THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG – SINH VIÊN CÓ NÊN?

Sinh viên thì có nên thực tập không lương? TẠI SAO LẠI KHÔNG TRẢ LƯƠNG CHO CÁC EM? Ở Mỹ đã có rất nhiều bài báo viết về sự ...

BÀN VỀ CHUYỆN THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG.

 

Tuần qua trong những lần phỏng vấn các bạn ứng cử viên tham gia cộng tác với The Phoenix Medical Academy, mình có dịp trò chuyện với các bạn sinh viên và bác sĩ trẻ Việt Nam.

 

Các bạn chia sẻ với mình về những kinh nghiệm làm việc trước đây của các bạn.

 

Có bạn thì làm cộng tác viên cho các trung tâm dạy Tiếng Anh, có bạn làm cộng tác viên cho các tổ chức phi lợi nhuận.

 

Một điều các bạn chia sẻ khiến mình cảm thấy bức xúc đó là các bạn làm hoàn toàn không có lương…

 

Và điều đáng buồn hơn nữa là các bạn chia sẻ với mình điều này với một sự TỰ HÀO.

1. TRẢI NGHIỆM THỰC TẬP LÚC MÌNH LÀ SINH VIÊN

Điều này khiến mình nhớ lại mình hồi còn là sinh viên.

 

Hồi đó quan điểm của mình là mẹ mình vất vả tay chân làm lụng kiếm đồng tiền khó khăn, còn mình chỉ cần cố gắng dùng kỹ năng, chất xám của mình còn kiếm tiền nhiều hơn cả mẹ. 

 

Vậy nên ráng làm được bao nhiêu là mình làm. Có lúc mình làm một lúc 3 công việc, từ làm trợ giảng ở trường, gia sư dạy kèm sinh viên lớp nhỏ hơn, cộng tác với một khoá nghiên cứu ngắn hạn với các giáo sư, trong năm và suốt mùa hè.

 

Từ những cơ hội này mình học được rất nhiều KỸ NĂNGKINH NGHIỆM và giúp cho tương lai của mình rất nhiều.

 

Và mình luôn luôn ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG.

2. GÓC NHÌN CỦA MÌNH KHI TRỞ THÀNH NGƯỜI CHỦ DOANH NGHIỆP

Ngày nay khi trở thành chủ doanh nghiệp, mình luôn muốn trăn trở để sống sao cho đúng lương tâm.

 

Bản thân từng là một sinh viên nghèo mình nên mình hiểu được giá trị của đồng tiền và giá trị của bản thân.

 

Mình luôn nói với các bạn trong team The Phoenix Medical Academy rằng em vào làm với chị, chị sẽ hướng dẫn và đào tạo cho em. Và chị sẽ trả lương cho em. Vì em cũng cần ăn để sống, cũng cần tiền để đóng tiền học, mua sách vở, đóng học phí cho các khoá học thêm, mua dụng cụ học tập và làm việc.

 

Chị không muốn em bỏ công sức thời gian quý báu làm cho chị nhưng rồi vẫn phải ngửa tay xin tiền ba mẹ để đóng tiền học.

 

Có bạn khăng khăng không chịu lấy tiền thì mình vẫn tìm cách gởi quà để cám ơn bạn ấy, và cũng không làm việc lâu dài với bạn đó vì mình không muốn mắc nợ ai điều gì.

3. BÀN VỀ CHUYỆN THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG

Có thể bạn nghĩ rằng: 

“Ôi sinh viên đi làm cộng tác viên miễn phí cho các tổ chức, để kiếm kinh nghiệm, chứ đừng chỉ biết đến tiền bạc. Nó sẽ giúp cho hồ sơ CV của bạn đẹp và bạn sẽ có thêm các mối quan hệ, v.v.”

 

Có thể những điều này có thể đúng một phần nào đó, nhưng bạn vẫn có thể có được những điều này và VẪN được trả lương vậy.

TẠI SAO LẠI KHÔNG TRẢ LƯƠNG CHO CÁC EM?

Ở Mỹ đã có rất nhiều bài báo viết về sự THIẾU ĐẠO ĐỨC của các doanh nghiệp trong việc sử dụng các hình thức cộng tác viên, thực tập sinh không lương và kêu gọi bãi bỏ cách làm việc này. 

