo đăng trên các tạp chí lớn sẽ giúp hồ sơ của bạn gây ấn tượng mạnh trong mắt hội đồng tuyển sinh. Điều này không chỉ chứng minh năng lực học thuật mà còn thể tinh thần làm việc nghiêm túc và sự cống hiến của bạn với nghề.

 

Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu về nghiên cứu khoa học, tham gia vào các dự án nghiên cứu y khoa từ sớm, ngay từ lúc còn là sinh viên, để có cơ hội tiếp cận và đạt được những điều này từ sớm.

 

Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, từng bước hoàn thiện các yêu cầu và tiến gần hơn với mục tiêu của mình mỗi ngày bạn nhé.

 

Hy vọng những chia sẻ hôm nay của mình đã hữu ích cho bạn.

 

Chúc các bạn thành công!

Bạn có ý kiến hoặc câu hỏi nào về hành trình này? Hãy để lại bình luận để cùng mình thảo luận nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

dr christina nguyễn _ MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ CẦN CHUẨN BỊ GÌ

MUỐN TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

 

Bạn đã bao giờ mơ đến khoảnh khắc bản thân mình được khoác chiếc áo blouse trắng và làm việc tại những bệnh viện danh tiếng ở Mỹ? 

 

Hiện thực hóa ước mơ này không phải là một con đường trải đầy hoa hồng và dĩ nhiên, nó cũng không dành cho tất cả mọi người. Dẫu vậy, nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và có chiến lược phù hợp thì giấc mơ này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

 

Hành trình vạn dặn bắt đầu từ bước đi đầu tiên. Hôm nay, hãy cùng mình bắt đầu tìm hiểu về những yêu cầu bắt buộc để có thể giúp bạn trở thành bác sĩ tại Mỹ nhé.

1. Thi đậu kỳ thi Step 1 & OET

Step 1 là kỳ thi đánh giá kiến thức các môn y khoa cơ bản như giải phẫu, giải phẫu bệnh, sinh lý, hóa sinh… Nó không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn yêu cầu về khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

 

Chi tiết các thông tin về bài thi, cách học thi, các tài liệu tham khảo, cách đăng ký thi… mình đã chia sẻ trong các bài viết trước đây, bạn quan tâm có thể  đọc thêm chi tiết tại đây nhé.

 

Về OET (Occupational English Test), đây là bài kiểm tra được ra đời sau khi kỳ thi USMLE Step 2 CS bị loại bỏ vào năm 2021. Nó đánh giá khả năng tiếng Anh chuyên ngành y khoa, nhằm đảm bảo rằng bạn có khả năng giao tiếp tốt với bệnh nhân và đồng nghiệp trong môi trường làm việc.

 

Nếu bạn quan tâm về kỳ thi này, hãy comment “OET” mình sẽ chia sẻ thêm thông tin chi tiết về kỳ thi này trong các bài viết lần tới.

2. Hoàn thành USMLE Step 2 CK với điểm số xuất sắc

Tiếp nối USMLE Step 1, kỳ thi Step 2 CK (Clinical Knowledge) là kỳ thi đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

 

Trước đây khi kỳ thi USMLE Step 1 còn được trả về dưới dạng điểm 3 chữ số, rất nhiều IMGs, trong đó có các bác sĩ Việt Nam sẽ tập trung đạt điểm thật cao trong kỳ thi này nhằm làm nổi bật hồ sơ và tăng khả năng được nhận vào nội trú của mình.

 

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sau khi kết quả kỳ thi Step 1 đã chuyển sang dạng pass/fail thì điểm số Step 2 CK cao sẽ là yếu tố quan trọng giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn khi nộp đơn vào các chương trình bác sĩ nội trú.

3. Tham gia các khóa thực tập lâm sàng tại Mỹ (USCEs)

Thực tập lâm sàng tại Mỹ (USCE – U.S. Clinical Experience) là cơ hội để các sinh viên y và bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài làm quen với hệ thống y tế ở Mỹ, đồng thời học hỏi cách làm việc trong môi trường bệnh viện và giao tiếp với bệnh nhân của các bác sĩ bản địa ở đây.

