USMLE STEP 1 – CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI ÔN LUYỆN

USMLE STEP 1 CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI HỌC USMLE STEP 1 DR. CHRISTINA NGUYỄN

CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI HỌC USMLE STEP 1

Học USMLE Step 1 cũng giống như việc tập thể dục hay học tiếng Anh. 

 

Đa phần mọi người sẽ rất hăng say khi mới bắt tay vào ở những ngày đầu tiên. Chúng ta có thể học quên ăn quên ngủ suốt cả ngày liền. 

 

“Ôi kiến thức này hay quá, sao giờ mình mới biết đến nó nhỉ?” 

“Ôi, video bài giảng của bên này mới trực quan và dễ hiểu làm sao, vậy mà trước đây mình chỉ biết đọc sách khô khan như vậy.” 

 

Nhưng dần về sau, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và mất đi niềm hào hứng thuở ban đầu, dẫn đến thời gian và hiệu suất học tập ngày một trì trệ.

 

Vậy vì sao chúng ta lại gặp phải vấn đề đó? Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về các sai lầm mà mình đã quan sát và nhận thấy được qua quá trình coaching cho các bạn học viên cũng như nhận được các tin nhắn từ các bạn IMGs.

1. Thiếu chọn lọc trong việc chọn tài liệu ôn luyện USMLE STEP 1

Sai lầm đầu tiên và cũng thường gặp nhất ở các bạn thí sinh tự do là cố gắng học tất cả mọi kiến thức, từ TẤT CẢ các nguồn tài liệu khác nhau: Kaplan, Pathoma, AMBOSS, Osmosis, Physeo,v.v..  vì sợ mình sẽ bỏ sót một điều gì đó. 

 

Tâm lý chung là vậy, mới bắt tay vào chuẩn bị, chúng ta thường “tham” tổng hợp rất nhiều tài liệu, qbank, tools… mà có thể mất cả đời chúng ta cũng không học hết một lượt, phần lớn trong số đó là tải về cho yên tâm mà chẳng bao giờ động lại.

 

Nội thời gian sưu tầm và lưu trữ tài liệu cũng đã tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian, chứ chưa nói đến để in ra hay đọc qua một lượt.

 

Dù bạn có cầu toàn đến đâu đi chăng nữa thì điểm Step 1 cũng chỉ là 1 khía cạnh trong hồ sơ của mình, mà nay nó còn là dạng pass/fail thay vì tính điểm như trước.

 

Đồng nghĩa với việc bạn đạt 270 hay 210 điểm nó đều như nhau, hội đồng tuyển sinh hoàn toàn không biết đến việc bạn đạt điểm cao hơn những người khác.

 

Trên thực tế, thời gian và công sức đầu tư để học từ 110 đến 210 điểm nhàn hơn rất nhiều so với việc nâng từ 210 đến 270. Mà như bạn cũng biết, trên con đường nội trú y khoa Mỹ này, thời gian còn quý hơn vàng.

 

Để gap year (thời gian từ lúc bạn tốt nghiệp đến lúc nạp hồ sơ vào nội trú) càng dài thì cơ hội vào được nội trú của bạn càng mong manh.

Vậy đâu là cách làm thông minh?

Mình luôn hướng dẫn học viên mình chọn lọc số lượng ít tài liệu phù hợp và học tập trung bám sát vào tài liệu đó xuyên suốt cả quá trình, để làm sao có thể đậu với số điểm an toàn trong thời gian ngắn nhất.

 

Bạn có thể chọn ra tài liệu phù hợp với mình bằng cách đọc/xem lướt qua khoàng 1 chương của tài liệu đó xem nó có hợp với kiến thức nền và phong cách học tập của mình không rồi mới quyết định đầu tư thời gian và công sức với nó.

(Ở điểm này, các bạn học viên của mình sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với bạn một chút khi mình đã tổng hợp tất cả các nguồn tài liệu cho USMLE sẵn giúp các bạn để review.)

