VÌ SAO NHIỀU TIẾN SĨ LẠI MUỐN LÀM BÁC SĨ LÂM SÀNG

VÌ SAO NHIỀU THẠC SĨ TIẾN SĨ KHOA HỌC LẠI MUỐN LÀM BÁC SĨ LÂM SÀNG TẠI MỸ DR. CHRISTINA NGUYỄN

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI ĐÃ CÓ BẰNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ LẠI MUỐN LÀM BÁC SĨ LÂM SÀNG TẠI MỸ?

 

Những năm gần đây, mình thấy có rất nhiều anh chị đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở những nước như Nhật, Đài Loan, hay thậm chí ở Mỹ nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi con đường trở thành bác sĩ nội trú tại Mỹ.

 

Nếu bạn đang phân vân giữa hai hướng đi này – con đường nghiên cứu với bằng PhD và con đường trở thành bác sĩ lâm sàng tại Mỹ, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về hai con đường này. 

 

Dĩ nhiên mỗi người có một câu chuyện riêng, một đam mê và mục tiêu khác nhau. Mình không thể đứng ở vị trí của các anh chị ấy để hiểu hết lý do vì sao họ chọn con đường như vậy, nhưng hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm thông tin để cân nhắc xem hướng nào phù hợp với bản thân mình hơn.

1. Cơ hội làm việc tại Mỹ

Nếu bạn sở hữu bằng PhD, cơ hội nghề nghiệp thường xoay quanh lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. 

 

Bạn có thể làm việc tại các trường đại học với vai trò giảng viên (công việc bao gồm giảng dạy và nghiên cứu), hoặc tham gia vào các công ty dược phẩm, công ty y tế để nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là môi trường lý tưởng cho những bạn đam mê khám phá tri thức và đóng góp vào khoa học.

 

Ngược lại, nếu bạn là bác sĩ đã tốt nghiệp ở Việt Nam (và bất cứ một nước nào) và muốn hành nghề Y lâm sàng chính quy tại Mỹ, con đường duy nhất là tham gia chương trình đào tạo nội trú Y khoa tại Mỹ (U.S. medical residency)

 

Chỉ khi hoàn thành chương trình này, bạn mới được cấp phép hành nghề chính quy, được chính quyền công nhận để thăm khám và điều trị bệnh nhân. Nếu không đi qua bước này, dù bạn có kinh nghiệm hay bằng cấp từ nơi khác, bạn vẫn không thể trở thành bác sĩ lâm sàng thực thụ tại Mỹ.

2. Lương bổng và đãi ngộ

Khi mới vào đại học và bắt đầu tìm hiểu về các con đường học vấn, mình thực sự bất ngờ với mức lương của những người theo đuổi sự nghiệp học thuật. 

 

Ngay cả các giáo sư tại các trường đại học lớn, kể cả trường y, mức thu nhập trung bình mỗi năm chỉ dao động từ $70,000 đến $100,000, cao lắm cũng chỉ khoảng $150,000. Nếu bạn giảng dạy ở những trường nhỏ hơn, con số này thậm chí còn thấp hơn.

 

Thu nhập của một PhD chủ yếu đến từ lương do trường đại học chi trả, cộng thêm các khoản tài trợ nghiên cứu (grants) từ các tổ chức như NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), v.v. Tuy nhiên, việc xin được grant không hề dễ dàng và đôi khi rất bấp bênh. Nếu không thành công trong việc xin tài trợ, thu nhập của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Đó cũng là lý do vì sao cộng đồng học thuật ở Mỹ rất xôn xao và bị chấn động khi có tin Tổng thống Trump cắt giảm rất nhiều ngân sách cho việc tài trợ nghiên cứu của NIH.

 

Trong khi đó, bác sĩ lâm sàng, như các bạn đã biết, thu nhập của họ rất cao và mức lương tối thiểu không bao giờ dưới $200,000. 

 

Chưa kể đến trường hợp bạn làm bác sĩ chuyên khoa hoặc chịu khó làm thêm giờ, làm ở các vùng thiếu nhân lực thì việc lương bạn gấp đôi con số đó là chuyện bình thường. Đây là một sự chênh lệch đáng kể so với con đường nghiên cứu.

3. Lợi ích và thách thức của mỗi con đường

Con đường nghiên cứu với bằng PhD mang lại cho bạn sự tôn trọng của xã hội và sự tự do trong việc chuyên sâu vào một lĩnh vực mình yêu thích. Bạn có thể làm việc trong môi trường đại học, công ty, hoặc thậm chí tự định hướng nghiên cứu của mình.

 

Tuy nhiên, như đã nói, thu nhập không ổn định và phụ thuộc lớn vào các khoản tài trợ là một thách thức không nhỏ.

