SỨC KHỎE TINH THẦN CÁC BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ

SỨC KHỎE TINH THẦN CÁC BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ ĐƯỢC QUAN TÂM NHƯ THẾ NÀO dr christina nguyen

SỨC KHỎE TINH THẦN CÁC BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ ĐƯỢC QUAN TÂM NHƯ THẾ NÀO?

 

Như đã chia sẻ trong các bài viết trước, trong thời gian đào tạo nội trú, các bác sĩ phải trải qua khoảng thời gian làm việc cực kỳ vất vả với trung bình 60-80h làm việc tích cực mỗi tuần. Chính vì vậy, việc thiếu ngủ kèm theo đó áp lực tinh thần lớn dẫn đến burn out là một vấn nạn rất thường gặp trong cộng đồng các bác sĩ nội trú.

 

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 28% bác sĩ nội trú có triệu chứng trầm cảm, vượt xa so với tỷ lệ trong dân số chung, đặc biệt là tỷ lệ tự tử ở các bác sĩ, bao gồm cả bác sĩ nội trú, cũng cao hơn đáng kể so với các nhóm nghề nghiệp khác.

 

Những con số này cho thấy sức khỏe tinh thần của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm và những hành động cụ thể.

 

Trong những năm gần đây, điều này đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ lãnh đạo ngành y, cũng như cộng đồng sinh viên và các bác sĩ nội trú. Các chương trình nội trú vì vậy mà cũng đã có rất nhiều hành động và hỗ trợ thiết thực cho các anh chị em.

1. Giáo dục và nhận thức và các chương trình hỗ trợ tâm lý

Còn nhớ hồi mình còn làm bác sĩ nội trú, cách đây cũng gần chục năm, chương trình của mình đã tổ chức nhiều hội thảo và khóa học để nhấn mạnh về các vấn đề nổi trội như mindfulness, sức khỏe tinh thần và work-life balance nhằm hỗ trợ các bác sĩ nâng cao nhận thức về vấn đề này trong thời gian làm việc. 

 

Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí cũng được rất nhiều bệnh viện và chương trình đào tạo nội trú đưa vào để có thể hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ nội trú khi cần.

 

Các bác sĩ được khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ mà không lo sợ bị kỳ thị hoặc ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này. Điều này được đảm bảo bằng các chính sách bảo mật nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin cá nhân của họ được bảo vệ.

2. Tạo môi trường làm việc hỗ trợ

Bên cạnh giáo dục nhận thức và tư vấn tâm lý, rất nhiều biện pháp thiết thực khác nhằm giúp các bác sĩ nội trú có một môi trường nghỉ ngơi tốt hơn cũng đã được đưa vào thực tiễn công việc.

 

Chương trình nội trú của mình ở thời điểm đó cũng đưa vào thực hiện một phòng gọi là phòng Wellness, trong đó có trang bị đầy đủ ghế massage xịn, kèm theo đó là không gian thoải mái và âm nhạc thư giãn, cùng với sàn tập yoga để bác sĩ nội trú có thể sử dụng khi cần hoặc nghỉ ngơi trong những đêm trực vắng bệnh nhân.

 

Thêm vào đó, phòng trực của bác sĩ cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi, có đầy đủ từ máy tính, tivi, video game, đến những chiếc ghế sofa rất thoải mái để tạo điều kiện tốt nhất cho các bác sĩ làm việc và nghỉ ngơi.

 

Một điều đặc biệt khi làm bác sĩ nội trú ở Mỹ là họ không bao giờ bắt bạn ký cam kết không có bầu trong thời gian công tác. Ngược lại, còn rất tạo điều kiện nếu bác sĩ nữ có thai. Mình biết có rất nhiều bác sĩ nữ mang thai và sinh con ngay trong những năm đầu của kỳ nội trú.

 

Bản thân mình thì sau hơn 2 năm làm việc cho chương trình thì vào năm 3 nội trú, mình có bầu và sinh em bé. Mỗi ngày khám bệnh như vậy, mình được nghỉ thêm 15 phút vào mỗi buổi để đi hút sữa. Các đồng nghiệp của mình cũng rất hỗ trợ cho “sự nghiệp bò sữa” của mình. 

3. Hỗ trợ từ đồng nghiệp và người hướng dẫn

Mỗi năm các chương trình nội trú thường sẽ tổ chức những ngày retreat cho bác sĩ nội trú. Đây là cơ hội để tất cả các bác sĩ của chương trình, từ lớp lớn đến lớp nhỏ sẽ tham gia cùng nhau. Nhờ đó mà mọi người có cơ hội thư giãn, trao đổi để thấu hiểu kết nối, và hỗ trợ nhau tốt hơn.

 

Chưa hết, thường các chương trình nội trú sẽ có những chương trình mentorship và pairing. Ví dụ, bạn là BSNT năm 1, bạn sẽ được ghép cặp (pair) với một bác sĩ năm 2 hoặc năm 3. Việc ghép cặp như vậy nhằm tạo điều kiện để các bác sĩ kết nối, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong chuyên môn và đặc biệt là chia sẻ để cùng nhau vượt qua các áp lực trong thời gian nội trú.