 

Các tài liệu mà mình thường recommend cho các em dùng nhất là UWorld, First Aid và các bộ self-assessment. Bên cạnh đó, nếu kiến thức nền còn yếu, bạn có thể học qua một lượt Board & Beyond trước để lấy lại gốc.

 

Về review chi tiết cũng như các sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu học Step 1, mình đã có một bài viết ở đây, bạn quan tâm có thể đọc để tìm được nguồn phù hợp với mình nhé.

 

Bên cạnh đó, mình cũng khuyên các bạn tránh đi hỏi lời khuyên của quá nhiều người, dẫn đến hoang mang và tốn thời gian không cần thiết, 9 người thì 10 ý, quan trọng là người ở bên luôn theo sát tiến độ học tập và hiểu được năng lực của các em, thì họ sẽ cho các em được lời khuyên phù hợp nhất.

 

Điểm thi USMLE Step 1 như ý đôi khi không phải chỉ đến từ việc học nhiều, mà còn là học một cách thông minh và có chiến lược cụ thể. Hy vọng rằng những chia sẻ hôm hay của mình sẽ phần nào hữu ích cho bạn.

2. Thiếu chiến lược ôn luyện hiệu quả cho USMLE STEP 1

Bên cạnh việc thiếu chọn lọc khi chọn tài liệu học tập thì việc thiếu chiến lược ôn luyện hiệu quả có thể xem là nguyên dẫn đến nhân thất bại của phần đa các thi sinh IMGs khi tham gia USMLE Step 1.

 

Theo thống kê mới nhất từ website chính thức của USMLE, trong năm 2022, tỉ lệ Pass Step 1 à 74%, và năm 2023, con số này giảm còn 72%.

 

Một điều thú vị mình cũng nhận thấy trong thống kê là tỉ lệ thành công của những bạn thi lại cũng rất thấp! (47%). Điều này chứng tỏ nếu bạn đã rớt 1 lần vì không có chiến lược ôn luyện đúng cách thì có thi lại nhưng không thay đổi cách học, bạn vẫn có thể rớt tiếp! 

 

Việc rớt kỳ thi này dù chỉ một lần cũng khiến những kỳ thi sau, cũng như bộ hồ sơ của bạn cần phải tốt hơn, cạnh tranh hơn rất nhiều để giành giật cơ hội Match hiếm hoi. 

 

Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc ôn luyện có chiến lược. Pass USMLE cũng giống như leo một đỉnh núi, Không có lộ trình cụ thể, bạn sẽ dễ lạc đường, tiêu tốn thời gian và vẫn mông lung mà không bao giờ sẵn sàng cho kỳ thi.

 

Vậy:

2.1. Như thế nào là chiến lược học bài hiệu quả?

 1. Không có kế hoạch rõ ràng:

    • Mông lung không biết bắt đầu từ đâu.
    • Không xác định được mục tiêu hôm nay, tuần này, tháng này mình sẽ phải học cái gì.
    • Không biết nên học tài liệu nào trước, tài liệu nào sau.
    • Tùy thích chuyển đổi giữa các nguồn tài liệu mà không có mục đích cụ thể.

2. Không kết nối được lý thuyết vào vận dụng thực hành:

    • Tập trung quá nhiều vào lý thuyết (VD: học luôn một lèo First Aid) mà không làm UWorld để kiểm tra mức độ hiểu bài, hoặc ngược lại, chỉ làm UWorld nhưng không hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản và những phần bị hổng.

3. Không đánh giá tiến độ học tập:

    • Không sử dụng các bài kiểm tra đánh giá định kỳ như NBME hoặc Free 120 để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cũng như sự tiến bộ sau quá trình ôn luyện.
    • Làm UWorld nhưng không đọc kỹ giải thích, không phân tích nguyên nhân các lỗi sai sau mỗi lần kiểm tra.

 

Chính vì những sai lầm này, mà bạn có thể mất cả năm trời cho viêc học nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu, kiến thức thì rời rạc, các khái niệm, concept thì không liên kết được với nhau, ngày càng tự ti, nghi ngờ năng lực bản thân mỗi khi làm sai câu hỏi hoặc không thấy điểm số được cải thiện.