 

Ngược lại, nếu bạn yêu thích công việc lâm sàng – làm việc trực tiếp với bệnh nhân, khám chữa bệnh và cảm nhận rõ ràng tác động của mình lên sức khỏe con người – thì con đường nội trú để trở thành bác sĩ lâm sàng sẽ phù hợp hơn. Không chỉ có thu nhập cao và ổn định, bạn còn được xã hội tôn trọng và có cơ hội phát triển sự nghiệp bền vững.

 

Một điều thú vị là tại Mỹ, nhiều bác sĩ lâm sàng vẫn có thể kết hợp nghiên cứu trong sự nghiệp. Họ có thể vừa khám bệnh, vừa tham gia các dự án khoa học. Sự linh hoạt này cho phép họ tập trung vào một mảng tùy theo sở thích ở từng giai đoạn trong sự nghiệp và cuộc đời họ.

 

Ví dụ, nếu một thời điểm trong sự nghiệp, các bác sĩ muốn theo đuổi việc nghiên cứu, họ có thể tạm giảm thời gian khám bệnh để dành thêm thời gian và công sức cho việc nghiên cứu. Dù vậy, công việc chính của họ vẫn là lâm sàng, nên thu nhập và cuộc sống không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như cắt giảm tài trợ hay thất bại trong việc xin grant.

 

Tóm lại, trên đây là những thông tin cơ bản về hai con đường – nghiên cứu khoa học và trở thành bác sĩ lâm sàng tại Mỹ. Mỗi hướng đi đều có lợi ích và thách thức riêng, và việc lựa chọn phụ thuộc hoàn toàn vào đam mê, sở thích cũng như mục tiêu cá nhân của bạn. 

 

Có người chọn con đường nghiên cứu vì yêu thích sự khám phá, trong khi người khác lại muốn trở thành bác sĩ lâm sàng để trực tiếp cứu chữa và gắn bó với bệnh nhân. Không có con đường nào là đúng hay sai, chỉ có con đường phù hợp nhất cho mỗi người. 

 

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc định hướng và theo đuổi giấc mơ của bạn. 

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé.

 

Dr. Christina Nguyen 

Phoenix Medical Academy.

VÌ SAO NHIỀU THẠC SĨ TIẾN SĨ KHOA HỌC LẠI MUỐN LÀM BÁC SĨ LÂM SÀNG TẠI MỸ DR. CHRISTINA NGUYỄN

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI ĐÃ CÓ BẰNG THẠC SĨ, TIẾN SĨ LẠI MUỐN LÀM BÁC SĨ LÂM SÀNG TẠI MỸ?

 

Những năm gần đây, mình thấy có rất nhiều anh chị đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở những nước như Nhật, Đài Loan, hay thậm chí ở Mỹ nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi con đường trở thành bác sĩ nội trú tại Mỹ.

 

Nếu bạn đang phân vân giữa hai hướng đi này – con đường nghiên cứu với bằng PhD và con đường trở thành bác sĩ lâm sàng tại Mỹ, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về hai con đường này. 

 

Dĩ nhiên mỗi người có một câu chuyện riêng, một đam mê và mục tiêu khác nhau. Mình không thể đứng ở vị trí của các anh chị ấy để hiểu hết lý do vì sao họ chọn con đường như vậy, nhưng hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm thông tin để cân nhắc xem hướng nào phù hợp với bản thân mình hơn.

1. Cơ hội làm việc tại Mỹ

Nếu bạn sở hữu bằng PhD, cơ hội nghề nghiệp thường xoay quanh lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. 

 

Bạn có thể làm việc tại các trường đại học với vai trò giảng viên (công việc bao gồm giảng dạy và nghiên cứu), hoặc tham gia vào các công ty dược phẩm, công ty y tế để nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là môi trường lý tưởng cho những bạn đam mê khám phá tri thức và đóng góp vào khoa học.

 

Ngược lại, nếu bạn là bác sĩ đã tốt nghiệp ở Việt Nam (và bất cứ một nước nào) và muốn hành nghề Y lâm sàng chính quy tại Mỹ, con đường duy nhất là tham gia chương trình đào tạo nội trú Y khoa tại Mỹ (U.S. medical residency)

 

Chỉ khi hoàn thành chương trình này, bạn mới được cấp phép hành nghề chính quy, được chính quyền công nhận để thăm khám và điều trị bệnh nhân. Nếu không đi qua bước này, dù bạn có kinh nghiệm hay bằng cấp từ nơi khác, bạn vẫn không thể trở thành bác sĩ lâm sàng thực thụ tại Mỹ.

2. Lương bổng và đãi ngộ

Khi mới vào đại học và bắt đầu tìm hiểu về các con đường học vấn, mình thực sự bất ngờ với mức lương của những người theo đuổi sự nghiệp học thuật. 