 

Cho dù là của tổ chức có lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng không có ngoại lệ. (Phi lợi nhuận thực chất cũng là có doanh thu nhưng tiền đó sẽ trở lại phát triển tổ chức, nên những người làm cho tổ chức cũng cần được có trợ cấp!)

 

Về mặt pháp lý thì thực tập không lương là không vi phạm pháp luật. Nhưng về mặt đạo đức thì lại khác.

YẾU TỐ NÀO TẠO NÊN MỘT CÔNG VIỆC TỐT?

Theo giáo sư Utpal Dholakia, Giáo sư tiếp thị tại Đại học Rice, Houston, Texas, khi một cá nhân cung cấp lao động bằng thời gian và công sức của họ (tinh thần hoặc thể chất), họ cần phải được trả lương.

 

Dĩ nhiên trong lúc làm việc sẽ có cơ hội học hỏi nhưng điều này không có nghĩa là thay thế cho lương.

 

Ví dụ hôm nay bạn đi làm và giám đốc bỗng nhiên nói với bạn rằng: Hôm nay anh học được khá nhiều kỹ năng đấy, hôm nay khỏi nhận lương nhé! Bạn sẽ nghĩ thế nào?🤷‍♀️

 

Giáo sư cũng khẳng định rằng, tất cả các công việc tốt,  bất kể là toàn thời gian hay bán thời gian, tạm thời hay lâu dài, đều cần cho người làm hai điều. Một là có lương và hai là cơ hội để học hỏi và phát triển.

LƯƠNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN LIỆU CÓ THỂ THAY THẾ CHO NHAU?

Một điều đáng nói ở đây nữa là nếu việc thực tập sinh là không lương thì sẽ là một việc không công bằng.

Chẳng hạn, những bạn có thể thoải mái đi làm thực tập sinh không nhận lương có thể là do được gia đình hỗ trợ. Vậy những bạn sinh viên nghèo lo lao động kiếm tiền ở những công việc vất vả hơn thì sao? Họ không có cơ hội để được kiếm kinh nghiệm hay sao?

 

Giáo sư cũng chỉ ra rằng, có nhiều người nói rằng việc thực tập sinh không lương là tại vì người thực tập sinh không có kinh nghiệm nên vào phải tốn thời gian đào tạo và hướng dẫn.

 

Nhưng thực tế là có rất nhiều vị trí thực tập sinh đòi hỏi rất cao, phải có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng này, kỹ năng nọ, v. v. và hầu hết những người “Được” nhận vào những vị trí này đều rất có trình độ, chứ không phải tầm thường.

 

Ngoài ra, khảo sát tại Mỹ cũng cho thấy rằng những thực tập sinh không lương không có nhiều cơ hội kiếm được việc làm hơn so với những bạn cùng lứa chưa bao giờ làm thực tập.

 

Bài báo “It’s Time to Officially End Unpaid Internships” trên trang Harvard Business Reviews đã chia sẻ kết quả nghiên cứu từ trải nghiệm của 4000 sinh viên năm cuối tại 470 trường đại học ở Mỹ. 

 

Kết quả cho thấy những cộng tác viên ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG có cơ hội cao hơn khi tìm việc làm. Lý do là vì những công ty có những vị trí tuyển dụng thực tập sinh có lương thường có kế hoạch đào tạo nhân tài lâu dài.

 

Chính vì thế giải pháp được đưa ra là các cơ hội thực tập vi mô (micro-intership).

 

Thực tập vi mô là một dự án ngắn hạn có trả lương dành cho sinh viên đại học. 

Mỗi dự án đều có tính cụ thể cao và có thể bao gồm từ sáng tạo nội dung đến phân tích dữ liệu đến công việc nghiên cứu. Dự án có thể kéo dài từ nhiệm vụ kéo dài một tuần đến cam kết kéo dài một vài tháng – và có thể là trực tuyến hoặc trực tiếp trong công ty.

 

Bằng cách này, sinh viên có thể vừa cống hiến cho công ty, vừa học được kỹ năng, và vừa được trả công cho thời gian và công sức bỏ ra.

