TUẦN ĐẦU QUA MỸ CẦN PHẢI LÀM GÌ? (PHẦN 2)

Dr. Christina Nguyễn Tuần đầu qua Mỹ cần phải làm gì

Chuẩn bị kế hoạch qua Mỹ – Phần 2: Tuần đầu qua Mỹ cần phải làm gì?

 

Tiếp nối phần trước của series chuẩn bị tài chính cho các bác sĩ mới qua Mỹ, phần 2 của chuỗi bài viết này sẽ là những kinh nghiệm cho bạn trong tuần đầu ở Mỹ. Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn sớm ổn định cuộc sống và nhanh chóng sẵn sàng cho những bước tiếp theo.

 

Đầu tiên, ông bà ta có câu: An cư rồi mới lạc nghiệp.

 

Khi mới qua Mỹ, nếu không có gia đình, bạn bè chuẩn bị chỗ ở tốt cho sẵn, bạn nên lựa chọn những chỗ ở tạm thời để tá túc, trước khi chọn được một chỗ ở ưng ý. Mình thường chia sẻ cho các bạn học viên những nơi như:

1. Khách sạn/Motel

  • Ưu điểm: Dễ đặt phòng, an ninh tốt, tiện nghi cơ bản đầy đủ, có nhiều mức giá phù hợp với ngân sách.
  • Nhược điểm: Chi phí thường cao hơn so với các lựa chọn khác nếu ở lâu.
  • Gợi ý:
    • Bạn có thể sử dụng các trang web như Booking chấm com, Agoda,.. để tìm khách sạn giá rẻ.
 

2. Airbnb

  • Ưu điểm: Nhiều lựa chọn linh hoạt, từ phòng riêng, căn hộ đến nhà nguyên căn, giá cả đa dạng.
  • Lưu ý: Cần đọc kỹ review và các điều khoản trước khi đặt phòng. Giá thường dao động từ 30 – 100 USD/đêm.
 

3. Nhà ở ngắn hạn dành cho sinh viên/intern

  • Ưu điểm: Chi phí thấp hơn khách sạn, thường nằm gần các trường học, bệnh viện hoặc trung tâm thành phố.
  • Gợi ý: Bạn có thể tìm hiểu các chương trình nhà ở tạm thời qua các trang web như HousingAnywhere, Craigslist, Roomster, Homestay.com.
 

4. Nhà ở tạm thời qua cộng đồng người Việt

  • Ưu điểm: Dễ hòa nhập về ngôn ngữ và văn hóa.
  • Nhược điểm: Không phải khu vực nào cũng có cộng đồng người Việt lớn (ngoại trừ CA & TX).
  • Gợi ý: Bạn có thể tham gia các nhóm Facebook cộng đồng người Việt tại thành phố bạn đến để tìm người cho thuê phòng ngắn hạn.

5. Những lưu ý cần thiết khi chọn nơi ở tạm thời

  1. Ưu tiên an toàn: Đọc kỹ những review của các khách trọ trước và tìm hiểu về an ninh khu vực xung quanh trước khi đặt chỗ.
  2. Thỏa thuận rõ ràng: Đọc kỹ các điều khoản và hỏi rõ với chủ, lưu lại các thông tin này trước khi thanh toán để tránh những tranh chấp không mong muốn về sau.
  3. Chọn nơi ở gần địa điểm học tập/thực tập lâm sàng hoặc station sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí đi lại hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu giai đoạn đầu chưa có phương tiện cá nhân đi lại, bạn cũng nên chọn nơi ở gần các bến để đi phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện.

6. Ổn định nơi ở lâu dài

Sau khi đã ổn định được chỗ ở tạm thời, việc cần làm tiếp theo là tìm và chuyển đến chỗ ở lâu dài để bạn có một môi trường sống thoải mái, riêng tư và ổn định hơn. 

 

Hãy dành thời gian để kiểm tra kỹ phòng mới, đảm bảo rằng đây là một chỗ ở sạch sẽ, tiện nghi, an toàn, thuận tiện di chuyển, và phù hợp ngân sách. 

 

Khi đã chốt được chỗ ở ưng ý rồi, bạn có thể bắt đầu mua sắm các đồ dùng thiết yếu mà nơi ở chưa trang bị đầy đủ như dụng cụ nấu ăn, đồ vệ sinh, hoặc chăn ga,… ở các cửa hàng như WalmartTarget, hoặc chuỗi cửa hàng giá rẻ như Dollar Tree.

 

Bạn cũng có thể đặt hàng qua Amazon nếu như chưa quen đi lại trong khu vực sống hoặc không có phương tiện di chuyển thuận lợi. Cách mua sắm thông minh và tiết kiệm ở Mỹ mình đã có chia sẻ từ các bài viết trước, bạn có thể đọc lại tại đây nhé.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu làm quen với hàng xóm, tham gia các group cho người địa phương, cũng như tìm hiểu các tiện ích xung quanh như: cửa hàng, bệnh viện, trạm xe buýt hoặc các quán đồ ăn Việt để có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại khu vực mới hơn. 

 

Phần 2 của series “Chuẩn bị kế hoạch qua Mỹ” xin kết thúc tại đây. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích cho hành trình của bạn.

 

Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết này và cùng đón chờ phần 3 – những giấy tờ và thủ tục cần thiết phải làm khi mới qua Mỹ nhé.