 

Ngay cả các giáo sư tại các trường đại học lớn, kể cả trường y, mức thu nhập trung bình mỗi năm chỉ dao động từ $70,000 đến $100,000, cao lắm cũng chỉ khoảng $150,000. Nếu bạn giảng dạy ở những trường nhỏ hơn, con số này thậm chí còn thấp hơn.

 

Thu nhập của một PhD chủ yếu đến từ lương do trường đại học chi trả, cộng thêm các khoản tài trợ nghiên cứu (grants) từ các tổ chức như NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), v.v. Tuy nhiên, việc xin được grant không hề dễ dàng và đôi khi rất bấp bênh. Nếu không thành công trong việc xin tài trợ, thu nhập của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Đó cũng là lý do vì sao cộng đồng học thuật ở Mỹ rất xôn xao và bị chấn động khi có tin Tổng thống Trump cắt giảm rất nhiều ngân sách cho việc tài trợ nghiên cứu của NIH.

 

Trong khi đó, bác sĩ lâm sàng, như các bạn đã biết, thu nhập của họ rất cao và mức lương tối thiểu không bao giờ dưới $200,000. 

 

Chưa kể đến trường hợp bạn làm bác sĩ chuyên khoa hoặc chịu khó làm thêm giờ, làm ở các vùng thiếu nhân lực thì việc lương bạn gấp đôi con số đó là chuyện bình thường. Đây là một sự chênh lệch đáng kể so với con đường nghiên cứu.

3. Lợi ích và thách thức của mỗi con đường

Con đường nghiên cứu với bằng PhD mang lại cho bạn sự tôn trọng của xã hội và sự tự do trong việc chuyên sâu vào một lĩnh vực mình yêu thích. Bạn có thể làm việc trong môi trường đại học, công ty, hoặc thậm chí tự định hướng nghiên cứu của mình.

 

Tuy nhiên, như đã nói, thu nhập không ổn định và phụ thuộc lớn vào các khoản tài trợ là một thách thức không nhỏ.

 

Ngược lại, nếu bạn yêu thích công việc lâm sàng – làm việc trực tiếp với bệnh nhân, khám chữa bệnh và cảm nhận rõ ràng tác động của mình lên sức khỏe con người – thì con đường nội trú để trở thành bác sĩ lâm sàng sẽ phù hợp hơn. Không chỉ có thu nhập cao và ổn định, bạn còn được xã hội tôn trọng và có cơ hội phát triển sự nghiệp bền vững.

 

Một điều thú vị là tại Mỹ, nhiều bác sĩ lâm sàng vẫn có thể kết hợp nghiên cứu trong sự nghiệp. Họ có thể vừa khám bệnh, vừa tham gia các dự án khoa học. Sự linh hoạt này cho phép họ tập trung vào một mảng tùy theo sở thích ở từng giai đoạn trong sự nghiệp và cuộc đời họ.

 

Ví dụ, nếu một thời điểm trong sự nghiệp, các bác sĩ muốn theo đuổi việc nghiên cứu, họ có thể tạm giảm thời gian khám bệnh để dành thêm thời gian và công sức cho việc nghiên cứu. Dù vậy, công việc chính của họ vẫn là lâm sàng, nên thu nhập và cuộc sống không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như cắt giảm tài trợ hay thất bại trong việc xin grant.

 

Tóm lại, trên đây là những thông tin cơ bản về hai con đường – nghiên cứu khoa học và trở thành bác sĩ lâm sàng tại Mỹ. Mỗi hướng đi đều có lợi ích và thách thức riêng, và việc lựa chọn phụ thuộc hoàn toàn vào đam mê, sở thích cũng như mục tiêu cá nhân của bạn. 

 

Có người chọn con đường nghiên cứu vì yêu thích sự khám phá, trong khi người khác lại muốn trở thành bác sĩ lâm sàng để trực tiếp cứu chữa và gắn bó với bệnh nhân. Không có con đường nào là đúng hay sai, chỉ có con đường phù hợp nhất cho mỗi người. 

 

Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc định hướng và theo đuổi giấc mơ của bạn. 

 

Hãy comment “yes” nếu bài viết hữu ích cho bạn nhé.

 

Dr. Christina Nguyen 

Phoenix Medical Academy.

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

TRỞ THÀNH BÁC SĨ TẠI MỸ

Bạn muốn học cách giao tiếp với bệnh nhân bằng Tiếng Anh theo chuẩn Y khoa Mỹ, tìm hiểu thêm về những tư duy và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành Y tại Mỹ, hoặc biết thêm về cuộc sống của một bác sĩ tại Mỹ?

Bạn thấy bài viết ý nghĩa, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

 Dr. Christina Nguyễn
Bác Sĩ Gia Đình tại Mỹ

Cách đây nhiều năm, khi mình ngồi viết bài luận đăng ký học bổng của Bill Gates, mình đã viết …(đọc thêm)

Nhận bài viết mới qua Email