 

Mình hy vọng sẽ thấy nhiều mô hình này ở Việt Nam nhiều hơn nữa để sẽ không còn cái cảnh “ăn cơm nhà đi làm việc không lương” nữa.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

Sinh viên thì có nên thực tập không lương? TẠI SAO LẠI KHÔNG TRẢ LƯƠNG CHO CÁC EM? Ở Mỹ đã có rất nhiều bài báo viết về sự ...

BÀN VỀ CHUYỆN THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG.

 

Tuần qua trong những lần phỏng vấn các bạn ứng cử viên tham gia cộng tác với The Phoenix Medical Academy, mình có dịp trò chuyện với các bạn sinh viên và bác sĩ trẻ Việt Nam.

 

Các bạn chia sẻ với mình về những kinh nghiệm làm việc trước đây của các bạn.

 

Có bạn thì làm cộng tác viên cho các trung tâm dạy Tiếng Anh, có bạn làm cộng tác viên cho các tổ chức phi lợi nhuận.

 

Một điều các bạn chia sẻ khiến mình cảm thấy bức xúc đó là các bạn làm hoàn toàn không có lương…

 

Và điều đáng buồn hơn nữa là các bạn chia sẻ với mình điều này với một sự TỰ HÀO.

1. TRẢI NGHIỆM THỰC TẬP LÚC MÌNH LÀ SINH VIÊN

Điều này khiến mình nhớ lại mình hồi còn là sinh viên.

 

Hồi đó quan điểm của mình là mẹ mình vất vả tay chân làm lụng kiếm đồng tiền khó khăn, còn mình chỉ cần cố gắng dùng kỹ năng, chất xám của mình còn kiếm tiền nhiều hơn cả mẹ. 

 

Vậy nên ráng làm được bao nhiêu là mình làm. Có lúc mình làm một lúc 3 công việc, từ làm trợ giảng ở trường, gia sư dạy kèm sinh viên lớp nhỏ hơn, cộng tác với một khoá nghiên cứu ngắn hạn với các giáo sư, trong năm và suốt mùa hè.

 

Từ những cơ hội này mình học được rất nhiều KỸ NĂNGKINH NGHIỆM và giúp cho tương lai của mình rất nhiều.

 

Và mình luôn luôn ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG.

2. GÓC NHÌN CỦA MÌNH KHI TRỞ THÀNH NGƯỜI CHỦ DOANH NGHIỆP

Ngày nay khi trở thành chủ doanh nghiệp, mình luôn muốn trăn trở để sống sao cho đúng lương tâm.

 

Bản thân từng là một sinh viên nghèo mình nên mình hiểu được giá trị của đồng tiền và giá trị của bản thân.

 

Mình luôn nói với các bạn trong team The Phoenix Medical Academy rằng em vào làm với chị, chị sẽ hướng dẫn và đào tạo cho em. Và chị sẽ trả lương cho em. Vì em cũng cần ăn để sống, cũng cần tiền để đóng tiền học, mua sách vở, đóng học phí cho các khoá học thêm, mua dụng cụ học tập và làm việc.

 

Chị không muốn em bỏ công sức thời gian quý báu làm cho chị nhưng rồi vẫn phải ngửa tay xin tiền ba mẹ để đóng tiền học.

 

Có bạn khăng khăng không chịu lấy tiền thì mình vẫn tìm cách gởi quà để cám ơn bạn ấy, và cũng không làm việc lâu dài với bạn đó vì mình không muốn mắc nợ ai điều gì.

3. BÀN VỀ CHUYỆN THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG

Có thể bạn nghĩ rằng: 

“Ôi sinh viên đi làm cộng tác viên miễn phí cho các tổ chức, để kiếm kinh nghiệm, chứ đừng chỉ biết đến tiền bạc. Nó sẽ giúp cho hồ sơ CV của bạn đẹp và bạn sẽ có thêm các mối quan hệ, v.v.”

 

Có thể những điều này có thể đúng một phần nào đó, nhưng bạn vẫn có thể có được những điều này và VẪN được trả lương vậy.

TẠI SAO LẠI KHÔNG TRẢ LƯƠNG CHO CÁC EM?

Ở Mỹ đã có rất nhiều bài báo viết về sự THIẾU ĐẠO ĐỨC của các doanh nghiệp trong việc sử dụng các hình thức cộng tác viên, thực tập sinh không lương và kêu gọi bãi bỏ cách làm việc này. 