2.2 Đâu là hướng đi đúng?

 1. Lập Kế Hoạch Học Tập Rõ Ràng

  • Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu cụ thể:
    Ví dụ: “Trong 6 tháng tới, mình phải hoàn thành xong round 1 UWorld và đọc hết 1 lượt First Aid.”
  • Sau đó, hãy chia nhỏ mục tiêu theo ngày/tuần:
    • Mỗi ngày làm 1 block UWorld (~40 câu) và đọc phần Fist Aid tương ứng.
    • Mỗi tuần dành một ngày chủ nhật để xem lại một lần nữa các câu hỏi sai trong tuần và tổng hợp lại kiến thức đã học trong tuần qua.

2. Học Theo Trình Tự Khoa Học

  • Kết hợp lý thuyết và thực hành:
    • Học từng phần trong First Aid song song với việc làm câu hỏi UWorld về chủ đề đó.
    • Ví dụ: Học chương “Cardiology” trong FA, sau đó làm các câu hỏi UWorld liên quan đến hệ tim mạch. Điều này giúp bạn dễ dàng liên kết kiến thức lý thuyết khô khan với câu hỏi vận dụng thực tế.
  • Tạo sự liên kết giữa các chủ đề:
    • Học theo hệ cơ quan (systems) khi bắt đầu để nắm rõ kiến thức về cơ quan đó, sau đó chuyển sang random mode để quen với dạng đề thi thật.

3. Đọc Kỹ Phần Giải Thích Của Các Câu Hỏi (Explanations)

Ở round đầu tiên, mục tiêu của UWorld không phải để đánh giá bản thân, mà để học từ những lỗi sai, vì thế, việc chỉ nhìn vào điểm số ở lúc này là một thiếu sót lớn. 

 

Hãy tận dụng hết mức phần giải thích ở mỗi câu hỏi để hiểu tại sao câu trả lời đúng là đúng, và tại sao các lựa chọn sai lại sai. Như vậy, kiến thức của bạn về chủ đề đó sẽ được củng cố chắc chắn hơn rất nhiều.

 

4. Làm Các Bài Thi Thử Định Kỳ

  • Định kỳ làm bài kiểm tra:
    • Sau khi hoàn thành một round UWorld/sau mỗi tháng/mỗi quý hoặc học xong một phần lớn kiến thức, hãy làm một bài NBME hoặc Free 120 để kiểm tra sự tiến bộ.
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
    • Xác định các chủ đề bạn thường sai để tập trung cải thiện.
    • Nếu không có sự tiến bộ sau vài lần kiểm tra, bạn cần xem lại và điều chình chiến lược ôn bài.

5. Tạo Thói Quen Học Tập Hiệu Quả

  • Áp dụng kỹ thuật Pomodoro: Học 50 phút, nghỉ 10 phút để duy trì sự tập trung và hiệu quả khi học bài.
  • Xây dựng thời gian biểu cố định:
    • Hãy cố gắng dành thời gian ưu tiên vào buổi sáng (khi đầu óc tỉnh táo nhất) cho các chủ đề khó. Đây cũng là thời gian thi bài thi thật nên dù có là cú đêm đi chăng nữa, bạn cũng nên học bài và làm các bài thi thử vào thời gian này để đảm bảo rằng môi trường ôn luyện mô phỏng giống thật nhất.
    • Buổi tối dành để ôn lại kiến thức sau một ngày, làm bài kiểm tra ngắn hoặc nghỉ ngơi.

 

Hành trình đến với thành công với USMLE Step 1 đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng, nhưng chỉ nỗ lực thôi là chưa đủ.

 

Mình tin rằng, một chiến lược ôn. luyện đúng đắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc, giữ được nhiệt huyết thuở ban đầu và đạt được kết quả như ý.

 

Hy vọng rằng những chia sẻ hôm nay của mình sẽ phần nào có thể giúp bạn có được cách tiếp cận tối ưu hơn khi bước vào con đường này.

