TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT BÁC SĨ Ở MỸ

DR CHRISTINA NGUYỄN - TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT BÁC SĨ NGHIÊM TRỌNG Ở MỸ - VÌ SAO BẠN NÊN QUAN TÂM

TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT BÁC SĨ Ở MỸ MỘT CÁCH NGHIÊM TRỌNG – VÌ SAO BẠN NÊN QUAN TÂM?

 

Trong những năm gần đây, nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt bác sĩ một cách nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân mà còn tạo ra những thách thức lớn cho hệ thống y tế quốc gia. 

Nhưng ở mặt khác, đối với các bác sĩ Việt Nam chúng ta, đây lại là một cơ hội vàng để mở rộng sự nghiệp và tìm kiếm cơ hội định cư tại “miền đất hứa”.

1. Vì sao lại xảy ra tình trạng thiếu hụt bác sĩ ở Mỹ?

Theo báo cáo của Hiệp hội các Trường Đại học Y khoa Hoa Kỳ (AAMC), Mỹ đã đang và sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt từ 13.500 – 86.000 bác sĩ trong vòng 11 năm tới (2036). Cuộc khủng hoảng này xảy ra rộng khắp ở cả 2 lĩnh vực chính, bao gồm Y tế tuyến đầu (primary care)Y tế chuyên khoa (non-primary care)

 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt này là do dân số Mỹ đang không ngừng tăng lên và già hóa nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao.

 

Cũng theo báo cáo của AAMC, vào năm 2036, dân số Mỹ sẽ tăng thêm 8.6%, số người già từ 65 tuổi trở lên là 34.1% dân số, trong đó, số người già từ 75 tuổi trở lên là 54.7%. Đây quả thực là những con số biết nói!

 

Bên cạnh đó, một lượng lớn bác sĩ thuộc thế hệ baby boomer (sinh trước 1960 – số này đang chiếm 20% lượng bác sĩ hiện tại) đang bước vào tuổi nghỉ hưu, tạo ra khoảng trống lớn trong lực lượng lao động y tế.

 

Không những thế, 22% tổng số bác sĩ hiện tại đang có tuổi đời từ 55-64, đồng nghĩa với việc gần một nửa trong tổng số các bác sĩ hiện nay sẽ nghỉ hưu trong vòng 10 năm tới.

 

Trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao, một nửa số bác sĩ sắp về hưu thì nguồn cung bác sĩ trẻ tại Mỹ lại đang gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là quá trình đào tạo kéo dài và tốn kém

Để trở thành một bác sĩ tại Mỹ, một người cần trải qua tối thiểu 11 năm đào tạo, bao gồm:

  • 4 năm đại học để lấy bằng cử nhân.
  • 4 năm trường y để lấy bằng MD hoặc DO.
  • 3-7 năm chương trình nội trú (residency), tùy thuộc vào chuyên ngành.

Ngoài ra, nhiều bác sĩ còn tiếp tục học thêm 1-3 năm fellowship để chuyên sâu hơn.

 

Bên cạnh thời gian đào tạo dài, gánh nặng tài chính cũng là một rào cản lớn. 

 

Theo Education Data Initiative, vào năm 2024, sinh viên y khoa tốt nghiệp với khoản nợ trung bình lên đến $234,597 ~ 6 tỷ đồng. Điều này là một rào cản không nhỏ khiến nhiều người e ngại theo đuổi con đường trở thành bác sĩ.

 

Ngoài ra, quy trình cấp phép hành nghề khắt khe và số lượng trường y có hạn cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Mỗi năm, chỉ có khoảng 20,000 sinh viên y khoa tốt nghiệp, trong khi nhu cầu về bác sĩ ngày càng tăng cao.

 

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cá biệt có những vùng chỉ có 55 BÁC SĨ TUYẾN ĐẦU/10 VẠN DÂN.

 

Nhiều bệnh viện và phòng khám tại các khu vực này không thể tuyển đủ bác sĩ, dẫn đến việc luôn trong tình trạng quá tải và giảm chất lượng dịch vụ y tế.

