TRƯỜNG HỢP BẠO HÀNH BÉ AN SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI Ở MỸ?
Đọc những bài báo viết về vụ việc bạo hành bé An mình vô cùng xót xa. Một đứa trẻ chỉ mới 8 tuổi tại sao lại có thể chịu những sự đau khổ như thế.
Mình thấy có nhiều bài viết rất hay bàn luận về nhiều khía cạnh của câu chuyện thương tâm này rồi, nên hôm nay mình muốn chia sẻ góc nhìn từ xã hội Mỹ để giúp các bạn hiểu hơn về cách làm việc tại Mỹ.
Nếu bạn học Y và đào tạo nội trú tại Mỹ thì những điều này bạn nên biết để làm việc đúng quy trình và đúng pháp luật.
1. QUY ĐỊNH CỦA MỸ VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM
Theo Luật Liên Bang tại Mỹ, nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bạo hành thì những nhóm người sau có nhiệm vụ PHẢI BÁO CÁO.
Nhân viên xã hội, giáo viên, hiệu trường và tất cả nhân viên ngành giáo dục, bác sĩ, điều dưỡng. Tất cả nhân viên ngành y tế, chuyên gia tâm lý, người trông trẻ, nhâm viên khám nghiệm tử thi, và nhân viên ngành cảnh sát và pháp luật.
Những người này được gọi là MANDATORY REPORTERS.
Ngoài những nhóm người này có NHIỆM VỤ báo cáo, thì ai cũng có thể báo cáo nếu muốn. Người báo cáo có quyền dấu tên để bảo đảm an toàn.
1.1. Báo cáo cho ai?
- Tổ chức bảo vệ trẻ em của mỗi địa phương (local Child Protective Services)
- Đường dây nóng của Tổ chức bảo vệ trẻ em quốc gia (national Child Protective Services Hotline 1.800.422.4453)
- Cảnh sát
- Các cá nhân trên cũng có nghĩa vụ báo cáo cho tổ chức mình đang làm. Ví dụ, bác sĩ làm trong bệnh viện gặp trường hợp nghi ngờ trẻ bị bạo hành cần báo các cho trưởng khoa.
1.2. Báo cáo xong thì sao?
- Sau khi Tổ chức bảo vệ trẻ em (CPS) nhận được báo cáo, họ sẽ xem xét hồ sơ và quyết định có mở điều tra hay không.
Nếu quyết định mở điều tra, chuyên viên sẽ đến phỏng vấn gia đình, ba mẹ, trẻ, và những người liên quan để xác định đứa trẻ có đang gặp nguy hiểm hay không. - Trong thời gian điều tra, CPS có thể tách trẻ khỏi gia đình để bảo vệ trẻ.
- Nếu kết quả điều tra xác nhận rằng xác định trẻ đang là nạn nhân ngược đãi từ gia đình, ba mẹ hoặc người bảo hộ có thể mất quyền nuôi con. Tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ba mẹ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. - Những lý do phổ biến nhất khiến cha mẹ mất quyền nuôi con bao gồm ngược đãi, bỏ bê, bạo lực gia đình, sử dụng các chất kích thích trái phép trong sự hiện diện của con, và vi phạm lệnh tòa.
2. NHỮNG DẤU HIỆU ĐÁNG NGỜ CỦA BẠO LỰC
- Vết bầm tím (BRUISING) bất kỳ vùng nào ở trẻ dưới bốn tháng
- Bầm tím ở các vùng thân, tai và cổ
2.1 Bầm tím vùng tai (dấu hiệu BOXING EARS)
2.2 Dấu bầm tím mông
2.3 Vết bầm có hoa văn —patterned bruises (tay, dây, thắt lưng, dị vật)
2.4 Vết bầm tím ở các giai đoạn giải quyết khác nhau
2.5 Vết thương bỏng (burn injuries). - Trên thân, tai hoặc cổ ở trẻ từ bốn tuổi trở xuống, hoặc bầm tím ở
- Xuất huyết nội sọ (Intracranial hemorrhage), chấn thương đầu (head injury).
- Chậm lớn (Failure to thrive) đi kèm với dấu hiệu ngược đãi thể chất
- Sâu răng (Dental caries) là một dấu hiệu của bỏ bê (neglect)
- Rụng tóc từng mảng (Patchy hair loss) có thể là dấu hiệu của việc mất tóc do chấn thương (traumatic alopecia) suy dinh dưỡng nghiêm trọng (severe malnutrition)
- Xuất huyết võng mạc (Retinal hemorrhages)
- Ngoài ra nhân viên y tế nên khám kỹ—sờ nắn phần cổ, thân và tứ chi để phát hiện những phần gãy xương không thấy được qua X-quang; và các hệ thần kinh để phát hiện những chấn thương thần kinh (neurological injury).
3. KHI PHÁT HIỆN NHỮNG DẤU HIỆU NÀY THÌ CẦN LÀM GÌ TIẾP THEO?
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì cần chụp X-quang toàn thân (Complete Skeletal survey).
- Trẻ lớn hơn có thể nói và chỉ chỗ đau thì chỉ cần chụp X-quang những phần cần thiết.
- Ngoài ra tuỳ vào kết quả khám có thể làm xét nghiệm máu để chẩn đoán thêm.
Hãy comment “yes” nếu bài viết này hữu ích cho bạn.
Dr. Christina Nguyễn
~ The Phoenix Medical Academy