 

Chúc bạn thành công! Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

USMLE STEP 1 CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI HỌC USMLE STEP 1 DR. CHRISTINA NGUYỄN

CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI HỌC USMLE STEP 1

Học USMLE Step 1 cũng giống như việc tập thể dục hay học tiếng Anh. 

 

Đa phần mọi người sẽ rất hăng say khi mới bắt tay vào ở những ngày đầu tiên. Chúng ta có thể học quên ăn quên ngủ suốt cả ngày liền. 

 

“Ôi kiến thức này hay quá, sao giờ mình mới biết đến nó nhỉ?” 

“Ôi, video bài giảng của bên này mới trực quan và dễ hiểu làm sao, vậy mà trước đây mình chỉ biết đọc sách khô khan như vậy.” 

 

Nhưng dần về sau, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và mất đi niềm hào hứng thuở ban đầu, dẫn đến thời gian và hiệu suất học tập ngày một trì trệ.

 

Vậy vì sao chúng ta lại gặp phải vấn đề đó? Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về các sai lầm mà mình đã quan sát và nhận thấy được qua quá trình coaching cho các bạn học viên cũng như nhận được các tin nhắn từ các bạn IMGs.

1. Thiếu chọn lọc trong việc chọn tài liệu ôn luyện USMLE STEP 1

Sai lầm đầu tiên và cũng thường gặp nhất ở các bạn thí sinh tự do là cố gắng học tất cả mọi kiến thức, từ TẤT CẢ các nguồn tài liệu khác nhau: Kaplan, Pathoma, AMBOSS, Osmosis, Physeo,v.v..  vì sợ mình sẽ bỏ sót một điều gì đó. 

 

Tâm lý chung là vậy, mới bắt tay vào chuẩn bị, chúng ta thường “tham” tổng hợp rất nhiều tài liệu, qbank, tools… mà có thể mất cả đời chúng ta cũng không học hết một lượt, phần lớn trong số đó là tải về cho yên tâm mà chẳng bao giờ động lại.

 

Nội thời gian sưu tầm và lưu trữ tài liệu cũng đã tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian, chứ chưa nói đến để in ra hay đọc qua một lượt.

 

Dù bạn có cầu toàn đến đâu đi chăng nữa thì điểm Step 1 cũng chỉ là 1 khía cạnh trong hồ sơ của mình, mà nay nó còn là dạng pass/fail thay vì tính điểm như trước.

 

Đồng nghĩa với việc bạn đạt 270 hay 210 điểm nó đều như nhau, hội đồng tuyển sinh hoàn toàn không biết đến việc bạn đạt điểm cao hơn những người khác.

 

Trên thực tế, thời gian và công sức đầu tư để học từ 110 đến 210 điểm nhàn hơn rất nhiều so với việc nâng từ 210 đến 270. Mà như bạn cũng biết, trên con đường nội trú y khoa Mỹ này, thời gian còn quý hơn vàng.

 

Để gap year (thời gian từ lúc bạn tốt nghiệp đến lúc nạp hồ sơ vào nội trú) càng dài thì cơ hội vào được nội trú của bạn càng mong manh.

Vậy đâu là cách làm thông minh?

Mình luôn hướng dẫn học viên mình chọn lọc số lượng ít tài liệu phù hợp và học tập trung bám sát vào tài liệu đó xuyên suốt cả quá trình, để làm sao có thể đậu với số điểm an toàn trong thời gian ngắn nhất.

 

Bạn có thể chọn ra tài liệu phù hợp với mình bằng cách đọc/xem lướt qua khoàng 1 chương của tài liệu đó xem nó có hợp với kiến thức nền và phong cách học tập của mình không rồi mới quyết định đầu tư thời gian và công sức với nó.

(Ở điểm này, các bạn học viên của mình sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với bạn một chút khi mình đã tổng hợp tất cả các nguồn tài liệu cho USMLE sẵn giúp các bạn để review.)

 

Các tài liệu mà mình thường recommend cho các em dùng nhất là UWorld, First Aid và các bộ self-assessment. Bên cạnh đó, nếu kiến thức nền còn yếu, bạn có thể học qua một lượt Board & Beyond trước để lấy lại gốc.