2. Cơ hội cho bác sĩ Việt Nam

Việc thiếu hụt bác sĩ tại Mỹ tuy là vấn đề nghiêm trọng của quốc gia nhưng lại mở ra cơ hội chưa từng có cho các bác sĩ Việt Nam chuyển đổi bằng cấp và qua Mỹ làm việc để bù vào khoảng trống do thiếu hụt nhân lực đó. 

 

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là chính sách visa H-1B của Tổng thống Donald Trump dành cho lao động có tay nghề cao, bao gồm cả bác sĩ đang được mở rộng. Cơ hội định cư, làm việc lâu dài và bảo lãnh người thân đang nhiệt liệt chào đón các bác sĩ nước ngoài, đặc biệt là những người sẵn sàng làm việc tại các khu vực xa hơn. 

 

Để được như vậy, bạn cần vượt qua các kỳ thi như USMLE, tham gia, nghiên cứu, thực tập lâm sàng tại Mỹ,… sau đó là hoàn thành chương trình đào tạo nội trú. Tuy đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì, nhưng một khi thành công, lợi ích mà nó mang lại là cực kỳ to lớn.

 

Mức lương của bác sĩ tại Mỹ luôn thuộc top 5% và thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo Medscape Physician Compensation Report 2023, trung bình mỗi bác sĩ tại Mỹ sẽ có lương là $352,000/năm ~ 8.3 tỷ đồng, tùy thuộc vào chuyên ngành và khu vực làm việc. 

 

Đây là một sự ghi nhận và một nguồn động lực hết sức thiết thực để bạn cân nhắc việc chuyển đổi bằng cấp và làm việc tại Mỹ, từ đó xây dựng một tương lai rạng rỡ hơn cho bản thân và gia đình. Nó không chỉ là cơ hội nghề nghiệp mà còn là cánh cửa mở ra một cuộc sống mới, đầy tiềm năng và triển vọng tại một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới.

 

Hy vọng những chia sẻ hôm nay của mình sẽ hữu ích cho bạn.

Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết này nhé.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy

DR CHRISTINA NGUYỄN - TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT BÁC SĨ NGHIÊM TRỌNG Ở MỸ - VÌ SAO BẠN NÊN QUAN TÂM

TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT BÁC SĨ Ở MỸ MỘT CÁCH NGHIÊM TRỌNG – VÌ SAO BẠN NÊN QUAN TÂM?

 

Trong những năm gần đây, nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt bác sĩ một cách nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân mà còn tạo ra những thách thức lớn cho hệ thống y tế quốc gia. 

Nhưng ở mặt khác, đối với các bác sĩ Việt Nam chúng ta, đây lại là một cơ hội vàng để mở rộng sự nghiệp và tìm kiếm cơ hội định cư tại “miền đất hứa”.

1. Vì sao lại xảy ra tình trạng thiếu hụt bác sĩ ở Mỹ?

Theo báo cáo của Hiệp hội các Trường Đại học Y khoa Hoa Kỳ (AAMC), Mỹ đã đang và sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt từ 13.500 – 86.000 bác sĩ trong vòng 11 năm tới (2036). Cuộc khủng hoảng này xảy ra rộng khắp ở cả 2 lĩnh vực chính, bao gồm Y tế tuyến đầu (primary care)Y tế chuyên khoa (non-primary care)

 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt này là do dân số Mỹ đang không ngừng tăng lên và già hóa nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao.

 

Cũng theo báo cáo của AAMC, vào năm 2036, dân số Mỹ sẽ tăng thêm 8.6%, số người già từ 65 tuổi trở lên là 34.1% dân số, trong đó, số người già từ 75 tuổi trở lên là 54.7%. Đây quả thực là những con số biết nói!

 

Bên cạnh đó, một lượng lớn bác sĩ thuộc thế hệ baby boomer (sinh trước 1960 – số này đang chiếm 20% lượng bác sĩ hiện tại) đang bước vào tuổi nghỉ hưu, tạo ra khoảng trống lớn trong lực lượng lao động y tế.