 

Có 3 dạng thực tập lâm sàng chính, bao gồm: observership, externship, (dành cho các bác sĩ đã ra trường) và hands-on rotation (chỉ dành cho cho các bạn còn là sinh viên ở trường y, được thực hành nhiều hơn trên bệnh nhân và rất khó để tìm được).

 

USCE là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của bạn trên con đường làm bác sĩ tại Mỹ. Dù chỉ có kinh nghiệm quan sát hay thực hành trong môi trường y khoa ở Mỹ thì chắc chắn, bạn vẫn được yêu thích hơn những bác sĩ không có kinh nghiệm gì (trăm nghe không bằng một thấy). 

 

Vì rủi ro với một chương trình nội trú khi nhận bác sĩ đó vào là rất lớn, nếu bạn không hiểu cách làm việc trong bệnh viện, cách sử dụng bệnh án điện tử ở Mỹ như thế nào, cách nói chuyện với đồng nghiệp, quy trình một buổi thăm khám với bệnh nhân sẽ diễn ra làm sao… thì sai sót và dẫn đến kiện tụng là điều rất dễ xảy ra. Đây là điều mà các chương trình nội trú luôn e dè và tránh hết mức có thể.

 

Bên cạnh ưu thế khi apply đó thì nếu thể hiện tốt trong các khóa USCE, bạn cũng sẽ có thêm cơ hội nhận được những thư giới thiệu chất lượng từ các bác sĩ đang làm việc tại Mỹ, điều này càng giúp hồ sơ của bạn mạnh lên gấp nhiều lần.

4. Xin thư giới thiệu từ bác sĩ Mỹ (LORs)

Như đã đề cập ở trên, thư giới thiệu (Letter of Recommendation – LOR) từ các bác sĩ ở Mỹ cũng là một trong yếu tố quan trọng hằng đầu khi nộp đơn vào các chương trình nội trú ở Mỹ.

 

Việc có được những lá thư giới thiệu tâm huyết không chỉ thể hiện bạn có được sự công nhận về năng lực chuyên môn, thái độ làm việc mà còn sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật và tạo niềm tin với hội đồng tuyển chọn. Chính vì vậy, khi có được chúng, bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều lời mời phỏng vấn từ các chương trình nội trú.

 

Muốn được như vậy, bạn hãy xây dựng mối quan hệ thật tốt với các bác sĩ hướng dẫn trong quá trình thực tập để xin được thư giới thiệu chất lượng nhé.

5. Tham gia nghiên cứu y khoa

Thường các bạn IMGs trung bình sẽ tham gia 2-3 công trình nghiên cứu và 3-6 publications (báo cáo) khi nộp hồ sơ vào nội trú y khoa Mỹ. Publication có thể bao gồm các báo cáo trên các tạp chí khoa học, hoặc đơn giản là 1 abstract hoặc presentation… 

 

Những kinh nghiệm nghiên cứu, publication chất lượng và các bài báo đăng trên các tạp chí lớn sẽ giúp hồ sơ của bạn gây ấn tượng mạnh trong mắt hội đồng tuyển sinh. Điều này không chỉ chứng minh năng lực học thuật mà còn thể tinh thần làm việc nghiêm túc và sự cống hiến của bạn với nghề.

 

Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu về nghiên cứu khoa học, tham gia vào các dự án nghiên cứu y khoa từ sớm, ngay từ lúc còn là sinh viên, để có cơ hội tiếp cận và đạt được những điều này từ sớm.

 

Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, từng bước hoàn thiện các yêu cầu và tiến gần hơn với mục tiêu của mình mỗi ngày bạn nhé.

 

Hy vọng những chia sẻ hôm nay của mình đã hữu ích cho bạn.

 

Chúc các bạn thành công!

Bạn có ý kiến hoặc câu hỏi nào về hành trình này? Hãy để lại bình luận để cùng mình thảo luận nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email