 

Về review chi tiết cũng như các sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu học Step 1, mình đã có một bài viết ở đây, bạn quan tâm có thể đọc để tìm được nguồn phù hợp với mình nhé.

 

Bên cạnh đó, mình cũng khuyên các bạn tránh đi hỏi lời khuyên của quá nhiều người, dẫn đến hoang mang và tốn thời gian không cần thiết, 9 người thì 10 ý, quan trọng là người ở bên luôn theo sát tiến độ học tập và hiểu được năng lực của các em, thì họ sẽ cho các em được lời khuyên phù hợp nhất.

 

Điểm thi USMLE Step 1 như ý đôi khi không phải chỉ đến từ việc học nhiều, mà còn là học một cách thông minh và có chiến lược cụ thể. Hy vọng rằng những chia sẻ hôm hay của mình sẽ phần nào hữu ích cho bạn.

2. Thiếu chiến lược ôn luyện hiệu quả cho USMLE STEP 1

Bên cạnh việc thiếu chọn lọc khi chọn tài liệu học tập thì việc thiếu chiến lược ôn luyện hiệu quả có thể xem là nguyên dẫn đến nhân thất bại của phần đa các thi sinh IMGs khi tham gia USMLE Step 1.

 

Theo thống kê mới nhất từ website chính thức của USMLE, trong năm 2022, tỉ lệ Pass Step 1 à 74%, và năm 2023, con số này giảm còn 72%.

 

Một điều thú vị mình cũng nhận thấy trong thống kê là tỉ lệ thành công của những bạn thi lại cũng rất thấp! (47%). Điều này chứng tỏ nếu bạn đã rớt 1 lần vì không có chiến lược ôn luyện đúng cách thì có thi lại nhưng không thay đổi cách học, bạn vẫn có thể rớt tiếp! 

 

Việc rớt kỳ thi này dù chỉ một lần cũng khiến những kỳ thi sau, cũng như bộ hồ sơ của bạn cần phải tốt hơn, cạnh tranh hơn rất nhiều để giành giật cơ hội Match hiếm hoi. 

 

Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc ôn luyện có chiến lược. Pass USMLE cũng giống như leo một đỉnh núi, Không có lộ trình cụ thể, bạn sẽ dễ lạc đường, tiêu tốn thời gian và vẫn mông lung mà không bao giờ sẵn sàng cho kỳ thi.

 

Vậy:

2.1. Như thế nào là chiến lược học bài hiệu quả?

 1. Không có kế hoạch rõ ràng:

    • Mông lung không biết bắt đầu từ đâu.
    • Không xác định được mục tiêu hôm nay, tuần này, tháng này mình sẽ phải học cái gì.
    • Không biết nên học tài liệu nào trước, tài liệu nào sau.
    • Tùy thích chuyển đổi giữa các nguồn tài liệu mà không có mục đích cụ thể.

2. Không kết nối được lý thuyết vào vận dụng thực hành:

    • Tập trung quá nhiều vào lý thuyết (VD: học luôn một lèo First Aid) mà không làm UWorld để kiểm tra mức độ hiểu bài, hoặc ngược lại, chỉ làm UWorld nhưng không hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản và những phần bị hổng.

3. Không đánh giá tiến độ học tập:

    • Không sử dụng các bài kiểm tra đánh giá định kỳ như NBME hoặc Free 120 để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cũng như sự tiến bộ sau quá trình ôn luyện.
    • Làm UWorld nhưng không đọc kỹ giải thích, không phân tích nguyên nhân các lỗi sai sau mỗi lần kiểm tra.

 

Chính vì những sai lầm này, mà bạn có thể mất cả năm trời cho viêc học nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu, kiến thức thì rời rạc, các khái niệm, concept thì không liên kết được với nhau, ngày càng tự ti, nghi ngờ năng lực bản thân mỗi khi làm sai câu hỏi hoặc không thấy điểm số được cải thiện.