 

Không những thế, 22% tổng số bác sĩ hiện tại đang có tuổi đời từ 55-64, đồng nghĩa với việc gần một nửa trong tổng số các bác sĩ hiện nay sẽ nghỉ hưu trong vòng 10 năm tới.

 

Trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao, một nửa số bác sĩ sắp về hưu thì nguồn cung bác sĩ trẻ tại Mỹ lại đang gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là quá trình đào tạo kéo dài và tốn kém

Để trở thành một bác sĩ tại Mỹ, một người cần trải qua tối thiểu 11 năm đào tạo, bao gồm:

  • 4 năm đại học để lấy bằng cử nhân.
  • 4 năm trường y để lấy bằng MD hoặc DO.
  • 3-7 năm chương trình nội trú (residency), tùy thuộc vào chuyên ngành.

Ngoài ra, nhiều bác sĩ còn tiếp tục học thêm 1-3 năm fellowship để chuyên sâu hơn.

 

Bên cạnh thời gian đào tạo dài, gánh nặng tài chính cũng là một rào cản lớn. 

 

Theo Education Data Initiative, vào năm 2024, sinh viên y khoa tốt nghiệp với khoản nợ trung bình lên đến $234,597 ~ 6 tỷ đồng. Điều này là một rào cản không nhỏ khiến nhiều người e ngại theo đuổi con đường trở thành bác sĩ.

 

Ngoài ra, quy trình cấp phép hành nghề khắt khe và số lượng trường y có hạn cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Mỗi năm, chỉ có khoảng 20,000 sinh viên y khoa tốt nghiệp, trong khi nhu cầu về bác sĩ ngày càng tăng cao.

 

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cá biệt có những vùng chỉ có 55 BÁC SĨ TUYẾN ĐẦU/10 VẠN DÂN.

 

Nhiều bệnh viện và phòng khám tại các khu vực này không thể tuyển đủ bác sĩ, dẫn đến việc luôn trong tình trạng quá tải và giảm chất lượng dịch vụ y tế.

2. Cơ hội cho bác sĩ Việt Nam

Việc thiếu hụt bác sĩ tại Mỹ tuy là vấn đề nghiêm trọng của quốc gia nhưng lại mở ra cơ hội chưa từng có cho các bác sĩ Việt Nam chuyển đổi bằng cấp và qua Mỹ làm việc để bù vào khoảng trống do thiếu hụt nhân lực đó. 

 

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là chính sách visa H-1B của Tổng thống Donald Trump dành cho lao động có tay nghề cao, bao gồm cả bác sĩ đang được mở rộng. Cơ hội định cư, làm việc lâu dài và bảo lãnh người thân đang nhiệt liệt chào đón các bác sĩ nước ngoài, đặc biệt là những người sẵn sàng làm việc tại các khu vực xa hơn. 

 

Để được như vậy, bạn cần vượt qua các kỳ thi như USMLE, tham gia, nghiên cứu, thực tập lâm sàng tại Mỹ,… sau đó là hoàn thành chương trình đào tạo nội trú. Tuy đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì, nhưng một khi thành công, lợi ích mà nó mang lại là cực kỳ to lớn.

 

Mức lương của bác sĩ tại Mỹ luôn thuộc top 5% và thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo Medscape Physician Compensation Report 2023, trung bình mỗi bác sĩ tại Mỹ sẽ có lương là $352,000/năm ~ 8.3 tỷ đồng, tùy thuộc vào chuyên ngành và khu vực làm việc. 

 

Đây là một sự ghi nhận và một nguồn động lực hết sức thiết thực để bạn cân nhắc việc chuyển đổi bằng cấp và làm việc tại Mỹ, từ đó xây dựng một tương lai rạng rỡ hơn cho bản thân và gia đình. Nó không chỉ là cơ hội nghề nghiệp mà còn là cánh cửa mở ra một cuộc sống mới, đầy tiềm năng và triển vọng tại một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới.

 

Hy vọng những chia sẻ hôm nay của mình sẽ hữu ích cho bạn.

Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết này nhé.

 

Dr. Christina Nguyễn

The Phoenix Medical Academy

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

1 bình luận

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email