 

Cho dù là của tổ chức có lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng không có ngoại lệ. (Phi lợi nhuận thực chất cũng là có doanh thu nhưng tiền đó sẽ trở lại phát triển tổ chức, nên những người làm cho tổ chức cũng cần được có trợ cấp!)

 

Về mặt pháp lý thì thực tập không lương là không vi phạm pháp luật. Nhưng về mặt đạo đức thì lại khác.

YẾU TỐ NÀO TẠO NÊN MỘT CÔNG VIỆC TỐT?

Theo giáo sư Utpal Dholakia, Giáo sư tiếp thị tại Đại học Rice, Houston, Texas, khi một cá nhân cung cấp lao động bằng thời gian và công sức của họ (tinh thần hoặc thể chất), họ cần phải được trả lương.

 

Dĩ nhiên trong lúc làm việc sẽ có cơ hội học hỏi nhưng điều này không có nghĩa là thay thế cho lương.

 

Ví dụ hôm nay bạn đi làm và giám đốc bỗng nhiên nói với bạn rằng: Hôm nay anh học được khá nhiều kỹ năng đấy, hôm nay khỏi nhận lương nhé! Bạn sẽ nghĩ thế nào?🤷‍♀️

 

Giáo sư cũng khẳng định rằng, tất cả các công việc tốt,  bất kể là toàn thời gian hay bán thời gian, tạm thời hay lâu dài, đều cần cho người làm hai điều. Một là có lương và hai là cơ hội để học hỏi và phát triển.

LƯƠNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN LIỆU CÓ THỂ THAY THẾ CHO NHAU?

Một điều đáng nói ở đây nữa là nếu việc thực tập sinh là không lương thì sẽ là một việc không công bằng.

Chẳng hạn, những bạn có thể thoải mái đi làm thực tập sinh không nhận lương có thể là do được gia đình hỗ trợ. Vậy những bạn sinh viên nghèo lo lao động kiếm tiền ở những công việc vất vả hơn thì sao? Họ không có cơ hội để được kiếm kinh nghiệm hay sao?

 

Giáo sư cũng chỉ ra rằng, có nhiều người nói rằng việc thực tập sinh không lương là tại vì người thực tập sinh không có kinh nghiệm nên vào phải tốn thời gian đào tạo và hướng dẫn.

 

Nhưng thực tế là có rất nhiều vị trí thực tập sinh đòi hỏi rất cao, phải có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng này, kỹ năng nọ, v. v. và hầu hết những người “Được” nhận vào những vị trí này đều rất có trình độ, chứ không phải tầm thường.

 

Ngoài ra, khảo sát tại Mỹ cũng cho thấy rằng những thực tập sinh không lương không có nhiều cơ hội kiếm được việc làm hơn so với những bạn cùng lứa chưa bao giờ làm thực tập.

 

Bài báo “It’s Time to Officially End Unpaid Internships” trên trang Harvard Business Reviews đã chia sẻ kết quả nghiên cứu từ trải nghiệm của 4000 sinh viên năm cuối tại 470 trường đại học ở Mỹ. 

 

Kết quả cho thấy những cộng tác viên ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG có cơ hội cao hơn khi tìm việc làm. Lý do là vì những công ty có những vị trí tuyển dụng thực tập sinh có lương thường có kế hoạch đào tạo nhân tài lâu dài.

 

Chính vì thế giải pháp được đưa ra là các cơ hội thực tập vi mô (micro-intership).

 

Thực tập vi mô là một dự án ngắn hạn có trả lương dành cho sinh viên đại học. 

Mỗi dự án đều có tính cụ thể cao và có thể bao gồm từ sáng tạo nội dung đến phân tích dữ liệu đến công việc nghiên cứu. Dự án có thể kéo dài từ nhiệm vụ kéo dài một tuần đến cam kết kéo dài một vài tháng – và có thể là trực tuyến hoặc trực tiếp trong công ty.

 

Bằng cách này, sinh viên có thể vừa cống hiến cho công ty, vừa học được kỹ năng, và vừa được trả công cho thời gian và công sức bỏ ra.

 

Mình hy vọng sẽ thấy nhiều mô hình này ở Việt Nam nhiều hơn nữa để sẽ không còn cái cảnh “ăn cơm nhà đi làm việc không lương” nữa.

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email