2.2 Đâu là hướng đi đúng?

 1. Lập Kế Hoạch Học Tập Rõ Ràng

  • Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu cụ thể:
    Ví dụ: “Trong 6 tháng tới, mình phải hoàn thành xong round 1 UWorld và đọc hết 1 lượt First Aid.”
  • Sau đó, hãy chia nhỏ mục tiêu theo ngày/tuần:
    • Mỗi ngày làm 1 block UWorld (~40 câu) và đọc phần Fist Aid tương ứng.
    • Mỗi tuần dành một ngày chủ nhật để xem lại một lần nữa các câu hỏi sai trong tuần và tổng hợp lại kiến thức đã học trong tuần qua.

2. Học Theo Trình Tự Khoa Học

  • Kết hợp lý thuyết và thực hành:
    • Học từng phần trong First Aid song song với việc làm câu hỏi UWorld về chủ đề đó.
    • Ví dụ: Học chương “Cardiology” trong FA, sau đó làm các câu hỏi UWorld liên quan đến hệ tim mạch. Điều này giúp bạn dễ dàng liên kết kiến thức lý thuyết khô khan với câu hỏi vận dụng thực tế.
  • Tạo sự liên kết giữa các chủ đề:
    • Học theo hệ cơ quan (systems) khi bắt đầu để nắm rõ kiến thức về cơ quan đó, sau đó chuyển sang random mode để quen với dạng đề thi thật.

3. Đọc Kỹ Phần Giải Thích Của Các Câu Hỏi (Explanations)

Ở round đầu tiên, mục tiêu của UWorld không phải để đánh giá bản thân, mà để học từ những lỗi sai, vì thế, việc chỉ nhìn vào điểm số ở lúc này là một thiếu sót lớn. 

 

Hãy tận dụng hết mức phần giải thích ở mỗi câu hỏi để hiểu tại sao câu trả lời đúng là đúng, và tại sao các lựa chọn sai lại sai. Như vậy, kiến thức của bạn về chủ đề đó sẽ được củng cố chắc chắn hơn rất nhiều.

 

4. Làm Các Bài Thi Thử Định Kỳ

  • Định kỳ làm bài kiểm tra:
    • Sau khi hoàn thành một round UWorld/sau mỗi tháng/mỗi quý hoặc học xong một phần lớn kiến thức, hãy làm một bài NBME hoặc Free 120 để kiểm tra sự tiến bộ.
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
    • Xác định các chủ đề bạn thường sai để tập trung cải thiện.
    • Nếu không có sự tiến bộ sau vài lần kiểm tra, bạn cần xem lại và điều chình chiến lược ôn bài.

5. Tạo Thói Quen Học Tập Hiệu Quả

  • Áp dụng kỹ thuật Pomodoro: Học 50 phút, nghỉ 10 phút để duy trì sự tập trung và hiệu quả khi học bài.
  • Xây dựng thời gian biểu cố định:
    • Hãy cố gắng dành thời gian ưu tiên vào buổi sáng (khi đầu óc tỉnh táo nhất) cho các chủ đề khó. Đây cũng là thời gian thi bài thi thật nên dù có là cú đêm đi chăng nữa, bạn cũng nên học bài và làm các bài thi thử vào thời gian này để đảm bảo rằng môi trường ôn luyện mô phỏng giống thật nhất.
    • Buổi tối dành để ôn lại kiến thức sau một ngày, làm bài kiểm tra ngắn hoặc nghỉ ngơi.

 

Hành trình đến với thành công với USMLE Step 1 đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng, nhưng chỉ nỗ lực thôi là chưa đủ.

 

Mình tin rằng, một chiến lược ôn. luyện đúng đắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc, giữ được nhiệt huyết thuở ban đầu và đạt được kết quả như ý.

 

Hy vọng rằng những chia sẻ hôm nay của mình sẽ phần nào có thể giúp bạn có được cách tiếp cận tối ưu hơn khi bước vào con đường này.

 

Chúc bạn thành công! Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé!

 

Dr. Christina Nguyễn

Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email