 

Chúc bạn ngày mới nhiều niềm vui.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

Dr. Christina Nguyễn Tuần đầu qua Mỹ cần phải làm gì

Chuẩn bị kế hoạch qua Mỹ – Phần 2: Tuần đầu qua Mỹ cần phải làm gì?

 

Tiếp nối phần trước của series chuẩn bị tài chính cho các bác sĩ mới qua Mỹ, phần 2 của chuỗi bài viết này sẽ là những kinh nghiệm cho bạn trong tuần đầu ở Mỹ. Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn sớm ổn định cuộc sống và nhanh chóng sẵn sàng cho những bước tiếp theo.

 

Đầu tiên, ông bà ta có câu: An cư rồi mới lạc nghiệp.

 

Khi mới qua Mỹ, nếu không có gia đình, bạn bè chuẩn bị chỗ ở tốt cho sẵn, bạn nên lựa chọn những chỗ ở tạm thời để tá túc, trước khi chọn được một chỗ ở ưng ý. Mình thường chia sẻ cho các bạn học viên những nơi như:

1. Khách sạn/Motel

  • Ưu điểm: Dễ đặt phòng, an ninh tốt, tiện nghi cơ bản đầy đủ, có nhiều mức giá phù hợp với ngân sách.
  • Nhược điểm: Chi phí thường cao hơn so với các lựa chọn khác nếu ở lâu.
  • Gợi ý:
    • Bạn có thể sử dụng các trang web như Booking chấm com, Agoda,.. để tìm khách sạn giá rẻ.
 

2. Airbnb

  • Ưu điểm: Nhiều lựa chọn linh hoạt, từ phòng riêng, căn hộ đến nhà nguyên căn, giá cả đa dạng.
  • Lưu ý: Cần đọc kỹ review và các điều khoản trước khi đặt phòng. Giá thường dao động từ 30 – 100 USD/đêm.
 

3. Nhà ở ngắn hạn dành cho sinh viên/intern

  • Ưu điểm: Chi phí thấp hơn khách sạn, thường nằm gần các trường học, bệnh viện hoặc trung tâm thành phố.
  • Gợi ý: Bạn có thể tìm hiểu các chương trình nhà ở tạm thời qua các trang web như HousingAnywhere, Craigslist, Roomster, Homestay.com.
 

4. Nhà ở tạm thời qua cộng đồng người Việt

  • Ưu điểm: Dễ hòa nhập về ngôn ngữ và văn hóa.
  • Nhược điểm: Không phải khu vực nào cũng có cộng đồng người Việt lớn (ngoại trừ CA & TX).
  • Gợi ý: Bạn có thể tham gia các nhóm Facebook cộng đồng người Việt tại thành phố bạn đến để tìm người cho thuê phòng ngắn hạn.

5. Những lưu ý cần thiết khi chọn nơi ở tạm thời

  1. Ưu tiên an toàn: Đọc kỹ những review của các khách trọ trước và tìm hiểu về an ninh khu vực xung quanh trước khi đặt chỗ.
  2. Thỏa thuận rõ ràng: Đọc kỹ các điều khoản và hỏi rõ với chủ, lưu lại các thông tin này trước khi thanh toán để tránh những tranh chấp không mong muốn về sau.
  3. Chọn nơi ở gần địa điểm học tập/thực tập lâm sàng hoặc station sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí đi lại hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu giai đoạn đầu chưa có phương tiện cá nhân đi lại, bạn cũng nên chọn nơi ở gần các bến để đi phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện.

6. Ổn định nơi ở lâu dài

Sau khi đã ổn định được chỗ ở tạm thời, việc cần làm tiếp theo là tìm và chuyển đến chỗ ở lâu dài để bạn có một môi trường sống thoải mái, riêng tư và ổn định hơn. 

 

Hãy dành thời gian để kiểm tra kỹ phòng mới, đảm bảo rằng đây là một chỗ ở sạch sẽ, tiện nghi, an toàn, thuận tiện di chuyển, và phù hợp ngân sách. 

 

Khi đã chốt được chỗ ở ưng ý rồi, bạn có thể bắt đầu mua sắm các đồ dùng thiết yếu mà nơi ở chưa trang bị đầy đủ như dụng cụ nấu ăn, đồ vệ sinh, hoặc chăn ga,… ở các cửa hàng như WalmartTarget, hoặc chuỗi cửa hàng giá rẻ như Dollar Tree.

 

Bạn cũng có thể đặt hàng qua Amazon nếu như chưa quen đi lại trong khu vực sống hoặc không có phương tiện di chuyển thuận lợi. Cách mua sắm thông minh và tiết kiệm ở Mỹ mình đã có chia sẻ từ các bài viết trước, bạn có thể đọc lại tại đây nhé.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu làm quen với hàng xóm, tham gia các group cho người địa phương, cũng như tìm hiểu các tiện ích xung quanh như: cửa hàng, bệnh viện, trạm xe buýt hoặc các quán đồ ăn Việt để có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại khu vực mới hơn. 

 

Phần 2 của series “Chuẩn bị kế hoạch qua Mỹ” xin kết thúc tại đây. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích cho hành trình của bạn.

 

Hãy comment “yes” nếu bạn thích bài viết này và cùng đón chờ phần 3 – những giấy tờ và thủ tục cần thiết phải làm khi mới qua Mỹ nhé.

 

Chúc bạn ngày mới nhiều niềm vui.

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email