 

Ở thời điểm mình mới vào, mình cũng được cặp với một chị năm 2, nhờ đó mà mình đã được chị hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều, đến bây giờ tụi mình vẫn giữ liên lạc và vẫn nói chuyện với nhau về công việc nói riêng và cuộc sống nói chung.

4. Các chính sách hỗ trợ

Đối mặt với thực trạng burnout nghiêm trọng của các bác sĩ nội trú, vào năm 2003, Hội đồng Giáo dục Sau đại học Y khoa Hoa Kỳ (ACGME) đã có quy định về thời gian làm việc là tối đa của các bác sĩ nội trú là 80h/tuần để giảm thiểu kiệt sức và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi. 

 

Bên cạnh đó, các bác sĩ nội trú cũng được yêu cầu có thời gian nghỉ giữa các ca làm việc dài (tối thiểu là 10 tiếng) để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất cho công việc.

 

Đặc biệt, vào năm 2023, AMA đã thông qua một chính sách mới tại cuộc họp thường niên, theo đó, yêu cầu sàng lọc sức khỏe tinh thần tự động hằng năm cho bác sĩ nội trú (trừ khi họ từ chối).

 

Các chương trình này đều đã được đưa vào thực tiễn và được chứng minh hiệu quả cực kỳ tích cực.

 

Dù thực tế còn nhiều thách thức nhưng nhờ những chính sách này mà ở thời điểm hiện tại, quá trình đào tạo nội trú thực sự tốt hơn trước đây rất nhiều. Những thế hệ bác sĩ nội trú đi trước thường xuyên chia sẻ rằng họ phải làm việc cực kỳ vất vả, thậm chí phải làm gần 100h mỗi tuần ~ hơn 14h/ngày liên tục, không ăn không nghỉ.

5. Khuyến khích tự chăm sóc bản thân

Ngoài những nỗ lực đến từ các lãnh đạo ngành y, các hiệp hội và các chương trình nội trú, bản thân các bác bác sĩ cũng được khuyến khích dành thời gian cho các hoạt động giải trí, thể thao, các sở thích cá nhân để cân bằng cuộc sống cũng như duy trì niềm đam mê và động lực với nghề y.

 

Tóm lại, dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bác sĩ nội trú đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong hệ thống y tế Mỹ, nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc bệnh nhân và sự phát triển bền vững của đội ngũ y tế.

 

Bạn có suy nghĩ gì về điều này? Hãy cùng comment chia sẻ với mình nhé!

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

SỨC KHỎE TINH THẦN CÁC BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ ĐƯỢC QUAN TÂM NHƯ THẾ NÀO dr christina nguyen

SỨC KHỎE TINH THẦN CÁC BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ ĐƯỢC QUAN TÂM NHƯ THẾ NÀO?

 

Như đã chia sẻ trong các bài viết trước, trong thời gian đào tạo nội trú, các bác sĩ phải trải qua khoảng thời gian làm việc cực kỳ vất vả với trung bình 60-80h làm việc tích cực mỗi tuần. Chính vì vậy, việc thiếu ngủ kèm theo đó áp lực tinh thần lớn dẫn đến burn out là một vấn nạn rất thường gặp trong cộng đồng các bác sĩ nội trú.

 

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 28% bác sĩ nội trú có triệu chứng trầm cảm, vượt xa so với tỷ lệ trong dân số chung, đặc biệt là tỷ lệ tự tử ở các bác sĩ, bao gồm cả bác sĩ nội trú, cũng cao hơn đáng kể so với các nhóm nghề nghiệp khác.

 

Những con số này cho thấy sức khỏe tinh thần của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm và những hành động cụ thể.

 

Trong những năm gần đây, điều này đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ lãnh đạo ngành y, cũng như cộng đồng sinh viên và các bác sĩ nội trú. Các chương trình nội trú vì vậy mà cũng đã có rất nhiều hành động và hỗ trợ thiết thực cho các anh chị em.

1. Giáo dục và nhận thức và các chương trình hỗ trợ tâm lý

Còn nhớ hồi mình còn làm bác sĩ nội trú, cách đây cũng gần chục năm, chương trình của mình đã tổ chức nhiều hội thảo và khóa học để nhấn mạnh về các vấn đề nổi trội như mindfulness, sức khỏe tinh thần và work-life balance nhằm hỗ trợ các bác sĩ nâng cao nhận thức về vấn đề này trong thời gian làm việc. 

 

Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí cũng được rất nhiều bệnh viện và chương trình đào tạo nội trú đưa vào để có thể hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ nội trú khi cần.

 

Các bác sĩ được khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ mà không lo sợ bị kỳ thị hoặc ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này. Điều này được đảm bảo bằng các chính sách bảo mật nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin cá nhân của họ được bảo vệ.

2. Tạo môi trường làm việc hỗ trợ

Bên cạnh giáo dục nhận thức và tư vấn tâm lý, rất nhiều biện pháp thiết thực khác nhằm giúp các bác sĩ nội trú có một môi trường nghỉ ngơi tốt hơn cũng đã được đưa vào thực tiễn công việc.

 

Chương trình nội trú của mình ở thời điểm đó cũng đưa vào thực hiện một phòng gọi là phòng Wellness, trong đó có trang bị đầy đủ ghế massage xịn, kèm theo đó là không gian thoải mái và âm nhạc thư giãn, cùng với sàn tập yoga để bác sĩ nội trú có thể sử dụng khi cần hoặc nghỉ ngơi trong những đêm trực vắng bệnh nhân.

 

Thêm vào đó, phòng trực của bác sĩ cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi, có đầy đủ từ máy tính, tivi, video game, đến những chiếc ghế sofa rất thoải mái để tạo điều kiện tốt nhất cho các bác sĩ làm việc và nghỉ ngơi.

 

Một điều đặc biệt khi làm bác sĩ nội trú ở Mỹ là họ không bao giờ bắt bạn ký cam kết không có bầu trong thời gian công tác. Ngược lại, còn rất tạo điều kiện nếu bác sĩ nữ có thai. Mình biết có rất nhiều bác sĩ nữ mang thai và sinh con ngay trong những năm đầu của kỳ nội trú.

 

Bản thân mình thì sau hơn 2 năm làm việc cho chương trình thì vào năm 3 nội trú, mình có bầu và sinh em bé. Mỗi ngày khám bệnh như vậy, mình được nghỉ thêm 15 phút vào mỗi buổi để đi hút sữa. Các đồng nghiệp của mình cũng rất hỗ trợ cho “sự nghiệp bò sữa” của mình. 

3. Hỗ trợ từ đồng nghiệp và người hướng dẫn

Mỗi năm các chương trình nội trú thường sẽ tổ chức những ngày retreat cho bác sĩ nội trú. Đây là cơ hội để tất cả các bác sĩ của chương trình, từ lớp lớn đến lớp nhỏ sẽ tham gia cùng nhau. Nhờ đó mà mọi người có cơ hội thư giãn, trao đổi để thấu hiểu kết nối, và hỗ trợ nhau tốt hơn.

 

Chưa hết, thường các chương trình nội trú sẽ có những chương trình mentorship và pairing. Ví dụ, bạn là BSNT năm 1, bạn sẽ được ghép cặp (pair) với một bác sĩ năm 2 hoặc năm 3. Việc ghép cặp như vậy nhằm tạo điều kiện để các bác sĩ kết nối, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong chuyên môn và đặc biệt là chia sẻ để cùng nhau vượt qua các áp lực trong thời gian nội trú.

 

Ở thời điểm mình mới vào, mình cũng được cặp với một chị năm 2, nhờ đó mà mình đã được chị hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều, đến bây giờ tụi mình vẫn giữ liên lạc và vẫn nói chuyện với nhau về công việc nói riêng và cuộc sống nói chung.

4. Các chính sách hỗ trợ

Đối mặt với thực trạng burnout nghiêm trọng của các bác sĩ nội trú, vào năm 2003, Hội đồng Giáo dục Sau đại học Y khoa Hoa Kỳ (ACGME) đã có quy định về thời gian làm việc là tối đa của các bác sĩ nội trú là 80h/tuần để giảm thiểu kiệt sức và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi. 

 

Bên cạnh đó, các bác sĩ nội trú cũng được yêu cầu có thời gian nghỉ giữa các ca làm việc dài (tối thiểu là 10 tiếng) để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất cho công việc.

 

Đặc biệt, vào năm 2023, AMA đã thông qua một chính sách mới tại cuộc họp thường niên, theo đó, yêu cầu sàng lọc sức khỏe tinh thần tự động hằng năm cho bác sĩ nội trú (trừ khi họ từ chối).

 

Các chương trình này đều đã được đưa vào thực tiễn và được chứng minh hiệu quả cực kỳ tích cực.

 

Dù thực tế còn nhiều thách thức nhưng nhờ những chính sách này mà ở thời điểm hiện tại, quá trình đào tạo nội trú thực sự tốt hơn trước đây rất nhiều. Những thế hệ bác sĩ nội trú đi trước thường xuyên chia sẻ rằng họ phải làm việc cực kỳ vất vả, thậm chí phải làm gần 100h mỗi tuần ~ hơn 14h/ngày liên tục, không ăn không nghỉ.

5. Khuyến khích tự chăm sóc bản thân

Ngoài những nỗ lực đến từ các lãnh đạo ngành y, các hiệp hội và các chương trình nội trú, bản thân các bác bác sĩ cũng được khuyến khích dành thời gian cho các hoạt động giải trí, thể thao, các sở thích cá nhân để cân bằng cuộc sống cũng như duy trì niềm đam mê và động lực với nghề y.

 

Tóm lại, dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bác sĩ nội trú đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong hệ thống y tế Mỹ, nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc bệnh nhân và sự phát triển bền vững của đội ngũ y tế.

 

Bạn có suy nghĩ gì về điều này? Hãy cùng comment chia sẻ với mình nhé!

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email